Nga xâm lược Ukraine: ĐIỀU TRA TỘI PHẠM CHIẾN TRANH ĐƯỢC TIẾN HÀNH RA SAO?
- Chủ nhật - 10/04/2022 01:10
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã mở cuộc điều tra về các tội ác chiến tranh có thể xảy ra ở Ukraine. Nhiều tổ chức phi chính phủ, dân thường cũng như các Quốc gia đang huy động thu thập bằng chứng để những người có trách nhiệm bị xét xử.
Theo mạng francetvinfo.fr, 3 giờ sau các cuộc oanh tạc đầu tiên của Nga ở Ukraine vào ngày 24/2, Yaropolk Brynykh - nhà nghiên cứu điều tra các tội ác chiến tranh của tổ chức phi chính phủ Ukraine “Truth Hounds” lên đường ghi lại cuộc xung đột. Cùng ê-kíp của mình, ông đã đi 156.000 km khắp đất nước, thẩm vấn hơn 1.500 nhân chứng và hoàn thành 20 báo cáo.
Vào đầu tháng 4/2022, trả lời điện thoại, Yaropolk Brynykh nói đang ở “một nơi nào đó” ở miền Trung Ukraine, để đảm bảo an toàn an toàn ông không thể nói rõ hơn. Một số đồng nghiệp của ông đang điều tra tại nhà máy điện Chernobyl, những người khác làm việc tại Bucha, nơi nhiều xác chết dân thường được phát hiện sau khi quân Nga rút lui.
Ông tâm sự: “Có rất nhiều áp lực tâm lý. Đó là một điều kinh khủng khi nhìn thấy xác trẻ em, ngửi mùi thi thể hay hình ảnh bị hãm hiếp”.
Công việc tỉ mỉ tại hiện trường
Cố gắng thu thập những lời khai chính xác nhất có thể từ các nạn nhân, đồng thời cẩn thận để không làm “trầm trọng thêm chấn thương của họ”, các cuộc phỏng vấn do Yaropolk Brynykh thực hiện với các nhân chứng đôi khi kéo dài trong vài giờ.
Công việc tại hiện trường trong khi chiến tranh vẫn đang hoành hành rất nguy hiểm. Yaropolk Brynykh luôn mang áo chống đạn và đi cùng với một “nhân viên an ninh” tại hiện trường, thường là thành viên dày dạn kinh nghiệm của tổ chức phi chính phủ, có khả năng nhanh chóng quyết định rút lui trong trường hợp nguy hiểm.
“Chúng tôi biết rằng các nhà hoạt động nhân quyền là mục tiêu của quân đội Nga và chúng tôi có nguy cơ tử vong”, ông nói. Điều tra viên này thường xuyên liên lạc với văn phòng của mình và các tổ chức khác giúp ông kiểm tra chéo các lời khai hoặc xác định các yếu tố được tìm thấy tại chỗ, chẳng hạn như mảnh bom hoặc đạn dược.
“Khi tôi phỏng vấn một người, tôi kiểm tra tất cả những gì họ nói. Tôi hỏi họ về thời gian, thời tiết, những gì họ nghe thấy, tiếng ồn mà trái bom phát ra bay từ hướng nào, v.v...”, Yaropolk Brynykh chia sẻ cùng FranceInfo.
Hỗ trợ quý giá từ các nhà điều tra mạng
Để giúp các đồng nghiệp thực hiện công việc điều tra, từ Berlin, Sam Dubberley là một trong những nhà điều tra mạng đã hoạt động rất tích cực kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh.
Giám đốc Phòng Nghiên cứu Điều tra Kỹ thuật số của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) áp dụng các phương pháp điều tra của Osint (Trí tuệ nguồn mở) để tận dụng tốt nhất dữ liệu có sẵn miễn phí trên Internet, nhằm xác minh tính xác thực và vị trí của hàng nghìn hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội.
Phòng Nghiên cứu Điều tra Kỹ thuật số cũng dựa vào các chuyên gia từ Ukraine và Nga. “Để có thể xác định các tù nhân chiến tranh Nga, chúng tôi đã phân tích giọng của họ. Chúng tôi cần ai đó có thể nhận ra nó”, Sam Dubberley đưa ví dụ.
