“SIÊU SAO” ANTONY BLINKEN VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI HUNGARY
- Thứ bảy - 23/01/2021 00:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Sau lễ nhậm chức của ban lãnh đạo mới Hoa Kỳ hôm 20-1, Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế Đối ngoại Hungary - ông Szijjártó Péter đã gửi thư chúc mừng tới người đồng nhiệm gốc Hung Antony Blinken, người sẽ lèo lái con thuyền ngoại giao Mỹ trong 4 năm tới.
Trong thư, ông Szijjártó Péter nhấn mạnh: bên cạnh Liên Âu, Hoa Kỳ là đối tác và đồng minh chiến lược quan trọng nhất của Hungary, và quan hệ song phương giữa hai nước đã phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Theo ông, mối quan hệ đặc biệt tốt đẹp hiện đang tạo cơ hội cho hai nước có thể đối mặt với những thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra, và tăng cường mối quan hệ hợp tác mật thiết xuyên Đại Tây Dương, có tầm quan trọng sống còn đối với an ninh Châu Âu.
Năm nay sẽ là 100 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, và dịp kỷ niệm này, theo Ngoại trưởng Hungary, cũng có thể tạo ra động lực cho mối quan hệ song phương. Ông Szijjártó Péter tuyên bố rằng từ nay về sau, chính phủ Hungary vẫn mong muốn hợp tác dựa trên các giá trị chung, lợi ích chung và tôn trọng lẫn nhau, và cá nhân ông đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa.
Về chính sách đối ngoại, ông Szijjártó Péter tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Mỹ và Israel nhằm mang lại hòa bình bền vững cho khu vực Trung Đông và chống lại chủ nghĩa bài Do Thái ở cấp độ quốc tế. Đồng thời, trên tư cách là một bên ủng hộ việc gia nhập khối Liên Âu của các quốc gia trong khu vực, Hungary hoan nghênh các nỗ lực của Washington trong việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng kinh tế ở vùng Tây Balkans.
Đề cập đến tầm quan trọng của sự hợp tác trong nội bộ khối NATO, vị ngoại trưởng nhắc lại rằng Hungary tham gia nhiều nhiệm vụ quân sự quốc tế, trong giai đoạn gần đây nước này đã nỗ lực đáng kể để tăng ngân sách quốc phòng và muộn nhất sẽ đạt mức 2% vào năm 2024 theo cam kết của liên minh này. Đầu tư quốc phòng đã tăng trên ngưỡng 20% và một số thỏa thuận song phương cũng đang hỗ trợ cho quan hệ đối tác quân sự với Hoa Kỳ.
Năm nay sẽ là 100 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, và dịp kỷ niệm này, theo Ngoại trưởng Hungary, cũng có thể tạo ra động lực cho mối quan hệ song phương. Ông Szijjártó Péter tuyên bố rằng từ nay về sau, chính phủ Hungary vẫn mong muốn hợp tác dựa trên các giá trị chung, lợi ích chung và tôn trọng lẫn nhau, và cá nhân ông đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa.
Về chính sách đối ngoại, ông Szijjártó Péter tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Mỹ và Israel nhằm mang lại hòa bình bền vững cho khu vực Trung Đông và chống lại chủ nghĩa bài Do Thái ở cấp độ quốc tế. Đồng thời, trên tư cách là một bên ủng hộ việc gia nhập khối Liên Âu của các quốc gia trong khu vực, Hungary hoan nghênh các nỗ lực của Washington trong việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng kinh tế ở vùng Tây Balkans.
Đề cập đến tầm quan trọng của sự hợp tác trong nội bộ khối NATO, vị ngoại trưởng nhắc lại rằng Hungary tham gia nhiều nhiệm vụ quân sự quốc tế, trong giai đoạn gần đây nước này đã nỗ lực đáng kể để tăng ngân sách quốc phòng và muộn nhất sẽ đạt mức 2% vào năm 2024 theo cam kết của liên minh này. Đầu tư quốc phòng đã tăng trên ngưỡng 20% và một số thỏa thuận song phương cũng đang hỗ trợ cho quan hệ đối tác quân sự với Hoa Kỳ.
Tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (58 tuổi), thành viên kỳ cựu nhất của nội các Biden sau Phó Tổng thống Kamala Harris, là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm gốc Do Thái - Hung. Khởi đầu sự nghiệp ngoại giao vào thời Tổng thống Bill Clinton, ông từng giữ cương vị Thứ trưởng Ngoại giao trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama (trước đó, ông là trợ lý của cố vấn an ninh quốc gia), và cũng là người đứng đầu văn phòng của Phó Tổng thống Joe Biden.
Tờ “Thời báo New York” (The New York Times) mô tả tân Ngoại trưởng Blinken là người tin tưởng vào “các liên minh toàn cầu”, và lưu ý rằng ông là cố vấn thân cận nhất của Tổng thống đắc cử Joe Biden trong các vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại. Điều thú vị là theo tìm hiểu của báo giới, Antony Blinken có nhiều mối liên quan tới Hungary về mặt gia đình và công việc.
Thân mẫu của Blinken, bà Judith Frehm, là con trong một gia đình Do Thái gốc Hungary ở New York, còn mẹ kế của ông, bà Vera Evans, sinh ra ở Hungary, sống sót sau thảm họa holocaust và Đệ nhị Thế chiến, sau đó chạy sang Hoa Kỳ vào thập niên 50 thế kỷ trước sau cái chết của người cha. Đặc biệt, bà Vera Evans đã giúp đỡ rất nhiều cho những người Hungary tỵ nạn ở Mỹ sau khi cuộc cách mạng dân chủ năm 1956 bị Liên Xô đàn áp.
Thân phụ của Antony Blinken - ông Donald Blinken là Đại sứ Hoa Kỳ tại Budapest thời kỳ 1994-1997. Tháng 12/2005, Cơ quan Lưu trữ Xã hội Mở (Open Society Archive - OSA) của Đại học Trung Âu (Central European University - CEU) - vốn xếp đầu bảng trong số các đại học, cao đẳng ở nước Hung - được đặt theo tên của ông bà Vera và Donald Blinken, để tỏ lòng biết ơn vì cặp vợ chồng đã hỗ trợ tổ chức này số tiền đáng kể.
Mối quan hệ giữa gia đình Blinken với chính quyền Hungary cũng không thật suôn sẻ. Ông Donald Blinken - trên cương vị người đứng đầu Hội đồng Quốc tế và sau đó là thành viên của Hội đồng Quản trị của CEU - đã chỉ trích gay gắt động thái “trù dập” của chính phủ Hungary khiến trường đại học này, bị coi là vũ khí của nhà tỉ phú gốc Hung Soros György (George Soros), bị vô hiệu hóa về cơ bản và phải chuyển một phần qua Vienna, Áo.
Trước và trong thời gian diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ 2020, giới ngoại giao Hungary cũng có phản ứng gay gắt với một số tuyên bố của ứng viên Joe Biden - “sếp” của ông Antony Blinken, nay là Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ - khi ông chỉ trích những vi phạm về nhà nước pháp quyền ở nước này, đồng thời với việc giới lãnh đạo Hung cổ vũ mạnh mẽ và không giấu giếm cho ứng viên Donald Trump, khi đó còn là đương kim tổng thống.
Tuy nhiên, Antony Blinken, tân ngoại trưởng Mỹ “sẽ không thiết lập chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Hungary dựa trên cơ sở này, mà trên cơ sở các hành động”, theo nhận định của một chuyên gia am hiểu thế sự và ngoại giao quốc tế, GS. TS. Sử học Jeszenszky Géza, Ngoại trưởng trong nội các đầu tiên của Đệ tam Cộng hòa Hungary (1990-1994), Đại sứ Hungary tại Washington D.C thời kỳ 1998-2002.
Hãy chờ đợi ngoại giao Hoa Kỳ sẽ có cách ứng xử ra sao với Budapest thông qua Antony Blinken, người từng theo học Luật tại các đại học Hardvard và Columbia, và được chính tân Tổng thống Joe Biden đánh giá là “một siêu sao thực sự, và điều đó không hề phóng đại” trong một cuộc phỏng vấn trước đây với tờ “Washington Post”!