NGƯỜI ĐỨC RẤT QUAN TÂM ĐẾN CÁC HỒ SƠ MẬT VỤ
- Chủ nhật - 14/03/2010 20:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Marianne Birthler trong cuộc biểu tình tại Berlin ngày 4-11-1989 - Ảnh tư liệu
Bà Marianne Birthler cho rằng điều rất đáng để tâm ở đây là đa phần những người có sự quan tâm chỉ đề nghị xem hồ sơ 20 năm sau ngày bức tường Berlin sụp đổ. Nguyên nhân là bởi, cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn nghĩ rằng việc tìm hiểu những hồ sơ mật - một hình thức “bới móc quá khứ” - sẽ đem lại những nỗi đau.
Từng là một nhà tranh đấu nhân quyền dưới thời cộng sản tại CHDC Đức, bà Birthler cho biết thêm: cơ quan của bà cũng nhận được nhiều đơn từ miền Tây nước Đức. “Đến giờ chúng tôi cũng vẫn còn rất nhiều việc phải làm”, bà nói và gián tiếp nhắc lại một thực tế: sau biến cố 1989 cũng như sau khi Đông Đức sụp đổ, ngay trong nội các Liên bang cũng có ý kiến cho rằng cần phải hủy mọi hồ sơ mật, hoặc ít nhất cũng không đưa chúng ra trước công chúng. “Nếu điều đó xảy ra, giờ đây chúng ta sẽ bó tay trước những nỗ lực nhằm “đẹp hóa” thể chế CHDC Đức”, bà Birthler khẳng định trong một tuyên bố mới đây.
Bà Birthler còn nhấn mạnh: cơ quan của bà phải cần thêm thời gian cho công việc “xử lý” quá khứ. Năm 1990, khi BStU được thành lập, nhiều người nghĩ rằng nó chỉ hoạt động 10 năm, hay tối đa là 15 năm, nhưng theo bà Birthler, lượng hồ sơ còn lại vẫn rất được chú ý. “Không thể xử lý quá khứ trong khoảng thời gian một thế hệ”, bà Birthler khẳng định.
Marianne Birthler thúc giục một sự đoạn tuyệt về tinh thần đối với thể chế độc tài cộng sản ở Đông Đức (cũ). Theo quan điểm của bà, vẫn có nhiều người lý tưởng hóa CHDC Đức “về hậu”. Nhiều người quên đi thực tế về một thể chế độc đoán, hoặc cho nó là “cũng không có vấn đề gì”. Bà Birthler cho rằng đặc biệt, rất cần thiết phải làm sáng tỏ về quá khứ cho giới trẻ. Bởi lẽ, đó là lớp người đã không được biết về thời kỳ Đông Đức.
Trong những năm qua, đã có hơn 1,7 triệu công dân Đức đề nghị được xem các hồ sơ mật về họ do Stasi khởi thảo trong thời gian 1950-1989. Được biết, các kho lưu trữ của Cơ quan Liên bang quản lý các hồ sơ mật lưu giữ chừng 5,5 triệu bộ hồ sơ, trong số đó, có cả các hồ sơ của những kẻ chỉ điểm và các nạn nhân của họ.
Bà Marianne Birthler là người đứng đầu BStU từ năm 2000 tới nay.