MỘT NGƯỜI TRỞ THÀNH KẺ KHỦNG BỐ NHƯ THẾ NÀO?
- Chủ nhật - 25/12/2016 00:21
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Không ai sinh ra đã là kẻ khủng bố. Nhưng tại sao Anis Amri lại có thể dùng một chiếc xe tải lớn để giết hại 12 người và làm nhiều người khác bị thương? Câu trả lời thấu đáo và công bằng cho việc này chắc sẽ không bao giờ có. Nhưng những ai thử quan tâm đến câu chuyện cuộc đời của cậu ta có thể sẽ thấy được một số chi tiết có tính lý giải cho câu hỏi ko lời đáp này.
Lời Tòa soạn: Trong những ngày qua, toàn Châu Âu và nước Đức đã nóng lên bởi cuộc tấn công khủng bố bằng xe tải nhằm vào khu chợ Giáng sinh ở trung tâm Tây Berlin, mà NCTG đã liên tục đưa tin và bài vở cập nhật.
Cho tới giờ, khủng bố không còn là điều lạ lẫm ở Tây Âu. Pháp, Bỉ... và một số quốc gia khác thuộc Liên Âu đã rơi vào tầm ngắm của chủ nghĩa khủng bố. Chính quyền và người dân Đức cũng đã chuẩn bị tinh thần từ rất lâu nay để ứng phó với khủng bố khi nó tới.
Tuy nhiên, cuộc khủng bố vừa rồi ở Berlin vẫn mang tính chất đặc biệt. Trước hết, nó nhằm vào một xứ sở vĩ đại mang tính biểu tượng: từng là biểu tượng của sự chia cắt Châu Âu những năm thời Chiến tranh lạnh, về sau, Đức cũng là biểu tượng của sự hàn gắn, của “mái nhà chung” Châu Âu.
Hiện tại, nước Đức cũng là quốc gia hơn ai hết đã và đang có những nỗ lực nhân đạo rất lớn để tiếp nhận người tỵ nạn - một vấn đề mà theo quan điểm của nhiều chính khách, đi kèm với khủng bố - và thông qua đó, cố gắng kết nối và duy trì Liên Âu trong giai đoạn khủng hoảng chia năm sẻ bảy.
Đức còn là một đất nước có bộ máy vận hành kiểu mẫu, đặt trên cơ sở thượng tôn pháp luật, nơi nhân quyền và các quyền cá nhân hết sức được coi trọng, khiến giới công lực nhiều khi phải phàn nàn là họ rất khó làm việc khi mỗi đường đi nước bước đều chịu sự giám sát rất mạnh mẽ từ phía chính quyền, truyền thông và xã hội dân sự.
Vì thế, khủng bố ở Đức còn đồng nghĩa với việc tấn công vào hệ giá trị nhân đạo, vào nơi đang lao tâm khổ tứ cho một Châu Âu thống nhất, trong cảnh châu lục này đang có rất nhiều bất đồng và chia rẽ. Và cũng chính vì thế, cuộc tấn công vừa rồi một lần nữa đặt ra những câu hỏi về bản chất của chủ nghĩa khủng bố.
Tại sao một thanh niên ở tuổi còn rất trẻ như Anis Amri, lại rơi vào guồng quay của chủ nghĩa khủng bố, để trở thành kẻ cướp đi tính mạng của 12 con người và khiến bao gia đình đau khổ, ngay trước thềm ngày lễ Giáng sinh, lễ hội thường niên của tình yêu thương?
Chủ nghĩa khủng bố có gì hấp dẫn và quyến rũ mà khiến không ít cư dân Châu Âu hưởng ứng, đến mức tuyên thệ với những tổ chức cực đoan và liều chết lao vào những hành vi bạo lực kinh tởm, mà kết cục là gây nên một thế giới bất ổn chưa từng thấy trong lịch sử?
