THỦ TƯỚNG ĐỨC ANGELA MERKEL VÀ NHỮNG CON TÀU “CAP ANAMUR”
- Thứ năm - 02/06/2016 21:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một bài trả lời phỏng vấn mới đây đã khẳng định rằng, nếu cần quyết định, bây giờ bà cũng sẽ đưa ra quyết định như vào cuối hè năm ngoái, khi biên giới nước Đức được mở để đón đoàn người tỵ nạn chiến tranh bị ùn tắc lại tại Hungary.
“Đó là một quyết định đúng đắn”, bà Angela Merkel phát biểu với tạp chí “Bunte”. Theo bà, Đức và Áo đã đưa ra quyết định trong một “tình trạng khẩn cấp xét về góc độ nhân đạo”, rằng “không đóng cửa biên giới”, và như thế “những con người này đã có thể tới đất nước chúng ta, cũng như hàng trăm ngàn người khác đã tới trong những tháng trước đó qua ngả Hungary”.
Thủ tướng Đức nói thêm, nhìn lại, có thể thấy rằng khủng hoảng tỵ nạn là hậu quả của sự chậm trễ đến từ tất cả các thành viên Liên Âu. “Ở Châu Âu, chắc chắn là chúng ta đã nhận ra quá chậm trễ, rằng tình hình bị đẩy tới mức không còn có thể chịu được” tại quê hương người tỵ nạn hoặc trong các quốc gia khu vực, khiến họ phải “đặt số phận mình vào tay những kẻ buôn người tội phạm”.
Bà Angela Merkel nhấn mạnh rằng trong tương lai, cần có những nỗ lực mạnh mẽ hơn rất nhiều để chấm dứt những lý do khiến người tỵ nạn phải bỏ xứ ra đi, “phải cùng với những quốc gia khác tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những cuộc chiến, phải chiến đấu với nạn đói và sự đói nghèo, và phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ môi trường”.
Thủ tướng Đức nhận định, toàn cầu hóa đã góp phần đáng kể cho sự phồn vinh của nước Đức, nhưng “những cuộc khủng hoảng và những cuộc chiến diễn ra tại biên giới Châu Âu cũng trực tiếp ảnh hưởng tới chúng ta một cách mạnh mẽ hơn”.
“Sẽ hoàn toàn không giải quyết được gì nếu chúng ta nghĩ rằng, tất cả những điều này không liên quan đến chúng ta: nó liên quan đến chúng ta và chúng ta cần phải chấp nhận những nhiệm vụ chính trị mới”, bà Angela Merkel nói. Bà cũng cho hay, những người Đức đang được hưởng trợ cấp xã hội và thất nghiệp ở dạng thông dụng nhất cũng không cần phải lo ngại vì những khoản ấy bị cắt giảm do khủng hoảng tỵ nạn.
Theo Thủ tướng Đức, “tất cả những người thất nghiệp và thất nghiệp dài hạn đều có thể hưởng lợi” từ những chương trình ở quy mô lớn - và những biện pháp liên quan tới thị trường nhân công - được khởi động để thúc đẩy việc xây dựng những khu nhà xã hội phục vụ làn sóng nhập cư.
Trong cuộc phỏng vấn mà nội dung được tạp chí “Bunte” đăng tải vào ngày thứ Năm 2-6, bà Angela Merkel đặt song song những thách thức xã hội xuất phát từ vấn đề di dân với sự đổi thay của xã hội dưới tác động của “số hóa” (digitalization): “Xã hội của chúng ta luôn trong trạng thái thay đổi và tiếp tục đổi thay từng ngày”. Sự thay đổi liên tục ấy có nhiều nguyên nhân, trong đó có “số hóa”.
Để nhận biết điều đó, chỉ cần nhìn lại ba chục năm trước, xem người dân khi đó sống thế nào, và bây giờ thì ra sao. Trở lại vấn đề dân nhập cư, bà Angela Merkel chia sẻ, bà tin rằng người nhập cư sẽ làm lợi cho nước Đức, “cố nhiên sẽ còn nhiều vấn đề, nhưng cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn”.
