HUNGARY BỎ PHIẾU CHỐNG HỆ THỐNG PHÂN BỔ NGƯỜI TỴ NẠN
- Thứ tư - 23/09/2015 06:08
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Tuy nhiên, dự án này vẫn được chấp thuận tại Hội nghị các Bộ trưởng Nội vụ Liên Âu chiều tối thứ Ba 22-9 (sau khi được Nghị viện Châu Âu thông qua vào thứ Năm tuần trước), theo đó, 120 ngàn người xin tỵ nạn sẽ được phân bổ sang các nước thành viên EU từ Ý và Hy Lạp.
Trong số các nước cộng sản (cũ) vùng Đông Âu, Hungary, Romania, Slovakia và Cộng hòa Czech bỏ phiếu chống, và Ba Lan cũng chỉ có lá phiếu thuận sau rất nhiều ngập ngừng. Tuy nhiên, bốn nước nói trên là thiểu số và phải chấp nhận quyết định của đa số.
Về mặt thực tế, như vậy Hungary sẽ phải tiếp nhận chừng hai ngàn người xin tỵ nạn trong vòng hai năm.
Sau phiên họp, trên cương vị Chủ tịch Luân phiên EU, Bộ trưởng Bộ Nhập cư Luxemburg, ông Jean Asselborn nhấn mạnh, từ “hạn ngạch” (quota) thường hay được nhắc tới, giờ đã bị bỏ, thay vào đó là sự tiếp nhận trên cơ sở tự nguyện của từng nước thành viên.
Tuy nhiên, về số lượng người xin tỵ nạn mà mỗi nước cần chấp nhận, thì đã có sẵn trong Phụ lục đi kèm quyết định này. Theo đó, Hungary cũng tham gia nhận từ Ý 306 người và từ Hy Lạp 988 người, đa phần là những người đến từ vùng chiến sự như Eritrea, Iraq và Syria.
Ngoài ra, Hung có thể nhận thêm 1.058 người từ “suất” ban đầu, nếu nước Hung về sau cũng vẫn không sử dụng sự “đoàn kết EU” này. Như đã biết, theo kế hoạch ban đầu, nước Hung có thể chia sẻ 54 ngàn người xin tỵ nạn cho các nước thành viên Liên Âu khác.
Tuy nhiên, Chính phủ Hung từ đầu đến cuối cự tuyệt việc EU coi Hung cũng thuộc hàng các nước “tiền tuyến” như Ý và Hy Lạp, và nếu như vậy thì Hung cần thiết lập trạm tiếp nhận (hot spot) có sức chứa vài chục ngàn người tỵ nạn ở biên giới phía Nam.
Do đó, “suất” của Hung như vậy còn bỏ ngỏ, và trong nhiều ngày trời giới ngoại giao Liên Âu đã thảo luận xem có thể chia 54 ngàn “nhân khẩu” ấy cho ai. Rốt cục, một giải pháp được đề xuất: để là của chung, nhưng cũng không của riêng ai.
Cụ thể, trong vòng một năm, Ủy ban Châu Âu sẽ để mở “suất” này cho mọi nước thành viên Liên Âu và bất cứ quốc gia nào cũng có thể “xin phần”, nếu trong năm tới đột nhiên tại đó có sự tăng vọt về số người tỵ nạn.
Bằng không, nếu trong một năm không có nước nào đăng ký, thì “suất” đó sẽ về tay Hy Lạp và Ý. Trong những trường hợp đặc biệt, quốc gia gặp khó khăn có thể xin giảm số người phải nhận, hoặc miễn trừ trong vòng nửa năm.
Tuy được đa số chấp thuận nhưng dự án phân bổ của EU vẫn bị một số nước ở Trung Âu phản đối. Thủ tướng Robert Fico của Slovakia, nước trong hai năm tới sẽ phải nhận chừng 1.500 người, tuyên bố “chừng nào tôi còn tại vị, chừng đó Slovakia sẽ không áp dụng hạn ngạch bắt buộc này”.