Và một câu hỏi vốn là nguồn cơn của vô số cuộc tranh luận xưa và nay: tôn giáo, cụ thể là Hồi giáo, có mối quan hệ nhân quả thế nào với chủ nghĩa khủng bố ở dạng như hiện tại? Hay như nhiều người khẳng định, chính những nét bạo lực trong tôn giáo này đã thúc đẩy bao con người lầm lạc theo con đường khủng bố?
Một điều chắc chắn: chừng nào những vấn đề chính trị, xã hội, sắc tộc và tín ngưỡng chưa được giải quyết một cách thấu đáo, chừng ấy mọi cố gắng về an ninh cùng lắp chỉ giải quyết được phần ngọn. Cội rễ của khủng bố còn đó, như trong bài viết sau đây về cuộc đời Anis Amri, mà NCTG xin gửi tới độc giả như một lời kết cho Hồ sơ Khủng bố ở Berlin.
Trân trọng giới thiệu! (NCTG)
Cho tới giờ, khủng bố không còn là điều lạ lẫm ở Tây Âu. Pháp, Bỉ... và một số quốc gia khác thuộc Liên Âu đã rơi vào tầm ngắm của chủ nghĩa khủng bố. Chính quyền và người dân Đức cũng đã chuẩn bị tinh thần từ rất lâu nay để ứng phó với khủng bố khi nó tới.
Tuy nhiên, cuộc khủng bố vừa rồi ở Berlin vẫn mang tính chất đặc biệt. Trước hết, nó nhằm vào một xứ sở vĩ đại mang tính biểu tượng: từng là biểu tượng của sự chia cắt Châu Âu những năm thời Chiến tranh lạnh, về sau, Đức cũng là biểu tượng của sự hàn gắn, của “mái nhà chung” Châu Âu.
Hiện tại, nước Đức cũng là quốc gia hơn ai hết đã và đang có những nỗ lực nhân đạo rất lớn để tiếp nhận người tỵ nạn - một vấn đề mà theo quan điểm của nhiều chính khách, đi kèm với khủng bố - và thông qua đó, cố gắng kết nối và duy trì Liên Âu trong giai đoạn khủng hoảng chia năm sẻ bảy.
Đức còn là một đất nước có bộ máy vận hành kiểu mẫu, đặt trên cơ sở thượng tôn pháp luật, nơi nhân quyền và các quyền cá nhân hết sức được coi trọng, khiến giới công lực nhiều khi phải phàn nàn là họ rất khó làm việc khi mỗi đường đi nước bước đều chịu sự giám sát rất mạnh mẽ từ phía chính quyền, truyền thông và xã hội dân sự.
Vì thế, khủng bố ở Đức còn đồng nghĩa với việc tấn công vào hệ giá trị nhân đạo, vào nơi đang lao tâm khổ tứ cho một Châu Âu thống nhất, trong cảnh châu lục này đang có rất nhiều bất đồng và chia rẽ. Và cũng chính vì thế, cuộc tấn công vừa rồi một lần nữa đặt ra những câu hỏi về bản chất của chủ nghĩa khủng bố.
Tại sao một thanh niên ở tuổi còn rất trẻ như Anis Amri, lại rơi vào guồng quay của chủ nghĩa khủng bố, để trở thành kẻ cướp đi tính mạng của 12 con người và khiến bao gia đình đau khổ, ngay trước thềm ngày lễ Giáng sinh, lễ hội thường niên của tình yêu thương?
Chủ nghĩa khủng bố có gì hấp dẫn và quyến rũ mà khiến không ít cư dân Châu Âu hưởng ứng, đến mức tuyên thệ với những tổ chức cực đoan và liều chết lao vào những hành vi bạo lực kinh tởm, mà kết cục là gây nên một thế giới bất ổn chưa từng thấy trong lịch sử?
Và một câu hỏi vốn là nguồn cơn của vô số cuộc tranh luận xưa và nay: tôn giáo, cụ thể là Hồi giáo, có mối quan hệ nhân quả thế nào với chủ nghĩa khủng bố ở dạng như hiện tại? Hay như nhiều người khẳng định, chính những nét bạo lực trong tôn giáo này đã thúc đẩy bao con người lầm lạc theo con đường khủng bố?
