THỤY ĐIỂN Ở NGƯỠNG CỬA CỦA KHỐI NATO
- Thứ hai - 19/02/2024 14:48
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Về phía Hungary, "ý chí có vẻ mạnh mẽ" trong việc thông qua việc gia nhập NATO của Thụy Điển, theo Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson được Hãng Thông tấn Hungary (MTI) đưa lại. Người đứng đầu nội các quốc gia Bắc Âu này cho biết ông sẽ công du Budapest, vốn là điều kiện để phía Hungary chấp thuận tư cách thành viên khối Bắc - Đại Tây Dương của Thụy Điển.
Ông Ulf Kristersson đưa ra tuyên bố hôm thứ Hai 19/2/2024 tại thủ đô Warszawa, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, trước câu hỏi của một ký giả về việc Thụy Điển gia nhập NATO, và nói thêm rằng thời điểm của chuyến đi Budapest sẽ được ông thông báo sau khi đôi bên chốt.
Thủ tướng Thụy Điển "bật mí": trong những tuần gần đây, ông đã "tham vấn nhiều lần" với người đồng nhiệm Hungary để đạt được việc Budapest thể hiện "ý chí mạnh mẽ" cho tư cách thành viên NATO của nước Bắc Âu này, điều mà Stockholm đã chờ đợi từ rất lâu. "Tôi đang đợi cuộc họp theo dự kiến để có được kết quả chung cuộc!".
Về vấn đề này, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk khẳng định trong cuộc họp báo: "Sẽ là một sai lầm không thể tha thứ" nếu "một quốc gia thành viên NATO ngăn cản tư cách thành viên của một quốc gia khác sẵn sàng hoạt động tích cực vì an ninh chung của chúng ta".
Thủ tướng Thụy Điển "bật mí": trong những tuần gần đây, ông đã "tham vấn nhiều lần" với người đồng nhiệm Hungary để đạt được việc Budapest thể hiện "ý chí mạnh mẽ" cho tư cách thành viên NATO của nước Bắc Âu này, điều mà Stockholm đã chờ đợi từ rất lâu. "Tôi đang đợi cuộc họp theo dự kiến để có được kết quả chung cuộc!".
Về vấn đề này, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk khẳng định trong cuộc họp báo: "Sẽ là một sai lầm không thể tha thứ" nếu "một quốc gia thành viên NATO ngăn cản tư cách thành viên của một quốc gia khác sẵn sàng hoạt động tích cực vì an ninh chung của chúng ta".
Nhà lãnh đạo Ba Lan đảm bảo với người đồng cấp Thụy Điển rằng Stockholm có thể tin tưởng vào "sự hỗ trợ toàn diện" của Ba Lan và cá nhân ông trong vấn đề này. Donald Tusk cho biết ông và thủ tướng Thụy Điển "có cùng quan điểm" về hành động xâm lược của Nga ở Ukraine, về sự hỗ trợ cho Ukraine và về sự cần thiết phải duy trì quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Cuối tuần trước, trong buổi đánh giá tình hình năm qua được tổ chức thường niên, Thủ tướng Hungay Orbán Viktor khẳng định rằng chỉ còn vài bước nữa là việc gia nhập NATO của Thụy Điển sẽ được Quốc hội nước này phê chuẩn, vào đầu phiên họp mùa xuân của Nghị viện bắt đầu vào ngày 26/2.
Trong dịp đó, mạng tin index.hu loan tin, trong những tuần gần đây, đã có chuỗi đàm phán chuyên sâu giữa chính phủ Hungary và Thụy Điển, khả năng dẫn đến một hợp đồng quan trọng giữa hai nước trong công nghiệp quốc phòng và quân sự. Đây có thể là "đòi hỏi ngầm" của phía Hungary trước khi ra quyết định.
Như đã biết, Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn xin gia nhập NATO vào mùa hè năm 2022, ít tháng sau khi Liên bang Nga xâm chiếm Ukraine. Ngay lập tức, đề nghị của hai quốc gia trung lập ở vùng Bắc Âu được sự chấp thuận của đại đa số thành viên NATO, ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.
