Liên Âu: “RA GIÁ” CHO NHỮNG NƯỚC KHÔNG NHẬN NGƯỜI TỴ NẠN
- Thứ năm - 05/05/2016 15:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Ủy ban Châu Âu vừa đề xuất việc phân bổ người tỵ nạn từ các quốc gia thành viên đã quá tải cho các nước khác như một hình thức chấn chỉnh hệ thống Dublin đã đại bại dưới áp lực của làn sóng di cư năm ngoái. Trong dự án này, độ lớn của khoản “tiền phạt” gây xôn xao nhất.
Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Châu Âu, ông Frans Timmermans cho rằng, cần chấp nhận một thực tế đơn giản là nếu các nước thành viên không tìm được một cách tiếp cận chung để san sẻ trách nhiệm trong việc xử lý vấn đề tỵ nạn, thì không một nước thành viên nào có thể làm được điều đó một mình.
“Hoặc chúng ta trực diện với thử thách này, hoặc đầu hàng với những hậu quả thảm khốc”, ông Frans Timmermans lý giải cho kế hoạch cải tổ hệ thống tiếp nhận người tỵ nạn Dublin, theo đó, tùy theo độ lớn và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mỗi quốc gia sẽ được nhận một con số được coi là “vừa phải”.
Nếu tại một nước nào đó, số người đệ đơn tỵ nạn gấp 150% con số “vừa phải” nói trên, cơ chế “san sẻ” sẽ được khởi động để chia người xin tỵ nạn cho các quốc gia thành viên. Ý tưởng mới này ít nhiều tương đồng với hệ thống “phân bổ theo hạn ngạch” trước đây mà Hungary và một số nước khác bác bỏ.
Tuy nhiên, Ủy ban Châu Âu cũng để lại một khe hở cho những nước nào không muốn tiếp nhận tỵ nạn, đó là, họ phải trả 250 ngàn Euro ứng với mỗi người tỵ nạn mà họ không nhận cho quốc gia chấp nhận tỵ nạn. Khoản tiền này được cho là xấp xỉ chi phí để một người tỵ nạn có thể hội nhập ở xứ tạm dung.
Tất nhiên, 250 ngàn Euro cũng mang tính chất “tiền phạt” để các nước thành viên Liên Âu “có hứng” thêm trong việc tiếp nhận người tỵ nạn từ Ý hoặc Hy Lạp. Phản ứng trước động thái mới này, Ngoại trưởng Hungary Szijjártó Péter gọi đó là sự “bắt bí”, và tuyên bố rằng Budapest không chấp nhận sự cưỡng bức này.
“Chỉ người Hung mới có thể quyết định chúng ta sẽ nhận ai”, ông Szijjártó phát biểu tại Prague, trong cuộc họp báo tổ chức sau hội nghị của Ngoại trưởng các nước nhóm V4 (Visegrád 4) và các quốc gia thành viên Đối tác Phương Đông. Vị chính khách cũng nói thêm rằng sự “bắt bí” này sẽ không đi đến đâu.
Cùng một quan điểm với ông Szijjártó Péter là các vị Ngoại trưởng Czech, Ba Lan, cũng như Quốc vụ khanh Ngoại giao Slovakia Lukás Parízek, theo họ, đề xuất mới này chỉ khiến EU trở về với cuộc tranh luận cũ từ mùa thu năm ngoái về sự phân bổ (bắt buộc hay “tự nguyện”) theo hạn ngạch 120 ngàn người tỵ nạn.
Ngay từ đầu, các quốc gia Đông Âu như Hungary, Romania, Slovakia, Ba Lan và Cộng hòa Czech đã phản đối kịch liệt quyết định này của EU, và các nước khác cũng rất do dự khi thực hiện. Mới đây, một vài nước Tây Âu như Pháp và Tây Ban Nha cũng đứng vào hàng “bất tuân” dự án phân bổ nói trên.
Do đó, nhiều người nghi ngờ vào tính khả thi của đề xuất mới - được coi là sự bổ sung cho hệ thống Dublin cải tổ - mà nếu được đưa vào thực thi, chỉ tính với hai ngàn người tỵ nạn mà Hungary được “trao” theo kế hoạch từ năm ngoái, nước này cũng sẽ phải móc hầu bao trả 500 triệu Euro nếu muốn khước từ.
