TÂY BAN NHA VÀ PHÁP GIẢM THIỂU MỌI HOẠT ĐỘNG
- Chủ nhật - 15/03/2020 14:46
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Một ngày sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp vào 13-3, hôm qua, Tây Ban Nha tiếp tục cho ra những biện pháp nghiêm ngặt: Thủ tướng Pedro Sánchez tuyên bố trong cuộc họp báo rằng những ai không có việc khẩn không thể trì hoãn, hãy ở trong nhà.
Chính phủ nước này đã có một cuộc họp dài bảy tiếng và quyết định, trong thời gian 15 ngày của tình trạng khẩn cấp, chỉ những người sau mới được ra khỏi nhà: - đi làm; - mua sắm cho gia đình; - có việc không thể trì hoãn tại ngân hàng hoặc bảo hiểm; - đi khám, mua thuốc hoặc tới các cơ sở y tế; - cần chăm sóc trẻ vị thành niên hoặc người cao tuổi.
Ngoài ra, người dân chỉ có thể ra đường nếu cần tới hiệu tạp hóa, tiệm giặt đồ, trạm xăng, hoặc vì những tình huống nguy hiểm không thể lường trước. Biện pháp hạn chế này ảnh hưởng tới 47 triệu cư dân của Tây Ban Nha và được biết, trong thời gian của tình trạng khẩn cấp, giao thông đường hàng không, đường thủy, đường sắt và đường bộ giảm 50%.
“Chúng ta có chung một mục tiêu là chiến thắng Coronavirus. Chúng ta cùng một ê-kip như thế”, Thủ tướng Pedro Sánchez khẳng định, và cho hay sở dĩ Tây Ban Nha cần thực hiện những biện pháp quyết liệt như vậy vì căn bệnh Covid-19 ngày càng lan tràn. Với 6.391 người nhiễm và 195 ca tử vong, nước này trở thành tâm bệnh lớn thứ hai ở Châu Âu sau nước Ý.
Ngoài ra, người dân chỉ có thể ra đường nếu cần tới hiệu tạp hóa, tiệm giặt đồ, trạm xăng, hoặc vì những tình huống nguy hiểm không thể lường trước. Biện pháp hạn chế này ảnh hưởng tới 47 triệu cư dân của Tây Ban Nha và được biết, trong thời gian của tình trạng khẩn cấp, giao thông đường hàng không, đường thủy, đường sắt và đường bộ giảm 50%.
“Chúng ta có chung một mục tiêu là chiến thắng Coronavirus. Chúng ta cùng một ê-kip như thế”, Thủ tướng Pedro Sánchez khẳng định, và cho hay sở dĩ Tây Ban Nha cần thực hiện những biện pháp quyết liệt như vậy vì căn bệnh Covid-19 ngày càng lan tràn. Với 6.391 người nhiễm và 195 ca tử vong, nước này trở thành tâm bệnh lớn thứ hai ở Châu Âu sau nước Ý.
Cũng trong tối thứ Bảy 14-3, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng nước này sẽ cho đóng cửa từ 0h ngày 15-3-2020 mọi cơ sở “không có vai trò thiết yếu trong việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản” như các nhà hàng, quán rượu, tiệm cà phê, bánh ngọt, rạp phim, vũ trường, hiệu cắt tóc... Các buổi thánh lễ và nghi thức tôn giáo cũng tạm bị đình chỉ.
“Có quá nhiều người ở đó. Thông thường chúng ta muốn thế, vì đấy là nước Pháp mà cúng ta yêu mến. Nhưng giờ chúng ta cần chia tay nó trong vài tuần”, ông nói. Các cửa hiệu thực phẩm, chợ, hiệu thuốc, trạm xăng, ngân hàng, quầy báo và tiệm thuốc lá vẫn hoạt động trong giai đoạn ba này của cuộc chiến chống dịch Covid-19, được coi là “khủng hoảng y tế lớn nhất của nước Pháp trong thế kỷ này”.
Trước đó, vào ngày thứ Năm 12-3, Tổng thống Emmanuel Macron đã thông báo về việc nước này đóng cửa các trường đại học và phổ thông, các sự kiện có sự tham dự của hơn 100 người cũng bị cấm. Khả năng là Liên hoan phim Quốc tế Cannes, được khởi động vào ngày 12-5 năm nay, cũng sẽ bị đình chỉ và đây là điều chưa từng có trong lịch sử của sự kiện này.