LÃNH ĐẠO CÁNH HỮU ĐỨC MUỐN DÙNG VŨ KHÍ ĐỐI VỚI NGƯỜI VƯỢT BIÊN
- Thứ hai - 01/02/2016 15:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Trong trường hợp cần thiết, cảnh sát Đức cần dùng vũ khí để ngăn chặn những kẻ vượt biên bất hợp pháp, theo ý kiến của bà Frauke Petry, Chủ tịch đảng cánh hữu “Sự lựa chọn khác cho nước Đức” (Alternative für Deutschland - AfD).
Trả lời tờ báo “Mannheimer Morgen” trong số cuối tuần qua, bà Frauke Petry cho rằng phải tái lập trật tự và pháp luật tại biên giới Đức, và trong trường hợp cần thiết có thể thiết lập những chướng ngại vật kỹ thuật, những cơ sở để đảm bảo an ninh vùng biên giới.
Trả lời câu hỏi, các nhân viên Cảnh sát Liên bang có trách nhiệm gìn giữ biên giới phải làm gì nếu một người tỵ nạn tìm cách vượt qua các chướng ngại vật này, Chủ tịch đảng AfD đáp cần ngăn chặn, không để người tỵ nạn vào lãnh thổ Đức.
Rằng cảnh sát phải phản ứng cụ thể ra sao trong tình huống đó, bà Frauke Petry nói rằng nếu cần thiết phải sử dụng vũ khí để ngăn chặn sự vượt biên bất hợp pháp. Theo bà, “pháp luật cho phép làm điều đó”, và mặc dầu bà không muốn, nhưng việc dùng vũ khí là một phần của “giải pháp tối hậu”.
Tuyên bố của người đứng đầu đảng cánh hữu AfD đã bị Công đoàn Cảnh sát Đức phản đối vì theo họ, trong các đạo luật quy định hoạt động của cảnh sát, không có điểm nào buộc cảnh sát dùng vũ khí để ngăn chặn người tỵ nạn vượt biên. Theo đại diện Công đoàn, việc ai đó đưa ra đề xuất cực đoan như thế này chứng tỏ kẻ đó muốn hủy hoạt nhà nước pháp quyền, và muốn sử dụng cảnh sát cho những mục tiêu chính trị.
“Đã một lần có chuyện đó trong lịch sử Đức rồi, và chúng tôi muốn nó không bao giờ lặp lại”, Công đoàn Cảnh sát Đức nhấn mạnh.
Người đứng đầu nhóm dân biểu của Đảng Xã hội Dân chủ (SPD) - đồng minh của khối cánh hữu CDU/CSU trong liên minh cầm quyền -, ông Thomas Oppermann cũng chỉ trích tuyên bố nói trên, và cho rằng “gợi ý” của bà Petry nhắc nhớ một chỉ thị thời Đông Đức cho phép lực lượng biên phòng phải dùng súng để ngăn cản người vượt biên, và lãnh tụ CHDC Đức Erich Honecker là chính khách Đức cuối cùng hạ lệnh nổ sung vào người tỵ nạn.
Ông Volker Beck, chính khách hang đầu về nội chính của Đảng Xanh cũng có phát biểu tương tự, theo đó, quan điểm của bà Frauke Petry cho thấy đảng AfD có cách nhìn trái ngược với nhà nước pháp quyền và thực sự nguy hiểm.
Trả lời câu hỏi, các nhân viên Cảnh sát Liên bang có trách nhiệm gìn giữ biên giới phải làm gì nếu một người tỵ nạn tìm cách vượt qua các chướng ngại vật này, Chủ tịch đảng AfD đáp cần ngăn chặn, không để người tỵ nạn vào lãnh thổ Đức.
Rằng cảnh sát phải phản ứng cụ thể ra sao trong tình huống đó, bà Frauke Petry nói rằng nếu cần thiết phải sử dụng vũ khí để ngăn chặn sự vượt biên bất hợp pháp. Theo bà, “pháp luật cho phép làm điều đó”, và mặc dầu bà không muốn, nhưng việc dùng vũ khí là một phần của “giải pháp tối hậu”.
Tuyên bố của người đứng đầu đảng cánh hữu AfD đã bị Công đoàn Cảnh sát Đức phản đối vì theo họ, trong các đạo luật quy định hoạt động của cảnh sát, không có điểm nào buộc cảnh sát dùng vũ khí để ngăn chặn người tỵ nạn vượt biên. Theo đại diện Công đoàn, việc ai đó đưa ra đề xuất cực đoan như thế này chứng tỏ kẻ đó muốn hủy hoạt nhà nước pháp quyền, và muốn sử dụng cảnh sát cho những mục tiêu chính trị.