Theo dự định, sau khi sửa đổi, hệ thống Dublin vẫn quy định việc xét đơn xin tỵ nạn thuộc về quốc gia mà người xin tỵ nạn lần đầu nhập cảnh Liên Âu. Tuy nhiên, điều này sẽ là một gánh nặng không công bằng đối với các nước “tiền tuyến” ở Đông Nam Châu Âu, do đó mới cần hình thức “san sẻ” nói ở đầu bài.
“Hoặc chúng ta trực diện với thử thách này, hoặc đầu hàng với những hậu quả thảm khốc”, ông Frans Timmermans lý giải cho kế hoạch cải tổ hệ thống tiếp nhận người tỵ nạn Dublin, theo đó, tùy theo độ lớn và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mỗi quốc gia sẽ được nhận một con số được coi là “vừa phải”.
Nếu tại một nước nào đó, số người đệ đơn tỵ nạn gấp 150% con số “vừa phải” nói trên, cơ chế “san sẻ” sẽ được khởi động để chia người xin tỵ nạn cho các quốc gia thành viên. Ý tưởng mới này ít nhiều tương đồng với hệ thống “phân bổ theo hạn ngạch” trước đây mà Hungary và một số nước khác bác bỏ.
Tuy nhiên, Ủy ban Châu Âu cũng để lại một khe hở cho những nước nào không muốn tiếp nhận tỵ nạn, đó là, họ phải trả 250 ngàn Euro ứng với mỗi người tỵ nạn mà họ không nhận cho quốc gia chấp nhận tỵ nạn. Khoản tiền này được cho là xấp xỉ chi phí để một người tỵ nạn có thể hội nhập ở xứ tạm dung.
Tất nhiên, 250 ngàn Euro cũng mang tính chất “tiền phạt” để các nước thành viên Liên Âu “có hứng” thêm trong việc tiếp nhận người tỵ nạn từ Ý hoặc Hy Lạp. Phản ứng trước động thái mới này, Ngoại trưởng Hungary Szijjártó Péter gọi đó là sự “bắt bí”, và tuyên bố rằng Budapest không chấp nhận sự cưỡng bức này.
“Chỉ người Hung mới có thể quyết định chúng ta sẽ nhận ai”, ông Szijjártó phát biểu tại Prague, trong cuộc họp báo tổ chức sau hội nghị của Ngoại trưởng các nước nhóm V4 (Visegrád 4) và các quốc gia thành viên Đối tác Phương Đông. Vị chính khách cũng nói thêm rằng sự “bắt bí” này sẽ không đi đến đâu.
Cùng một quan điểm với ông Szijjártó Péter là các vị Ngoại trưởng Czech, Ba Lan, cũng như Quốc vụ khanh Ngoại giao Slovakia Lukás Parízek, theo họ, đề xuất mới này chỉ khiến EU trở về với cuộc tranh luận cũ từ mùa thu năm ngoái về sự phân bổ (bắt buộc hay “tự nguyện”) theo hạn ngạch 120 ngàn người tỵ nạn.
Ngay từ đầu, các quốc gia Đông Âu như Hungary, Romania, Slovakia, Ba Lan và Cộng hòa Czech đã phản đối kịch liệt quyết định này của EU, và các nước khác cũng rất do dự khi thực hiện. Mới đây, một vài nước Tây Âu như Pháp và Tây Ban Nha cũng đứng vào hàng “bất tuân” dự án phân bổ nói trên.
Do đó, nhiều người nghi ngờ vào tính khả thi của đề xuất mới - được coi là sự bổ sung cho hệ thống Dublin cải tổ - mà nếu được đưa vào thực thi, chỉ tính với hai ngàn người tỵ nạn mà Hungary được “trao” theo kế hoạch từ năm ngoái, nước này cũng sẽ phải móc hầu bao trả 500 triệu Euro nếu muốn khước từ.
Theo dự định, sau khi sửa đổi, hệ thống Dublin vẫn quy định việc xét đơn xin tỵ nạn thuộc về quốc gia mà người xin tỵ nạn lần đầu nhập cảnh Liên Âu. Tuy nhiên, điều này sẽ là một gánh nặng không công bằng đối với các nước “tiền tuyến” ở Đông Nam Châu Âu, do đó mới cần hình thức “san sẻ” nói ở đầu bài.