SLOVAKIA CÓ NỮ TỔNG THỐNG ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ
- Chủ nhật - 31/03/2019 01:41
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Đó là bà Zuzana Čaputová, một nhà tranh đấu cho nhân quyền: trong vòng 2 của kỳ bầu cử, bà đã vượt ứng viên Maroš Šefčovič của đảng cầm quyền để cùng một lúc thiết lập hai kỷ lục của Cộng hòa Slovakia: nữ tổng thống đầu tiên, và tổng thống trẻ nhất ở tuổi 45!
Ngay sau khi chấm dứt bỏ phiếu, Kênh truyền hình Markíza đã công bố kết quả dự đoán của Focus, theo đó Čaputová sẽ chiến thắng với tỷ lệ phiếu bầu 55,2%, còn Šefčovič thì được 44,8. Viện Median còn cho rằng Čaputová sẽ thắng đậm hơn (60,5% so với 39,5% của Šefčovič).
Trong vòng 1 của kỳ bầu cử, ứng viên đối lập Čaputová đã giành ngôi vị quán quân ở thế thượng phong, với 40,5% phiếu bầu, tức là hơn gấp đôi số phiếu mà ứng viên Šefčovič ở vị trí thứ hai nhận được (18,7%). Được biết, đa số Hung kiều ở Slovakia cũng bầu cho bà.
Cho dù được coi là có ưu thế hơn hẳn so với đối thủ Šefčovič, hiện là Ủy viên EU của Slovakia, nhưng bà Čaputová vẫn kêu gọi cử tri nước này đi bỏ phiếu và cho rằng, khoảng cách giữa bà và đối thủ sẽ không nhiều như các cuộc thăm dò dư luận cho thấy.
Mặc dù kết quả chính thức chưa được công bố, nhưng ứng viên của phe cầm quyền Šefčovič đã chúc mừng bà Čaputová qua điện thoại, và nói rằng Slovakia đang đứng trước một thời kỳ đòi hỏi sự đoàn kết. Thủ tướng Peter Pellegrini cũng gửi lời chúc mừng tân tổng thống, và bày tỏ rằng ông tin tưởng vào một sự hợp tác mang tính xây dựng.
Bà Čaputová tham dự cuộc chạy đua giành ghế nguyên thủ quốc gia Cộng hòa Slovakia trong sắc áo một đảng nhỏ mới thành lập năm 2017 - Progresívne Slovensko (Đảng Tiến bộ Slovakia) . Nửa năm trước, cái tên Čaputová vẫn còn ít được biết trên chính trường Slovakia và 2 tháng trước, các dự đoán cho rằng bà chỉ chiếm được 9% phiếu bầu.
Trong vòng 1 của kỳ bầu cử, ứng viên đối lập Čaputová đã giành ngôi vị quán quân ở thế thượng phong, với 40,5% phiếu bầu, tức là hơn gấp đôi số phiếu mà ứng viên Šefčovič ở vị trí thứ hai nhận được (18,7%). Được biết, đa số Hung kiều ở Slovakia cũng bầu cho bà.
Cho dù được coi là có ưu thế hơn hẳn so với đối thủ Šefčovič, hiện là Ủy viên EU của Slovakia, nhưng bà Čaputová vẫn kêu gọi cử tri nước này đi bỏ phiếu và cho rằng, khoảng cách giữa bà và đối thủ sẽ không nhiều như các cuộc thăm dò dư luận cho thấy.
Mặc dù kết quả chính thức chưa được công bố, nhưng ứng viên của phe cầm quyền Šefčovič đã chúc mừng bà Čaputová qua điện thoại, và nói rằng Slovakia đang đứng trước một thời kỳ đòi hỏi sự đoàn kết. Thủ tướng Peter Pellegrini cũng gửi lời chúc mừng tân tổng thống, và bày tỏ rằng ông tin tưởng vào một sự hợp tác mang tính xây dựng.
Bà Čaputová tham dự cuộc chạy đua giành ghế nguyên thủ quốc gia Cộng hòa Slovakia trong sắc áo một đảng nhỏ mới thành lập năm 2017 - Progresívne Slovensko (Đảng Tiến bộ Slovakia) . Nửa năm trước, cái tên Čaputová vẫn còn ít được biết trên chính trường Slovakia và 2 tháng trước, các dự đoán cho rằng bà chỉ chiếm được 9% phiếu bầu.
Tuy nhiên, từ tháng 1-2019, chiến dịch vận động tranh cử của Čaputová ngày càng trở nên mạnh mẽ trên các mạng xã hội, chỉ số ủng hộ dành cho bà tăng vọt sau khi một ứng viên tiềm năng khác, thương gia Robert Mistrík cũng rút lui để ủng hộ bà, và nhiều nhân vật truyền thông khác cũng đứng sau bà.
Čaputová cũng chiếm được thiện cảm của đương kim Tổng thống Andrej Kiska, người đưa ra phát biểu vào đầu tháng 3-2019 rằng “những lá phiếu cho một Slovakia công bằng và chính trực cần phải được thống nhất sau một ứng viên mạnh”, ám chỉ Čaputová cũng sẽ theo chiều hướng của ông.
Đó là, Slovakia cần một nhân vật mang tính đối trọng với chính quyền - đứng đầu là đảng Smer (Đảng Dân chủ Xã hội - Phương hướng) của cựu Thủ tướng Robert Fico. “Bầu cử trực tiếp trao cho Tổng thống quyền tự do và sự ủy nhiệm để Tổng thống đặt những câu hỏi khó xử cho chính phủ”, ông nói cách đây vài hôm.