“Chúng tôi có thể xác nhận và khẳng định việc sử dụng bom, đạn chùm ở Kharkiv thông qua lời khai tại chỗ, Google Street View, hình ảnh vệ tinh và từ các dữ liệu ảnh”, Sam Dubberley chia sẻ với FranceInfo.
Vào đầu tháng 4/2022, trả lời điện thoại, Yaropolk Brynykh nói đang ở “một nơi nào đó” ở miền Trung Ukraine, để đảm bảo an toàn an toàn ông không thể nói rõ hơn. Một số đồng nghiệp của ông đang điều tra tại nhà máy điện Chernobyl, những người khác làm việc tại Bucha, nơi nhiều xác chết dân thường được phát hiện sau khi quân Nga rút lui.
Ông tâm sự: “Có rất nhiều áp lực tâm lý. Đó là một điều kinh khủng khi nhìn thấy xác trẻ em, ngửi mùi thi thể hay hình ảnh bị hãm hiếp”.
Công việc tỉ mỉ tại hiện trường
Cố gắng thu thập những lời khai chính xác nhất có thể từ các nạn nhân, đồng thời cẩn thận để không làm “trầm trọng thêm chấn thương của họ”, các cuộc phỏng vấn do Yaropolk Brynykh thực hiện với các nhân chứng đôi khi kéo dài trong vài giờ.
Công việc tại hiện trường trong khi chiến tranh vẫn đang hoành hành rất nguy hiểm. Yaropolk Brynykh luôn mang áo chống đạn và đi cùng với một “nhân viên an ninh” tại hiện trường, thường là thành viên dày dạn kinh nghiệm của tổ chức phi chính phủ, có khả năng nhanh chóng quyết định rút lui trong trường hợp nguy hiểm.
“Chúng tôi biết rằng các nhà hoạt động nhân quyền là mục tiêu của quân đội Nga và chúng tôi có nguy cơ tử vong”, ông nói. Điều tra viên này thường xuyên liên lạc với văn phòng của mình và các tổ chức khác giúp ông kiểm tra chéo các lời khai hoặc xác định các yếu tố được tìm thấy tại chỗ, chẳng hạn như mảnh bom hoặc đạn dược.
“Khi tôi phỏng vấn một người, tôi kiểm tra tất cả những gì họ nói. Tôi hỏi họ về thời gian, thời tiết, những gì họ nghe thấy, tiếng ồn mà trái bom phát ra bay từ hướng nào, v.v...”, Yaropolk Brynykh chia sẻ cùng FranceInfo.
Hỗ trợ quý giá từ các nhà điều tra mạng
Để giúp các đồng nghiệp thực hiện công việc điều tra, từ Berlin, Sam Dubberley là một trong những nhà điều tra mạng đã hoạt động rất tích cực kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh.
Giám đốc Phòng Nghiên cứu Điều tra Kỹ thuật số của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) áp dụng các phương pháp điều tra của Osint (Trí tuệ nguồn mở) để tận dụng tốt nhất dữ liệu có sẵn miễn phí trên Internet, nhằm xác minh tính xác thực và vị trí của hàng nghìn hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội.
Phòng Nghiên cứu Điều tra Kỹ thuật số cũng dựa vào các chuyên gia từ Ukraine và Nga. “Để có thể xác định các tù nhân chiến tranh Nga, chúng tôi đã phân tích giọng của họ. Chúng tôi cần ai đó có thể nhận ra nó”, Sam Dubberley đưa ví dụ.
“Chúng tôi có thể xác nhận và khẳng định việc sử dụng bom, đạn chùm ở Kharkiv thông qua lời khai tại chỗ, Google Street View, hình ảnh vệ tinh và từ các dữ liệu ảnh”, Sam Dubberley chia sẻ với FranceInfo.