Cộng hòa Czech thì cho rằng Praha có những chỉ trích về mặt luật pháp đối với dự án, còn Ba Lan rốt cục cũng khó khăn lắm mới chấp nhận bằng việc bỏ phiếu thuận. Bộ trưởng Bộ Nhập cư Luxemburg Jean Asselborn tuyên bố như sau về bốn nước Trung Âu bỏ phiếu chống:
“Tôi không phê phán các nước thuộc khối V-4, tôi không có nhiệm vụ phán xét họ. Ở những nước này có một sự nhận thức là tất cả những gì được quyết ở Brussels thì đều là sự ép buộc. Không thật chính xác như thế vì tại Brussels tất cả các nước đều có quyền tham gia trong quá trình đưa ra một quyết định”.
“Trong các xã hội Trung Âu còn hiện diện một quan niệm, theo đó những người khác màu da, khác tôn giáo và đến từ nền văn hóa khác sẽ làm lụn bại xã hội đó. Chúng ta cần lật ngược quan điểm đó thật thật thật nhanh”, vị bộ trưởng nói thêm.
Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Frans Timmermans thì đưa ra quan điểm ngược lại với Thủ tướng Hungary Orbán Viktor, người luôn cho rằng đầu tiên cần lo bảo vệ biên giới rồi sau đó có thể nghĩ tới chuyện đoàn kết với nhau trong nội bộ EU, và với người tỵ nạn như thế nào.
Ông Timmermans hình dung theo chiều ngược lại, rằng “bản thân dự án phân bổ không giải quyết được khủng hoảng, nhưng thiếu nó chúng ta không đi được bước tiến tiếp theo, đó là bảo vệ biên giới, đăng ký cho người tỵ nạn và trục xuất một cách hiệu quả những ai không đủ điều kiện để quốc tế bảo vệ”.
“Sự đoàn kết của Châu Âu là tiền đề cho mọi hành động tiếp theo của chúng ta”, ông nhấn mạnh. Được biết, Đức và Pháp là hai nước nhận nhiều nhất, còn Anh là nước duy nhất không tham gia dự án này (theo quyền của họ), mà sẽ nhận người tỵ nạn trực tiếp từ Syria.
Sau thỏa thuận mang tính “nhảy vọt” này, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố “Châu Âu đã nhận trách nhiệm vì người tỵ nạn”, “Châu Âu có khả năng tiếp nhận, nhưng là có điều kiện và nguyên tắc, và đây là điều nước Pháp đã đề nghị”.
Chung một niềm vui như vậy, Bộ trưởng Nội vụ Ý Angelino Alfano khẳng định “nước Ý đã đạt được điều mong muốn”, và chỉ ra rằng, dự án này đã chậm trễ hai năm, vì vào tháng 10-2013, sau tai nạn của 366 người tỵ nạn ở vùng biển miền Nam nước Ý, Roma đã đưa ra đề xuất này.
Trong một diễn biến có liên quan, theo BBC, Thủ tướng Orbán Viktor sẽ “gây sốc” bằng giải pháp riêng của mình trong kỳ Hội nghị thượng đỉnh bất thường Liên Âu diễn ra vào 6h chiều nay, 23-9, tại Brussels, theo triệu tập của Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk.
Theo đó, Thủ tướng Orbán sẽ đề nghị tất cả các nước thành viên EU chi 1% doanh thu của mình vào một quỹ chung (Hungary sẽ góp 1 tỉ Euro) để chấn chỉnh các trại tỵ nạn ở gần Syria, đặc biệt là tại Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan, bên cạnh đó, tiền cũng được dùng để củng cố biên giới phía ngoài của Liên Âu.
Nick Thorpe, tác giả bài viết trên BBC, phóng viên của báo tại Budapest cho rằng kế hoạch của ông Orbán dựa trên hai luận điểm. Thứ nhất, cử tri Châu Âu cũng nhất trí với ông rằng nếu người tỵ nạn cứ sang Châu Âu liên tục mà EU không có biện pháp, thì những người này sẽ thay đổi hoàn toàn Châu Âu.
Thứ hai, nếu điều kiện sống ở những nơi mà số đông người tỵ nạn hiện đang cư trú được cải thiện, thì họ sẽ ở lại đó mà không đi tiếp, với hy vọng một ngày nào đó khi chiến tranh kết thúc, họ sẽ trở về tái thiết đất nước.