“Đã một lần có chuyện đó trong lịch sử Đức rồi, và chúng tôi muốn nó không bao giờ lặp lại”, Công đoàn Cảnh sát Đức nhấn mạnh.
Người đứng đầu nhóm dân biểu của Đảng Xã hội Dân chủ (SPD) - đồng minh của khối cánh hữu CDU/CSU trong liên minh cầm quyền -, ông Thomas Oppermann cũng chỉ trích tuyên bố nói trên, và cho rằng “gợi ý” của bà Petry nhắc nhớ một chỉ thị thời Đông Đức cho phép lực lượng biên phòng phải dùng súng để ngăn cản người vượt biên, và lãnh tụ CHDC Đức Erich Honecker là chính khách Đức cuối cùng hạ lệnh nổ sung vào người tỵ nạn.
Ông Volker Beck, chính khách hang đầu về nội chính của Đảng Xanh cũng có phát biểu tương tự, theo đó, quan điểm của bà Frauke Petry cho thấy đảng AfD có cách nhìn trái ngược với nhà nước pháp quyền và thực sự nguy hiểm.
Trên cương vị đồng minh của phong trào Pegida chủ trương chống người di cư và Hồi giáo, trong vài tháng qua đảng AfD đạt được những kết quả nổi bật. Hai năm trước, trong cuộc bầu cử Quốc hội, đảng này còn chưa đạt mức 5% để được vào Bundestag, tì tới tháng 10 năm ngoái, AfD đã đạt mức ủng hộ 7% tính trên toàn quốc, và nếu chỉ tính ở phần Đông của nước Đức, thì tỷ lệ này là 12%.
Sau những cuộc tấn công tình dục vào đêm giao thừa tại Köln và một số thành phố khác tại Đức, một bộ phận cử tri không đồng tình với chính sách đối với người tỵ nạn của Thủ tướng Angela Merkel đã chuyển sang ủng hộ AfD. Vào trung tuần tháng 1, tỷ lệ ủng hộ của AfD đã đạt mức 11% tính trên toàn quốc.
Là một đảng còn rất non trẻ, AfD ra đời tháng 2-2013 với các sáng lập viên đa phần từ Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU), những người không đồng tình với gói cứu trợ khối dung đồng Euro (Eurozone) của Thủ tướng Angela Merkel. Chủ trương không bài bác Liên Âu, nhưng phản đối khối Eurozone, AfD tự coi mình là một chính đảng dân chủ và chấp nhận Hiến pháp Đức.
Năm 2014, đảng này có thành viên lọt vào Nghị viện Châu Âu, cũng như vào chính quyền của nhiều tiểu bang như Sachsen, Thüringen và Brandenburg, và năm 2015 AfD cũng có đại diện trong Ban lãnh đạo các thành phố Hamburg và Bremen. Tháng 7-2015, một cuộc chiến trong nội bộ AfD đã khiến đảng này đổi hướng: xu hướng bảo thủ, dân tộc chủ nghĩa chiến thắng xu hướng tự do kinh tế.
Từ cuối hè năm ngoái, AfD đã tỏ thái độ phản đối gay gắt việc Đức tiếp nhận người tỵ nạn, đảng này từng kiện Thủ tướng Angela Merkel lên Viện Công tố Berlin về chính sách nhập cư của bà. Sát cánh cùng phong trào cực hữu Pegida bài ngoại và bài Hồi giáo, quan điểm và hoạt động của AfD làm dấy lên nên nỗi quan ngại thực sự về nguy cơ cực hữu tại Đức.
Trong một diễn biến có liên quan, một thăm dò mới được công bố cho thấy chỉ 15% cư dân Đức ủng hộ đường lối tỵ nạn của Thủ tướng Angela Merkel, thậm chí 90% cử tri bỏ phiếu cho liên minh CDU/CSU còn bác bỏ đường lối này. Tuy nhiên, một nửa số cư dân, cũng như hai phần ba số cử tri của đảng cầm quyền ủng hộ cá nhân bà Merkel. Già nửa số cư dân Đức muốn đóng biên giới.
Nguyễn Hoàng Linh tổng hợp, theo index.hu và MTI
* Bạn có đồng ý việc có thể dùng súng để ngăn chặn người tỵ nạn vượt biên? Hãy chia sẻ với NCTG.