“Tôi khuyên tất cả những ai đang sợ hãi, là nếu có khả năng, đơn thuần hãy làm quen với một người tỵ nạn ở Đức. Những con người ấy đã trải qua và chịu đựng nhiều thứ, và họ cũng có những nỗi hoảng sợ và hy vọng như chúng ta”, Thủ tướng Đức phát biểu trong bài trả lời phỏng vấn.
Thủ tướng Đức nói thêm, nhìn lại, có thể thấy rằng khủng hoảng tỵ nạn là hậu quả của sự chậm trễ đến từ tất cả các thành viên Liên Âu. “Ở Châu Âu, chắc chắn là chúng ta đã nhận ra quá chậm trễ, rằng tình hình bị đẩy tới mức không còn có thể chịu được” tại quê hương người tỵ nạn hoặc trong các quốc gia khu vực, khiến họ phải “đặt số phận mình vào tay những kẻ buôn người tội phạm”.
Bà Angela Merkel nhấn mạnh rằng trong tương lai, cần có những nỗ lực mạnh mẽ hơn rất nhiều để chấm dứt những lý do khiến người tỵ nạn phải bỏ xứ ra đi, “phải cùng với những quốc gia khác tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những cuộc chiến, phải chiến đấu với nạn đói và sự đói nghèo, và phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ môi trường”.
Thủ tướng Đức nhận định, toàn cầu hóa đã góp phần đáng kể cho sự phồn vinh của nước Đức, nhưng “những cuộc khủng hoảng và những cuộc chiến diễn ra tại biên giới Châu Âu cũng trực tiếp ảnh hưởng tới chúng ta một cách mạnh mẽ hơn”.
“Sẽ hoàn toàn không giải quyết được gì nếu chúng ta nghĩ rằng, tất cả những điều này không liên quan đến chúng ta: nó liên quan đến chúng ta và chúng ta cần phải chấp nhận những nhiệm vụ chính trị mới”, bà Angela Merkel nói. Bà cũng cho hay, những người Đức đang được hưởng trợ cấp xã hội và thất nghiệp ở dạng thông dụng nhất cũng không cần phải lo ngại vì những khoản ấy bị cắt giảm do khủng hoảng tỵ nạn.
Theo Thủ tướng Đức, “tất cả những người thất nghiệp và thất nghiệp dài hạn đều có thể hưởng lợi” từ những chương trình ở quy mô lớn - và những biện pháp liên quan tới thị trường nhân công - được khởi động để thúc đẩy việc xây dựng những khu nhà xã hội phục vụ làn sóng nhập cư.
Trong cuộc phỏng vấn mà nội dung được tạp chí “Bunte” đăng tải vào ngày thứ Năm 2-6, bà Angela Merkel đặt song song những thách thức xã hội xuất phát từ vấn đề di dân với sự đổi thay của xã hội dưới tác động của “số hóa” (digitalization): “Xã hội của chúng ta luôn trong trạng thái thay đổi và tiếp tục đổi thay từng ngày”. Sự thay đổi liên tục ấy có nhiều nguyên nhân, trong đó có “số hóa”.
Để nhận biết điều đó, chỉ cần nhìn lại ba chục năm trước, xem người dân khi đó sống thế nào, và bây giờ thì ra sao. Trở lại vấn đề dân nhập cư, bà Angela Merkel chia sẻ, bà tin rằng người nhập cư sẽ làm lợi cho nước Đức, “cố nhiên sẽ còn nhiều vấn đề, nhưng cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn”.
“Tôi khuyên tất cả những ai đang sợ hãi, là nếu có khả năng, đơn thuần hãy làm quen với một người tỵ nạn ở Đức. Những con người ấy đã trải qua và chịu đựng nhiều thứ, và họ cũng có những nỗi hoảng sợ và hy vọng như chúng ta”, Thủ tướng Đức phát biểu trong bài trả lời phỏng vấn.
