Nhịp Cầu Thế Giới Online

http://nhipcauthegioi.hu


“OBAMA ĐỂ LẠI MỘT THẾ GIỚI BẤT ỔN HƠN NHIỀU KHI ÔNG RA ĐI...”

(NCTG) “Aleppo thất thủ trước mắt Obama. Ông đã không giơ ra lấy một ngón tay để cứu thành phố... Bằng cách ngồi yên, Obama cũng cho phép Nga dùng kênh ngoại giao để giúp Iran và sự chinh phạt quận sự của nước này ở Syria. (...) Chính là tại Aleppo mà thế giới sẽ nhớ tới ông”.
Tổng thống Barack Obama bị coi là người phải chịu trách nhiệm về sự thất bại của Phương Tây trong cuộc chiến Syria - Ảnh: Jonathan Ernst (Reuters)
Lời Tòa soạn: “Nhiệm kỳ tổng thống của Obama sẽ được định rõ bởi sự thất bại của ông trong đối đầu với Assad” là ý kiến đăng trên mạng Theguardian.com của TS. Muhammad Idrees Ahmad, tác giả cuốn sách “Con đường tới Iraq: Sự lớn lên của một Cuộc chiến Tân bảo thủ” (The Road to Iraq: The Making of a Neoconservative War, NXB Đại học Edinburgh, 2014).

Bản dịch Việt ngữ của bài viết do Huy Nguyên thực hiện (nhan đề do NCTG tạm đặt). Xin trân trọng giới thiệu! (NCTG)

 
*

Hôm thứ Sáu, gần Palmyra, 14 chiến xa và hệ thống phòng không đã bị phá hủy trong một cuộc không kích của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (ISIS). Palmyra gần đây rơi vào tay Jhadist (các phần tử Thánh Chiến cực đoan) sau khi chính quyền Syria và đồng minh chuyển các lực lượng từ đây đến Aleppo, để thành phố cổ này vào tình trạng phải chống đỡ và thất thủ.

Lần thất thủ này là sự lặp lại của các sự kiện năm ngoái khi, theo lời khuyên của tướng Iran Qassem Suleimani, chính quyền Syria đã đưa quân khỏi Palmyra tới thành phố chiến lược Aleppo. Cùng ngày, các máy bay đã mà bức ảnh Suleimani dẫm đạp lên đống đổ nát của thành phố được chụp. Nhưng các máy bay không phải của Nga hay Syria: chúng thuộc liên quân quốc tế do Mỹ lãnh đạo. Trong lúc Mỹ có lý do riêng để đánh ISIS, thì trường hợp này họ như chỉ chộp được khoảnh khắc sao lãng của chế độ Assad. 

Palmyra chỉ có ý nghĩa biểu tượng với Assad. Aleppo mới là mục tiêu đáng giá và, trong khi thế giới đang theo dõi một cách bất lực, chế độ ấy đã khuất phục dân chúng của mình bằng cách bỏ đói và đánh đập. Chế độ ấy được giúp đỡ bởi máy bay ném bom của Nga và các lực lượng đặc biệt, Vệ binh Cách mạng Iran, lính đánh thuê Hezbollah và một đám dân quân hồi giáo từ Iraq, Afghanistan và Pakistan - nhưng trên tất cả, nó được giúp sức bởi sự dửng dưng của người Mỹ.

Trong cuộc phỏng vấn với Jeffrey Golborg của tạp chí “Attlantic” đầu năm nay, Tổng thống Obama nói ông “rất tự hào” về khoảnh khắc trong năm 2013 khi, chống lại “ảnh hưởng vượt trội của sự khôn ngoan quy ước”, ông đã quyết định không tôn trọng “lằn ranh đỏ” của chính ông, cho phép Assad thoát được trách nhiệm giải trình về một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học đã giết chết hơn 1.400 thường dân.

Obama có thể đã quyết định một mình trong sự phán xử này. Một năm trước đó, có thể do một ý nghĩ bất chợt, ông đã đặt ra một lằn ranh đỏ trên việc sử dụng vũ khí hóa học vào một lúc mà không ai đang dùng. Lằn ranh đỏ đó, trên thực tế, chính là đèn xanh cho sự giết chóc quy ước thông thường. Nhưng chế độ Assad đã bắt thóp được Obama - và, bằng một cách có thể đoán trước được, ông ta đã chùn tay. Không còn sự trừng phạt răn đe nữa, chế độ Assad đã ngày càng leo thang các thủ đoạn của nó.

Số người bị giết hại hai năm sau cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học nhiều hơn gấp bốn lần ở hai năm trước đó. Sự bỏ rơi của Obama đã làm mất mặt phái đối lập dân tộc chủ nghĩa và làm cho thế lực Hồi giáo cực đoan mạnh hơn. Nó đã giúp ISIS hiện ra từ bóng tối để trở thành một lực lượng đáng gờm. Cùng với nhau, những diễn biến này đã gây ra một cuộc di cư khổng lồ mà khiến quá nửa dân số đất nước này (Syria) phải rời bỏ nơi ở. Và khi dòng lũ của cơn đại hồng thủy này tràn dần vào Châu Âu, nó đã khuấy động phản ứng bài ngoại mà qua đó mang lại sức mạnh cho các lực lượng cực hữu ở khắp Phương Tây.
 