Bài viết nói thêm, Thủ tướng Orbán “hẳn là cũng hy vọng rằng kế hoạch của ông sẽ chứng tỏ cách tiếp cận của cá nhân ông trong vấn đề xây hàng rào, theo đó Châu Âu trước tiên cần bảo vệ biên giới trước khi bắt tay vào tranh luận chuyện hạn ngạch”.
Về mặt thực tế, như vậy Hungary sẽ phải tiếp nhận chừng hai ngàn người xin tỵ nạn trong vòng hai năm.
Sau phiên họp, trên cương vị Chủ tịch Luân phiên EU, Bộ trưởng Bộ Nhập cư Luxemburg, ông Jean Asselborn nhấn mạnh, từ “hạn ngạch” (quota) thường hay được nhắc tới, giờ đã bị bỏ, thay vào đó là sự tiếp nhận trên cơ sở tự nguyện của từng nước thành viên.
Tuy nhiên, về số lượng người xin tỵ nạn mà mỗi nước cần chấp nhận, thì đã có sẵn trong Phụ lục đi kèm quyết định này. Theo đó, Hungary cũng tham gia nhận từ Ý 306 người và từ Hy Lạp 988 người, đa phần là những người đến từ vùng chiến sự như Eritrea, Iraq và Syria.
Ngoài ra, Hung có thể nhận thêm 1.058 người từ “suất” ban đầu, nếu nước Hung về sau cũng vẫn không sử dụng sự “đoàn kết EU” này. Như đã biết, theo kế hoạch ban đầu, nước Hung có thể chia sẻ 54 ngàn người xin tỵ nạn cho các nước thành viên Liên Âu khác.
Tuy nhiên, Chính phủ Hung từ đầu đến cuối cự tuyệt việc EU coi Hung cũng thuộc hàng các nước “tiền tuyến” như Ý và Hy Lạp, và nếu như vậy thì Hung cần thiết lập trạm tiếp nhận (hot spot) có sức chứa vài chục ngàn người tỵ nạn ở biên giới phía Nam.
Do đó, “suất” của Hung như vậy còn bỏ ngỏ, và trong nhiều ngày trời giới ngoại giao Liên Âu đã thảo luận xem có thể chia 54 ngàn “nhân khẩu” ấy cho ai. Rốt cục, một giải pháp được đề xuất: để là của chung, nhưng cũng không của riêng ai.
Cụ thể, trong vòng một năm, Ủy ban Châu Âu sẽ để mở “suất” này cho mọi nước thành viên Liên Âu và bất cứ quốc gia nào cũng có thể “xin phần”, nếu trong năm tới đột nhiên tại đó có sự tăng vọt về số người tỵ nạn.
Bằng không, nếu trong một năm không có nước nào đăng ký, thì “suất” đó sẽ về tay Hy Lạp và Ý. Trong những trường hợp đặc biệt, quốc gia gặp khó khăn có thể xin giảm số người phải nhận, hoặc miễn trừ trong vòng nửa năm.
Tuy được đa số chấp thuận nhưng dự án phân bổ của EU vẫn bị một số nước ở Trung Âu phản đối. Thủ tướng Robert Fico của Slovakia, nước trong hai năm tới sẽ phải nhận chừng 1.500 người, tuyên bố “chừng nào tôi còn tại vị, chừng đó Slovakia sẽ không áp dụng hạn ngạch bắt buộc này”.
Cộng hòa Czech thì cho rằng Praha có những chỉ trích về mặt luật pháp đối với dự án, còn Ba Lan rốt cục cũng khó khăn lắm mới chấp nhận bằng việc bỏ phiếu thuận. Bộ trưởng Bộ Nhập cư Luxemburg Jean Asselborn tuyên bố như sau về bốn nước Trung Âu bỏ phiếu chống:
“Tôi không phê phán các nước thuộc khối V-4, tôi không có nhiệm vụ phán xét họ. Ở những nước này có một sự nhận thức là tất cả những gì được quyết ở Brussels thì đều là sự ép buộc. Không thật chính xác như thế vì tại Brussels tất cả các nước đều có quyền tham gia trong quá trình đưa ra một quyết định”.