Mùa xuân 2023, Hungary đã thông qua việc Phần Lan gia nhập NATO. Hiện tại, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận tư cách thành viên NATO của Thụy Điển, Hungary là thành viên NATO cuối cùng chưa ủng hộ điều này, và Chủ tịch Quốc hội Kövér László, đồng thời giữ quyền tổng thống sau khi bà Novák Katalin từ chức, trước đó phát biểu rằng ông không đồng ý.
Cập nhật (20/2/2024):
Ngay sau khi Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson thông báo rằng ông sẽ công du Budapest, đồng thời ông cảm thấy phía Hungary có "ý chí mạnh mẽ" trong việc bỏ phiếu tư cách thành viên của Thụy Điển trong NATO, Kocsis Máté, trưởng nhóm dân biểu FIDESZ trong Quốc hội, đã đăng một bức thư trên mạng Facebook gửi Chủ tịch Quốc hội Kövér László, trong đó ông yêu cầu đưa vấn đề gia nhập NATO của Thụy Điển vào chương trình nghị sự Nghị viện (sẽ họp trở lại vào ngày 26/2/2024 tới).
Đây là điều hoàn toàn mới mẻ đối với các nghị sĩ phe cầm quyền, vốn chiếm hơn 2/3 số ghế trong Nghị viện Hungary, nhất là trong thư, ông Kocsis Máté còn khẳng định rằng nhóm dân biểu FIDESZ cũng muốn ủng hộ cuộc bỏ phiếu chung cuộc để "chốt" vấn đề Thụy Điển. Cần biết là trong hơn một năm rưỡi, Quốc hội Hungary không thông qua việc Thụy Điển gia nhập NATO và hiện Hungary là thành viên cuối cùng không phê chuẩn việc mở rộng "gia đình" NATO với quốc gia Bắc Âu này.
Về danh nghĩa, Chính phủ Hungary đã đệ trình đề xuất lên Quốc hội vào tháng 7/2022, nhưng Chủ tịch Quốc hội Kövér László vẫn chưa đưa cuộc bỏ phiếu chung cuộc vào chương trình nghị sự và gần đây nhất, ông còn cho hay ông không ủng hộ Thụy Điển. Bề ngoài, lý do hoãn là do trong nhóm dân biểu FIDESZ chưa đạt được đồng thuận (do họ cho rằng Thụy Điển đã "xúc phạm" Hungary), và trong những ngày qua, quan điểm của phe này là chờ Thủ tướng Thụy Điển đến Budapest "năn nỉ".
Điều thú vị là sau khi bà Novák Katalin từ chức, ông Kövér László hiện giữ cương vị quyền tổng thống và nếu muốn, ông vẫn có thể trì hoãn vấn đề gia nhập NATO của Thụy Điển. Bởi lẽ, kể cả khi được Quốc hội thông qua, quyết định phải được ông Kövér László ký phê chuẩn để có hiệu lực pháp luật, và theo luật định, nếu ông này không đồng ý, ông vẫn có thể gửi lại cho Quốc hội xem xét trước khi ký và đăng trên "Công báo Hungary" (Magyar Közlöny), theo bình luận của truyền thông Hungary.
Cập nhật (20/2/2024):
Nhận lời mời của Thủ tướng Orbán Viktor, người đồng nhiệm Thụy Điển Ulf Kristersson sẽ công du Budapest ngày 23/2, theo ông Havasi Bertalan, phụ trách báo chí của Thủ tướng.
Chủ đề của cuộc gặp sẽ là sự hợp tác về quốc phòng và an ninh giữa hai nước, cũng như việc chuẩn bị cho nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Hội đồng Châu Âu tiếp theo của Hungary. Ông Havasi Bertalan cho biết là trong cuộc họp, đôi bên cũng sẽ xem xét lộ trình chiến lược mà Liên Âu phải đối mặt.
Được biết, hai vị thủ tướng sẽ thông báo kết quả đàm phán trong một cuộc họp báo diễn ra sau đó.