Mục đích cuối cùng của công việc mà hàng chục nhà điều tra và nhà báo khác đang thực hiện, là đóng góp các bằng chứng có giá trị vào các cuộc điều tra pháp lý khác nhau tố cáo tội ác của quân đội Nga.
Bởi vì, ngay cả khi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thực hiện công việc độc lập thì “về phương pháp luận, nó hoạt động với sự nghiêm ngặt để thông tin có thể đứng trước tòa án”, Philippe Dam, Giám đốc Chi nhánh Liên Âu của tổ chức phi chính phủ này khẳng định.
Hồ sơ điều tra ở nhiều quốc gia
Đến nay, một số cuộc điều tra đã được các tổ chức tài phán quốc tế tiến hành. Đầu tháng 3/2022, Tòa án Hình sự Quốc tế cũng như Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã mở một cuộc điều tra. Để làm điều đó, ICC có thể dựa vào công việc của các tổ chức phi chính phủ, nhưng Tòa “cũng có thể trực tiếp cử người thu thập thông tin đến hiện trường”, theo giải thích của Clémence Bectarte, luật sư tại Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền (FIDH).
“ICC là tòa án hình sự duy nhất có thể truy tố Vladimir Putin. Nó có nhiệm vụ nhắm vào các quan chức cấp cao nhất” - Clémence Bectarte, luật sư tại FIDH giải thích với FranceInfo.
Các tòa án tại các quốc gia cũng đang mở điều tra. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 4/4 thông báo về một “cơ chế đặc biệt” để “điều tra và truy tố mọi tội ác của những người chiếm đóng tại [đất nước]”. Điều này sẽ được thực hiện dựa vào sự phối hợp “công việc chung của các chuyên gia trong nước và quốc tế”.
Các nước Châu Âu như Thụy Điển, Đức và Pháp cũng mở các cuộc điều tra theo “thẩm quyền chung” áp dụng trong luật đối với các tội phạm chiến tranh. Emmanuel Daoud, luật sư hình sự tại ICC giải thích: “Đối mặt với những tội phạm nghiêm trọng nhất, các quốc gia có thể khởi động các thủ tục tố tụng đối với các hành vi được thực hiện ở nước ngoài chống lại công dân của mình”.
Tại Pháp, Văn phòng Công tố Quốc gia Chống Khủng bố (Pnat) đã mở cuộc điều tra vào tháng 3/2022 sau cái chết của một nhà báo người Pháp gốc Ireland, sau đó 3 cuộc điều tra mới cũng được mở vào tháng 4/2022 về các tội ác chiến tranh có thể đã được thực hiện đối với công dân Pháp.
Các cuộc điều tra đã được giao cho Văn phòng Trung ương về Tội phạm chống nhân loại, tội ác diệt chủng và tội phạm chiến tranh (OCLCH). “Các nhà điều tra và thẩm phán Pháp sẽ đến Ukraine để hỗ trợ ICC để thực hiện nhiệm vụ quốc tế, đồng thời thực hiện cho các cuộc điều tra được mở tại Pháp”, nguyên chủ tịch OCLCH Eric Emeraux cho biết.
Khó thiết lập truy cứu trách nhiệm
Tuy nhiên, ICC, giống như các Quốc gia, không có thẩm quyền truy cứu một quân đội mà chỉ có thể truy cứu các cá nhân. Một khi các tội ác chiến tranh đã được ghi lại, tất cả các cuộc điều tra này sẽ phải làm việc để truy tìm chuỗi trách nhiệm. Và đó là một công việc khó khăn.
Julian Fernandez, giáo sư tại Đại học Paris, Panthéon-Assas, giải thích: “Không dễ để quy tội cho các binh lính, về mặt pháp lý, đặc biệt càng khó hơn đối với các sĩ quan cấp cao nhất”.
Các nhà điều tra sẽ cố gắng tìm kiếm các vật chứng mà binh lính để lại. “Một số binh đoàn có rất nhiều tài liệu, đôi khi chúng tôi tìm thấy các mệnh lệnh bằng văn bản, tên của các chính trị gia. Chúng tôi cũng tìm kiếm các phát biểu, các lời khai của các nhân chứng bên trong bên trong”, Jeanne Sulzer, luật sư tại Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) Pháp, thuật lại.