Một người đàn ông cầu nguyện gần thánh đường Hồi giáo Umayyad tại thành phố Aleppo đổ nát - Ảnh: STR/EPA
Một người đàn ông cầu nguyện gần thánh đường Hồi giáo Umayyad tại thành phố Aleppo đổ nát - Ảnh: STR/EPA

Những diễn biến này, tuy nhiên, đã không chỉ là những hậu quả của sự thoái lui của Obama. Sự trì trệ này đã tạo nên một khoảng trống quyền lực được lấp đầy bởi Iran và Nga. Được khuyến khích bởi những bước tiến dễ dàng của mình vào Ukraine và Syria, Putin đã và đang thăm dò những điểm yếu trong quyết tâm chính trị và quân sự của Phương Tây - từ những chuyến bay gây hấn bằng máy bay ném bom dọc bờ biển Cornwall tới can thiệp trực tiếp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ.

Trật tự thế giới thời kỳ sau Thế chiến thứ Hai đang trên bờ vực sụp đổ. Vào tháng Giêng, khi Obama rời nhiệm sở, ông sẽ để lại một thế giới bất ổn hơn nhiều thậm chí so với người tiền nhiệm của ông. 

Nhưng trong cuộc họp báo từ biệt của ông hôm thứ Sáu, Obama đã bảo vệ chính sách của mình tại Syria - mặc dù với tài hùng biện của mình ông đã không che giấu nổi những cái xương gãy. Đảo ngược nguyên nhân và hậu quả, ông ta đã viện dẫn sự hiện diện của Nga và Iran ở Syria như là lý do để không đối đầu với Assad (ông đã từng tránh đối đầu hồi tháng 8-2013); ông viện dẫn sự không thống nhất giữa các nhóm đối lập như là lý do để không ủng hộ họ (họ bị đã bị vỡ vụn vì họ bị từ chối giúp đỡ ở mức có ý nghĩa); và viện dẫn nỗi sợ của việc nước Mỹ dính líu sâu hơn để biện hộ cho sự kiềm chế (dù là một năm sau nó sẽ dẫn đến một mức triển khai quân lớn hơn nhiều ở hai nước - Iraq và Syria).

Phản ứng của chính quyền với sự chống phá trong thập kỷ vừa qua của trào lưu tân bảo thủ là sự trở lại với những giáo điều cũ: những giáo điều của “chủ nghĩa duy thực”. Dưới ảnh hưởng của những nhà duy thực giáo điều, Obama kết luận rằng thế giới Ả Rập không sẵn lòng cho dân chủ, nó cần “những bàn tay sắt”. Những nhà độc tài sắt máu sẽ bảo vệ Phương Tây chống lại đe dọa kép: khủng bố và di dân. Logic này khiến Mỹ ủng hộ chính phủ Nouri al-Malik sau cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 2010 ở Iraq; nó cũng dẫn tới sự dung thứ với chế độ Assad. Syria được định nghĩa đơn thuần như một vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố.

Nhưng cũng còn một lý do khác nữa cho thái độ chịu đựng Assad của Obama. Chính quyền Obama đã đặt cược danh tiếng của mình vào Thỏa thuận hạt nhân Iran - một thỏa thuận mà sự thành công của nó sẽ làm lộ rõ sự nổi trội của Obama so với người tiền nhiệm diều hâu và liều lĩnh. Tuy nhiên, các lãnh đạo Iran đã hiểu được rằng bằng cách để lại di sản của mình trong thỏa thuận này, Obama cũng sẽ tự biến thành con tin của thỏa thuận ấy.

Ý thức được điều này, phái cứng rắn ở Iran đã thấy rằng không có lý do gì cho sự bó buộc mình. Có được nhiều tiền sau khi ký thỏa thuận, họ đã bắt đầu một chính sách đối ngoại cương quyết hơn bất cứ những gì mà Iran đã theo đuổi trong quá khứ. Tehran có ít nhu cầu về vũ khí hạt nhân khi mà họ có thể chinh phục Aleppo mà không cần có chúng. Và, như một khách hàng của Iran, Assad đã không bị trừng phạt. 

Aleppo thất thủ trước mắt Obama. Ông đã không giơ ra lấy một ngón tay để cứu thành phố cho dù ông đã huy động một lực lượng quân sự lớn của Mỹ để bảo vệ Kobani và áp đặt một vùng cấm bay trên Hasakah. Bằng cách ngồi yên, Obama cũng cho phép Nga dùng kênh ngoại giao để giúp Iran và sự chinh phạt quận sự của nước này ở Syria. 

Vào tháng Giêng, khi Obama trao Nhà Trắng cho nhà lãnh đạo cứng rắn của nước Mỹ, Thỏa thuận hạt nhân Iran có lẽ sẽ chết yểu. Người ta nghi ngờ các lợi ích của nó bởi sự nhu nhược của Obama. Chính là tại Aleppo mà thế giới sẽ nhớ tới ông.

Tác giả bài viết: Huy Nguyên chuyển ngữ, từ Hà Nội