“Trong các xã hội Trung Âu còn hiện diện một quan niệm, theo đó những người khác màu da, khác tôn giáo và đến từ nền văn hóa khác sẽ làm lụn bại xã hội đó. Chúng ta cần lật ngược quan điểm đó thật thật thật nhanh”, vị bộ trưởng nói thêm.
Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Frans Timmermans thì đưa ra quan điểm ngược lại với Thủ tướng Hungary Orbán Viktor, người luôn cho rằng đầu tiên cần lo bảo vệ biên giới rồi sau đó có thể nghĩ tới chuyện đoàn kết với nhau trong nội bộ EU, và với người tỵ nạn như thế nào.
Ông Timmermans hình dung theo chiều ngược lại, rằng “bản thân dự án phân bổ không giải quyết được khủng hoảng, nhưng thiếu nó chúng ta không đi được bước tiến tiếp theo, đó là bảo vệ biên giới, đăng ký cho người tỵ nạn và trục xuất một cách hiệu quả những ai không đủ điều kiện để quốc tế bảo vệ”.
“Sự đoàn kết của Châu Âu là tiền đề cho mọi hành động tiếp theo của chúng ta”, ông nhấn mạnh. Được biết, Đức và Pháp là hai nước nhận nhiều nhất, còn Anh là nước duy nhất không tham gia dự án này (theo quyền của họ), mà sẽ nhận người tỵ nạn trực tiếp từ Syria.
Sau thỏa thuận mang tính “nhảy vọt” này, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố “Châu Âu đã nhận trách nhiệm vì người tỵ nạn”, “Châu Âu có khả năng tiếp nhận, nhưng là có điều kiện và nguyên tắc, và đây là điều nước Pháp đã đề nghị”.
Chung một niềm vui như vậy, Bộ trưởng Nội vụ Ý Angelino Alfano khẳng định “nước Ý đã đạt được điều mong muốn”, và chỉ ra rằng, dự án này đã chậm trễ hai năm, vì vào tháng 10-2013, sau tai nạn của 366 người tỵ nạn ở vùng biển miền Nam nước Ý, Roma đã đưa ra đề xuất này.
Trong một diễn biến có liên quan, theo BBC, Thủ tướng Orbán Viktor sẽ “gây sốc” bằng giải pháp riêng của mình trong kỳ Hội nghị thượng đỉnh bất thường Liên Âu diễn ra vào 6h chiều nay, 23-9, tại Brussels, theo triệu tập của Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk.
Theo đó, Thủ tướng Orbán sẽ đề nghị tất cả các nước thành viên EU chi 1% doanh thu của mình vào một quỹ chung (Hungary sẽ góp 1 tỉ Euro) để chấn chỉnh các trại tỵ nạn ở gần Syria, đặc biệt là tại Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan, bên cạnh đó, tiền cũng được dùng để củng cố biên giới phía ngoài của Liên Âu.
Nick Thorpe, tác giả bài viết trên BBC, phóng viên của báo tại Budapest cho rằng kế hoạch của ông Orbán dựa trên hai luận điểm. Thứ nhất, cử tri Châu Âu cũng nhất trí với ông rằng nếu người tỵ nạn cứ sang Châu Âu liên tục mà EU không có biện pháp, thì những người này sẽ thay đổi hoàn toàn Châu Âu.
Thứ hai, nếu điều kiện sống ở những nơi mà số đông người tỵ nạn hiện đang cư trú được cải thiện, thì họ sẽ ở lại đó mà không đi tiếp, với hy vọng một ngày nào đó khi chiến tranh kết thúc, họ sẽ trở về tái thiết đất nước.
Bài viết nói thêm, Thủ tướng Orbán “hẳn là cũng hy vọng rằng kế hoạch của ông sẽ chứng tỏ cách tiếp cận của cá nhân ông trong vấn đề xây hàng rào, theo đó Châu Âu trước tiên cần bảo vệ biên giới trước khi bắt tay vào tranh luận chuyện hạn ngạch”.