Một điều chắc chắn: chừng nào những vấn đề chính trị, xã hội, sắc tộc và tín ngưỡng chưa được giải quyết một cách thấu đáo, chừng ấy mọi cố gắng về an ninh cùng lắp chỉ giải quyết được phần ngọn. Cội rễ của khủng bố còn đó, như trong bài viết sau đây về cuộc đời Anis Amri, mà NCTG xin gửi tới độc giả như một lời kết cho Hồ sơ Khủng bố ở Berlin.
Trân trọng giới thiệu! (NCTG)
Anis Amri, một thanh niên trẻ người Tunisia bị tình nghi là thủ phạm đã giết hại 12 người ở Berlin. Vì sao? Điều này vẫn chưa rõ. Nhưng cuộc đời của Amri ít nhất cũng cho thấy một số dấu hiệu về việc cậu ta đã trở thành kẻ tôn sùng bạo lực như thế nào.
Tuổi thơ vất vưởng
Anis Amri lớn lên trong một khu dân cư tại vùng Oueslatia phía Bắc Tunisia. Có khoảng 8,5 ngàn dân, đây là một thị trấn nhỏ trong khu thủ phủ Kairouan, cách thủ đô Tunis 140 km về phía Nam.
Cha của Amri làm thuê hưởng lương ngày cho một nông trại và lo cho cả một gia đình lớn. Có 3 anh trai và 5 chị em gái, Amri lớn lên tại Tunisia vào thập kỷ 90 trong một thể chế độc tài, ít có khả năng đem lại cuộc sống tốt đẹp cho một thanh niên trẻ lớn lên trong gia đình nghèo như cậu.
Cha của Amri nói với báo chí rằng, cậu đã tốt nghiệp trung học, nhưng ông không biết về con mình như ông ta tưởng. Gần đây, trước khi xảy ra cuộc khủng bố, Amri vẫn liên lạc với các anh em trai của mình, nhưng với bố thì không từ vài năm trở lại đây rồi. Anh trai của Amri cũng nói khác ông bố: Amri chỉ học hết lớp 8 và đã bỏ học.
Amri chơi bời lang bạt kỳ hồ và lao vào con đường rượu chè, nghiện hút. Ở Đức có thể người ta vẫn coi Amri như một cậu bé tuổi teen bình thường mặc dù hơi chậm tiến. Còn ở Tunisia thì những ai nghiện hút đều có thể bị phạt tù một năm hoặc phạt tiền 2.000 Dinar, ngay cả khi bị phát hiện sử dụng những thứ đó lần đầu.
Hồi giáo không hề đóng vai trò trong gia đình
Amri đã bị phát hiện và bị xử lý, nhưng điều đó không ngăn trở cậu ta lại phạm tội. Những người biết Amri đều miêu tả cậu là một tay tội phạm ở mức nho nhỏ. Theo thông tin từ cơ quan an ninh Tunisia thì Amri đã bị kết án 5 năm tù giam vắng mặt vì tội cướp của và gây thương tích.
Tôn giáo, cụ thể là Hồi giáo không hề đóng vai trò trong cuộc đời của Amri. Gia đình Amri không hề cầu nguyện nhiều theo lời kể của các chị em gái Amri. Sở Điều tra An ninh Liên bang Đức (BKA) đã có một nghiên cứu về cuộc đời những kẻ tội phạm Hồi giáo cực đoan, và chỉ ra rằng không phải tín ngưỡng mà chính là những trải nghiệm thời thơ ấu cũng như thời vị thành niên khiến người ta trở thành tội phạm.
Tình trạng cuộc sống khốn khó, những cơn trầm cảm mang tính chấn động trong quá trình trưởng thành - đó là tất cả những gì mà những kẻ tội phạm cực đoan này đều có chung. Mà Amri thì có quá đủ những thứ đó.