Nhiệm vụ này càng khó hơn khi nguồn lực của các tổ chức pháp lý có hạn. “Có một thách thức trong hoạt động: ICC đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng thanh khoản trong nhiều năm” ảnh hưởng đến Tổ chức, Julian Fernandez chỉ ra. Để giải quyết vấn đề này, công tố viên ICC đã đưa ra lời kêu gọi quyên góp. Một số nước như Pháp đã phân bổ tiền, nhưng ICC cũng cần thêm nhân viên.
“Mục tiêu không chỉ là truy cứu trách nhiệm quân sự, mà còn cả trách nhiệm chính trị của những người ra lệnh”, Clémence Bectarte, luật sư tại FIDH nói với FranceInfo.
Để cải thiện sự hợp tác giữa các cơ quan tài phán của các quốc gia và quốc tế, các công cụ mới đã được đưa ra. Tại Châu Âu, Eurojust, Cơ quan Hợp tác Tư pháp Châu Âu trong các Vấn đề Hình sự, được thành lập vào năm 2002 với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin giữa các quốc gia thành viên.
ICC cũng đã đưa ra một nền tảng cho phép những người có thông tin liên quan đến các hành vi lạm dụng được thực hiện ở Ukraine có thể liên hệ với các nhà điều tra.
“Chúng ta mở các cuộc điều tra, nhưng sự thôi thúc này lại không luôn đi kèm với các phương tiện bổ sung, và điều này đã diễn ra trong nhiều năm”, Aurélia Devos, Trưởng ban phụ trách về trách nhiệm chống tội ác chống nhân loại tại FranceInfo chia sẻ.
Các cuộc điều tra không phải lúc nào cũng được đưa ra xét xử
Tuy nhiên, ngay cả khi các cuộc điều tra hoàn thành, điều này không nhất thiết sẽ dẫn tới việc được đưa ra xét xử. Ở cấp độ quốc tế, ICC chỉ can thiệp nếu các cơ quan tư pháp của các quốc gia không thể hoặc không muốn xét xử các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ của họ.
Hiện tại, Ukraine và ICC đang làm việc cùng nhau, nhưng không ai biết cuộc chiến sẽ diễn ra như thế nào. Jeanne Sulzer nhớ lại: “Ở Campuchia, sau chế độ Khmer Đỏ, không còn hệ thống luật pháp nào có khả năng tiến hành xét xử”.
Vì ICC không có lực lượng cảnh sát nên chỉ có thể phát lệnh bắt giữ, nhưng các quốc gia có khả năng từ chối giao nộp những người liên quan. Việc dẫn độ Vladimir Putin dường như cũng rất khó xảy ra trong điều kiện chính trị hiện nay, Moscow đã rút khỏi Quy chế Rome, Hiệp ước Quốc tế thành lập ICC vào năm 1998. Tuy nhiên, để một phiên tòa diễn ra ở La Hay, bị cáo phải có mặt.
Cuối cùng, có những trở ngại pháp lý ở cấp quốc gia. Tại Pháp, một bản án của Tòa giám đốc thẩm được đưa ra vào năm ngoái cho rằng tư pháp Pháp không đủ năng lực để truy tố một cựu quân nhân của Bashar Al-Assad vì tội đồng lõa với tội ác chống lại loài người ở Syria, bởi vì luật pháp ở nước anh ta không trừng phạt những loại tội phạm đó.
“Một tình huống tương tự có thể tồn tại với Nga”, Aurélia Devos chỉ ra. Điều chắc chắn duy nhất: tội ác chiến tranh là không thể thay đổi ở cấp độ quốc tế, và có thể được xét xử sau khi cuộc xung đột ở Ukraine kết thúc.
“Ý chí hiện tại của nhiều quốc gia trong việc truy cứu và trừng phạt sẽ thực sự được thử thách vào thời điểm bắt giữ những kẻ có trách nhiệm”, Jeanne Sulzer chia sẻ cùng FranceInfo.