HƯỚNG DẪN VIÊN THỔ CỨU NHIỀU DU KHÁCH ĐỨC
- Thứ tư - 13/01/2016 23:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Vụ đánh bom tự sát xảy ra tại Istanbul ngày hôm qua, 12-1-2015 đã có thể có nhiều nạn nhân hơn nhiều, nếu một hướng dẫn viên (HDV) người Thổ không kịp cảnh báo đoàn du khách Đức 33 người mà cô đang hướng dẫn.
Thủ phạm 28 tuổi - mà theo các nguồn tin chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ là một người đàn ông Syria - đã hòa vào đoàn du lịch ít lâu trước khi đương sự cho nổ bom tự sát. Điều này đã được cô Sibel Şatıroğlu nhận ra.
Người HDV du lịch cho hay, thủ phạm ăn vận chỉnh tề. Sau khi nhập vào đoàn du khách, đương sự rút khỏi túi một vật gì đó và ném vào đoàn. “Lauft weg!” (Chạy đi), Sibel Şatıroğlu kịp kêu lên và tất cả đều té chạy.
Rốt cục, trái bom tự sát vẫn khiến 10 người thiệt mạng, trong đó có 8 người mang quốc tịch Đức, và 15 người bị thương (2 người bị thương nặng). Cho tới nay, chưa có tổ chức nào đứng ra nhận mình là thủ phạm.
Người HDV du lịch cho hay, thủ phạm ăn vận chỉnh tề. Sau khi nhập vào đoàn du khách, đương sự rút khỏi túi một vật gì đó và ném vào đoàn. “Lauft weg!” (Chạy đi), Sibel Şatıroğlu kịp kêu lên và tất cả đều té chạy.
Rốt cục, trái bom tự sát vẫn khiến 10 người thiệt mạng, trong đó có 8 người mang quốc tịch Đức, và 15 người bị thương (2 người bị thương nặng). Cho tới nay, chưa có tổ chức nào đứng ra nhận mình là thủ phạm.
Tuy nhiên, về phần mình, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) phải chịu trách nhiệm, và đã cho bắt giữ ba công dân Nga, và một người khác, vì tình nghi có quan hệ với IS.
Trở lại câu chuyện của người HDV du lịch, cô cũng bị thương vì vụ nổ và tới giờ vẫn chưa lấy lại được thị lực. Vụ đánh bom tự sát xảy ra tại khu phố cổ Sultanahmet của thành phố này, nơi lúc nào cũng đông kín du khách.
Hiện trường vụ nổ, từng được gọi là Quảng trường Đua ngựa (Hippodrome of Constantinople), nay mang tên vị Quốc vương Sultan Ahmet, từng là trung tâm văn hóa và giải trí của cố đô Constantinople với vô vàn di tích.
Du khách có thể tới đó bằng tàu điện, chiếc tàu đi qua nhiều điểm nổi tiếng của Istanbul. Tới bến Sultanahmet, xuống đi ngược lại chừng 150m, là tới góc phía Bắc của quảng trường, nơi dòng người tản ra tứ phía để thăm viếng.
Ở đó, có Đài phun nước Đức (German Fountain) hình bát giác mang tên Hoàng đế Wilhelm Đệ nhị, được chính phủ Đức cho xây năm 1900 theo trường phái Tân Byzantine kỷ niệm chuyến thăm Istanbul năm 1898 của vị hoàng đế này.
Quảng trường Đua ngựa được Hoàng đế La Mã Septimius Severus xây từ năm 203. Thoạt tiên, nơi đây là một đấu trường cho các võ sĩ, cho các cuộc đua xe ngựa và một số hoạt động lễ lạt hay tôn vinh giới quý tộc đương thời.
Ban đầu, đấu trường này có sức chứa 40 ngàn người. Hơn một thế kỷ sau, năm 324, Constantinus Đại đế quyết định dời kinh đô từ La Mã về Istanbul, lúc đó mang tên Byzantine, và đặt cho nó cái tên mới là Tân La Mã (Nova Roma).
Khu đấu trường được vị hoàng đế cho mở rộng lên cho hàng trăm ngàn khán giả. Rồi thành phố này lại được đổi tên thành Constantinople (Thành phố của Constantinus) và nơi đây tiếp tục là một trung tâm của kinh đô đế chế Đông La Mã.
Rất nhiều công trình được xây dựng hoặc mang từ nhiều nơi về đây - mà hiện tại chúng ta chỉ còn được chứng kiến một phần nhỏ, trong đó có Cột tháp (obelisk) Ai Cập, nơi vụ nổ bom tự sát ngày hôm qua diễn ra ngay bên cạnh.
Đây có lẽ là di tích cổ nhất (hơn 3.500 năm tuổi) còn khá nguyên vẹn của khu quảng trường, vốn là một cột tháp cao 40m làm từ một tảng đá nguyên khối từ năm 1.590 trước Công nguyên, đặt tại đền Karnak, thành phố Thebes, cố đô Ai Cập.
Về sau, năm 390, Théodosius Đại đế đã mang cột về đặt tại quảng trường trung tâm của Constantinople, nhưng do quá cao nên ông đã cho cắt ra làm ba phần để chuyên chở, và hiện chỉ còn lại phần ngọn trên cùng, đặt trên bệ đá cẩm thạch.
Cũng ngay gần Quảng trưởng Sultan Ahmet, còn có những di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của thành phố Istanbul và cả nước Thổ, như Thánh đường Xanh (Blue Mosque) xây đầu thế kỷ 17, hoành tráng và kỳ vĩ, sừng sững với 6 tháp (minaret).
Hay đối diện với nó, Vương cung thánh đường Chính thống giáo Hagia Sophia (thế kỷ 6), từng là thánh đường lớn nhất thế giới trong vòng gần một thiên kỷ, rồi bị biến thành một nhà thờ Hồi giáo với ít nhiều sửa đổi và nay là bảo tàng viện.
Đi bộ chừng dăm phút từ đó, còn có thể thăm viếng một Cung điện ngầm dưới lòng đất (Basilica Cistern), một “thủy cung” khổng lồ được xây vào thế kỷ thứ 6 để trữ nước và từ đó nước sạch được mang vào thành phố cung cấp cho cư dân.
Tất cả quần thể di tích kể trên đã được xếp hạng Di sản Văn hóa Thế giới UNESCO và phản ánh một phần lịch sử vĩ đại của đế chế Thổ Nhĩ Kỳ. Luôn thu hút rất đông khách tới thăm, từ nay có thể nó đã bị đặt vào tầm ngắm của bọn khủng bố...
Nguyễn Hoàng Linh tổng hợp
* Sau khi một số cuộc khủng bố mới đây đã nhằm vào các tụ điểm du lịch trên thế giới, bạn còn ý muốn du lịch? Hãy chia sẻ với NCTG.