Trốn khỏi sự nghèo đói và cảnh sát
Và quả thực cậu thanh niên trẻ Amri đã cố gắng thoát khỏi sự cùng quẫn bao trùm quanh mình. Cách đây 6 năm, khi cậu vừa mới 18 tuổi thì một chủ buôn rau quả tên là Mohamed Bouazizi đã tự thiêu vào ngày 17-12-2010. Với hành động này anh ta tạo ra “Mùa xuân Ả Rập” và cuộc cách mạng ở Tunisia. Việc đó xảy ra ở Sidi Bouzid, cách nơi Amri chào đời hơn 100 km.
Biến cố này đột ngột mở ra một con đường mới, dẫn đến một cuộc sống mới có thể tốt đẹp hơn. Nhiều thanh niên trẻ Tunisia đã lên đường tiến về phía Bắc và dùng thuyền vượt Địa Trung Hải để tới Châu Âu. Amri cùng chúng bạn cũng tham gia trào lưu đó. Gia đình của Amri kể lại: khoảng cuối năm 2010 đầu 2011 thì Amri đã chạy trốn khỏi cuộc sống nghèo khó, đồng thời trốn thoát cảnh sát đang truy tìm cậu ta.
Năm 2011, cùng với 64 người khác Amri đã tới được đảo Lampedusa (Ý) trên một chiếc thuyền tỵ nạn. Trong trại tỵ nạn cậu ta khai chưa đến tuổi thành niên. Các cơ quan chức năng Tunisia cho biết ngày sinh của cậu là 22-12-1992. Như vậy tới giờ cậu ta vừa tròn 24 tuổi. Khi tới Ý thì lúc đó cậu mới 19. Nhưng ở trại tỵ nạn thì người ta tin cậu là trẻ vị thành niên vì nhìn cậu cũng trẻ thật.
Từ Lampedusa, Amri được chở tới đảo Sicilia, tập trung trong một trại dành cho thanh thiếu niên ở Belpasso, một đô thị thuộc tỉnh Catania - ở đó cậu ta chung sống với hàng ngàn thanh thiếu niên khác. Ở Catania, Amri có thể đến trường học, nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì. Khu nhà ở khá phức tạp, xảy ra bạo lực hàng ngày. Người ta thấy Amri nổi trội trong những vụ ẩu đả, dọa dẫm và đánh đấm nhau gây thương tích.
Trở thành kẻ cực đoan trong nhà tù?
Khi những người trong trại tỵ nạn biểu tình và phóng hỏa thì Amri cũng có mặt trong đám này. “Câu chuyện về một người nhập cư tốt của cậu ta đã chấm dứt từ đó với hành vi cố ý đốt cháy trường học” - tờ báo Ý “La Stampa” vạch ra hành vi phạm pháp của Amri.
Tháng 10-2011 Amri bị bắt vì tội danh trên và bị kết án bốn năm tù, một hình phạt nặng cho một người trẻ như cậu. Đáng lẽ Amri sẽ ngồi tù ở Catania nhưng lại bị chuyển trại nhiều lần vì cậu ta hay gây bạo lực. Cuối cùng thì người ta đưa Amri vào nhà tù Ucciardone ở Palermo. Sau này, ở đó cậu đã có dịp tiếp xúc với các phần tử của phái Salafisme (thuộc hệ phái Hồi giáo Sunnite cấp tiến).
Trong các nhà tù ở miền Nam nước Ý có rất nhiều tội phạm người Ả Rập, những nam thanh niên trẻ ở đó nổi loạn thường xuyên. Nước Ý đã nói về vấn đề này từ rất lâu. Anh trai của Amri bảo rằng, cậu ta cũng trở nên bất trị từ khi ngồi tù.
Tháng 5-2015, Amri thụ án và ra tù. Chính quyền Ý đã cố gắng trao trả lại Amri về Tunisia nhưng nước này không nhận cậu. Amri không có giấy tờ tùy thân, chính quyền Tunisie trả lời họ không biết cậu. Nhà chức trách Ý không còn cách nào khác đành để cậu ta sống ở Ý mà ko hề lưu trữ một dữ liệu cá nhân nào về cậu trong hệ thống thông tin Châu Âu.