Là một luật gia và nhà chiến đấu nhân quyền, trước đây bà Čaputová đã giành được nhiều thành công trong cuộc chiến chống lại những nhóm chính trị và kinh tế hắc ám. Bà từng nhận Giải Goldman về bảo vệ môi trường năm 2016, được coi như “Giải Nobel Môi trường”, cho một vụ việc kéo dài 14 năm.
Trong cuộc đấu pháp lý này, Čaputová đã thảo các đơn kiện, tổ chức nhiều cuộc biểu tình và gửi các thỉnh nguyện thư tới các định chế của Liên Âu để phản đối một khu chứa rác gần quê của bà, thành phố Pezinok ở phía Tây Nam, gần thủ đô Bratislava.
Không ngừng ở đó, năm 2017 bà tiếp tục tham gia một đề xướng để Quốc hội Slovakia bãi bỏ những biện pháp ân xá mà cựu Thủ tướng Vladimír Mečiar đã dành cho cựu sếp mật vụ của ông ta vào năm 1995, trong vụ bắt cóc con trai cựu Tổng thống Michal Kovač.
Theo tạp chí “Foreign Policy” (Mỹ), Čaputová đã chịu ảnh hưởng và nhận được cảm hứng từ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong sự nghiệp chính trị và bảo vệ nhân quyền của mình cho tới bây giờ.
Là một người có khuynh hướng cởi mở, bà ủng hộ quyền nhận con nuôi của người đồng tính, phản đối những “nhóm lợi ích” trong giới “tinh hoa chính trị”, chiến đấu chống tham nhũng và sự lạm dụng quyền lực. Bà là ứng phiên của phe Tự do thân Liên Âu và Phương Tây trong cuộc bầu cử này.
Trong phát biểu của mình, Čaputová khẳng định nhiệm vụ quan trọng nhất của bà trên cương vị tổng thống là phục hồi niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp. Bởi lẽ, bà tham gia chính trị sau vụ ám sát ký giả Ján Kuciak và vị hôn thê của ông vào năm ngoái, sự kiện làm dấy lên làn sóng khủng hoảng lớn tại Slovakia.
Theo giả thiết của cảnh sát, nhà báo 27 tuổi Ján Kuciak đã bị hãm hại tại tư gia của mình vì phóng viên này đã dám theo đuổi sự thật trong các vụ lậu thuế có tổ chức, và đang làm sáng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa mafia Ý và những nhóm lợi ích trong đời sống chính trị, kinh tế Slovakia.
Khủng hoảng chính trị tại Slovakia khiến những căng thẳng và sự chia rẽ nổi lên trên bề mặt xã hội nước này, và tới giờ vẫn tồn tại. Khi đó, các nhóm biểu tình cảm thấy tìm được thủ lĩnh ở Tổng thống Kiska, người đến từ “bên ngoài” và có quan điểm chống lại bè nhóm “tinh hoa chính trị”.
Dó đó, sau Kiska, đa số cư dân Slovakia cũng chờ đợi ở tân tổng thống một quan điểm gần gũi với phong trào phản kháng của họ. Và họ có thể cảm thấy điều đó ở Čaputová, người từng đối mặt với một “đại gia” được xem như đã “đặt hàng” vụ giết hại nhà báo Kuciak, và có quan hệ thân thiết với nhiều chính khách Slovakia.
Sau vòng 1 của kỳ bầu cử, Čaputová nói rằng theo bà, người dân mong muốn thay đổi. Bà muốn tiếp cận với mọi cử trị đã quay lưng lại với đảng cầm quyền Smer, vốn chi phối tuyệt đối đời sống chính trị Slovakia từ năm 2006 và hiện giờ vẫn ở vị trí dẫn đầu, theo các thăm dò dư luận.
Tuy nhiên, không chỉ đối đầu với Smer, Čaputová còn muốn đoạn tuyệt với tệ lạm dụng quyền lực, tham nhũng và sự “chung tay” giữa các nhóm chính trị và kinh tế mờ ám đã tồn tại tại Cộng hòa Slovakia trong ba thập niên qua.
“Để kẻ ác chiến thắng không cần gì khác hơn là người tốt án binh bất động”, nhà hoạt động nhân quyền đưa lên trang Facebook của mình một ý mà trước đây Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy cũng từng dùng.
Trong tuần cuối cùng trước kỳ bầu cử, hai ứng viên tổng thống đã có dịp tranh luận về nhiều đề tài chính trị quốc tế. Liên quan tới những vi phạm nhân quyền của Hungary và Ba Lan, Čaputová cho rằng những chỉ trích của Liên Âu là có cơ sở. Bà cũng bày tỏ sự bất bình khi Chủ tịch Quốc hội Andrej Danko thường xuyên ghé thăm Liên bang Nga.
Đây là cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp lần thứ 5 của Slovakia. Cho dù vai trò của nguyên thủ quốc gia ở nước này bị nhiều hạn chế về thẩm quyền, nhưng 1 năm trước cuộc bầu cử Quốc hội, trong bối cảnh Slovakia vẫn rối bời sau vụ ám sát ký giả Ján Kuciak và cuộc tranh luận về việc bổ nhiệm các thẩm phán Tòa Bảo hiến vẫn gay gắt, vai trò của tân tổng thống mang tính tượng trưng và chính trị cấp thời.
Còn quá sớm nếu phải tiên đoán Čaputová sẽ làm được gì cho Cộng hòa Slovakia trong 5 năm tới, tuy nhiên, riêng việc một nhà tranh đấu nhân quyền chiếm được sự hưởng ứng rộng rãi của cử tri Slovakia trong cuộc bầu cử tổng thống cũng đặt hy vọng cho sự nghiệp chính trị của bà...