Trong một diễn biến có liên quan tới người tỵ nạn và nước Đức, Tiến sĩ Triết học Rupert Neudeck, ký giả, nhà hoạt động nhân đạo người Đức, ân nhân của hàng chục ngàn người tỵ nạn Việt Nam trên Biển Đông sau năm 1975, đã từ trần hôm 31-5, thọ 78 tuổi. Tên tuổi của ông gắn liền với Ủy ban Cap Anamur/Bác sĩ cấp cứu Đức (Komitee Cap Anamur/Deutsche Notärzte e.V.) mà ông là người sáng lập vào năm 1982.
Vào đỉnh cao của làn sóng “thuyền nhân” năm 1979, nếu Pháp có “Ủy ban một con tàu cho Việt Nam” (Un bateau pour le Vietnam) vận động cứu giúp cho người tỵ nạn Việt Nam, thì tại Đức, vợ chồng TS. Neudeck cùng một nhóm thân hữu, trong đó có văn hào Heinrich Böll (Giải Nobel Văn chương 1972) đã thành lập Ủy ban “Ein Schiff für Vietnam” (Một tàu cho Việt Nam) và thuê con tàu Cap Anamur cứu người vượt biển Việt Nam.
Ba năm sau, TS. Neudeck cho thành lập một tổ chức cứu nguy với sứ mệnh tương tự, được đặt theo tên tàu Cap Anamur. Trong bối cảnh các nước Phương Tây dần dần đã không muốn nhận thêm người tỵ nạn Việt Nam, theo thống kê, 10.375 thuyền nhân Việt Nam (*) đã được Cap Anamur vớt từ 226 ghe thuyền trên Biển Đông và đa số được đưa sang Tây Đức tỵ nạn trong sự phối hợp với Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR).
Do bị quá tải và lo ngại trước nhiều nguy cơ khác nhau, đương thời, một số lý do đã được các chính phủ Âu - Mỹ đưa ra, mà trong đó đáng kể nhất là lập luận cho rằng người vượt biển Việt Nam là di dân kinh tế, ra đi vì mục đích kiếm sống chứ không phải tỵ nạn chính trị, do đó các quốc gia đã ký kết Công ước 1951 của Liên Hiệp Quốc về vị thế của người tỵ nạn không có bổn phận phải cứu vớt và tiếp nhận họ.
Radical Humaneness (Nhân đạo Cực đoan) - tiêu chí của phong trào Cap Anamur đã được thi sĩ Lê Trọng Phương nhắc lại trong một bài thơ ngắn tưởng niệm TS. Rupert Neudeck. Nhà văn Đoàn Minh Phượng, trong bài viết “Một con tàu” trên trang cá nhân thuộc mạng Facebook, đã diễn giải tiêu chí ấy của người sáng lập Cap Anamur là ông muốn “cứu người trước”, “cứu và không chờ thuyền nhân chứng minh bất cứ điều gì”.
“Cực đoan có nghĩa là tận gốc rễ, quyết liệt, không nhân nhượng. Trong khung cảnh chính trị phân cực (của thời kỳ Chiến tranh lạnh, khi cuộc chiến Việt Nam mới kết thúc ít năm, và vẫn tồn tại hai nước Đức), thì chữ cực đoan cũng có nghĩa là mù quáng. Một chữ mang nhiều liên tưởng xấu. Nhưng TS. Neudeck cố ý lấy nó làm tính từ cho chữ Nhân đạo trong tiêu đề, là mục đích duy nhất của chương trình”, theo nhận định của Đoàn Minh Phượng.
TS. Neudeck với sứ mệnh nhân đạo cứu người của mình, đã: “Không nhân nhượng bên này một chút, bên kia một chút, mà nó ở bên trên. Trên mọi ý thức hệ, chính trị và tôn giáo. Nó không nhân danh gì khác, do đó không thể bị tấn công bởi ý thức hệ đối nghịch”. Đó là điều không phải ai cũng ý thức được, kể cả nhiều người vượt biển được Cap Anamur cứu vớt, và nghĩa cử của TS. Neudeck còn có thời sự tính trong khủng hoảng tỵ nạn hiện tại.
(*) Con số tổng cộng mà TS. Rupert Neudeck nhớ và nhắc tới trong chương trình “Paris By Night 77: 30 Năm Viễn Xứ”, đoạn nói về Tàu Cap Anamur và phỏng vấn ông, là 11.488 người.