Amri lại đặt chân vào một trại tỵ nạn tồi tàn, lại một nơi đầy bạo lực và nghèo đói. Đầu năm 2015, cùng một nhóm người tỵ nạn, Amri đã lên đường chạy sang Đức.
Từ Thụy Sĩ qua Đức
Mẹ Amri kể rằng Amri tới Đức qua đường Thụy Sĩ vào cuối tháng 7. Kể từ khi đó thì dấu vân tay của hắn cũng đã được lưu lại. Có tới những 5 danh tính mà Sở Tỵ nạn và Nhập cư Đức tìm thấy ở trường hợp phức tạp này, theo lời một nhân viên Sở.
Có vẻ như Amri đã đoán trước được rằng là người Tunisia thì ở Đức sẽ ko có cơ hội nào được tiếp nhận nên hắn đã khai man xuất xứ của mình. Cũng có thể ở thời điểm này, Amri đã trở thành kẻ cực đoan cuồng tín ở mức nguy hiểm và các cơ quan chủ quản Đức cũng sớm nhận ra điều đó. Chính quyền Đức nhận định rằng Amri đã sở hữu tư tưởng Hồi giáo cực đoan từ trước khi hắn nhập cảnh Đức.
Ở Berlin, Amri có dính líu với môi trường của một kẻ truyền giáo cực đoan tên là Abu Walaa, đã bị bắt ngồi tù cuối thu năm nay. Tháng 3-2016, hắn chính thức bị liệt vào dạng nguy hiểm và có trong danh sách mật, như Đài phát thanh bang Bayern cho biết. Amri đã có kế hoạch đặt mua một loại vũ khí nguy hiểm ở Pháp và theo những nhân viên an ninh quốc gia, hắn theo đuổi những kế hoạch tấn công “bền bỉ và dài hạn”.
Biến khỏi tầm ngắm của chính quyền
Cuối tháng 4-2016, Amri đệ đơn xin tỵ nạn tại Sở Ngoại vụ bang Nordrhein-Westfalen, tuy nhiên hắn bị bác đơn vào cuối tháng 5. Mùa hè, cảnh sát bang nhận ra là từ một kẻ cực đoan, Amri rất có thể sẽ trở thành kẻ khủng bố.
Theo một nguồn tin cậy của Sở An ninh bang tại Düsseldorf, thì Amri đã có ý định thực hiện một số vụ tấn công, như tờ “Süddeutsche Zeitung” đưa tin, và thông tin này hẳn là có cơ sở. Tại Nordrhein-Westfalen, người ta đã lập hồ sơ tố cáo Amri đang “chuẩn bị một hành động bạo lực nguy hiểm tới an ninh quốc gia”.
Hồ sơ này đã được cảnh sát bang Nordrhein-Westfalen chuyển tiếp sang cho các đồng nghiệp Berlin, vì từ đầu năm Amri đã lên thủ đô sống. Hội đồng Tòa án Nhà nước ở Berlin cũng đã theo dõi hắn từ nhiều tháng nay.
Người ta còn sợ rằng Amri có thể đã kiếm được tiền qua những hành động bạo lực phạm pháp để có thể có tiền mua vũ khí. Tháng 11, toàn bộ Trung tâm Chống khủng bố (GTAZ) đã để mắt tới Amri và lo ngại vì hắn có tầm hoạt động và di chuyển hết sức lưu động, và cực đoan.
Nhưng thế nào các cơ quan chức năng lại để tuột khỏi tầm ngắm một kẻ nguy hiểm như vậy? Tại sao? Cho tới nay chưa ai có thể trả lời được. Vào thứ Ba vừa rồi người ta mới thấy lại dấu vết của Amri: đó là dấu vân tay và giấy tờ tạm trú (hoãn trục xuất) của hắn trong buồng lái một chiếc xe tải đã đâm vào khu hội chợ Giáng sinh tại Berlin, khiến 12 người thiệt mạng...