HỖN LOẠN SAU SẮC LỆNH DI TRÚ CỦA TRUMP VÀ MỘT CÂU CHUYỆN THỰC TẾ
- Thứ ba - 31/01/2017 04:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Chúng ta không quay lưng lại với các gia đình. Chúng ta không quay lưng lại với những người đã giúp đỡ nước Mỹ. Chúng ta không quay lưng lại với bất kỳ ai vì tôn giáo của họ” (Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren).
Lời Tòa soạn: Donald Trump sẽ đi đến đâu với những phát ngôn và hành động trong thực tế của ông, trước và sau khi sở hữu chiếc ghế tổng thống trong tòa Bạch Ốc? Đó là những câu hỏi mà thế giới đã và đang đặt ra, và quan tâm hết mực trong những ngày này.
Có rất nhiều lời bình luận, lý giải theo hướng khác nhau về “hiện tượng Trump”, tuy nhiên, chỉ cần nhìn qua sự hỗn độn và chia rẽ trong chính xã hội và chính trường Mỹ mà một quyết định vô lối của Trump gây ra, có thể dự đoán rằng, những ngày tháng tiếp tới sẽ hàm chứa không ít bất ngờ...
Bài tổng hợp của Phan Lặng Yên (theo “Boston Globe”) sau đây cho thấy một số nét u ám ấy. Trân trọng giới thiệu! (NCTG)
Có rất nhiều lời bình luận, lý giải theo hướng khác nhau về “hiện tượng Trump”, tuy nhiên, chỉ cần nhìn qua sự hỗn độn và chia rẽ trong chính xã hội và chính trường Mỹ mà một quyết định vô lối của Trump gây ra, có thể dự đoán rằng, những ngày tháng tiếp tới sẽ hàm chứa không ít bất ngờ...
Bài tổng hợp của Phan Lặng Yên (theo “Boston Globe”) sau đây cho thấy một số nét u ám ấy. Trân trọng giới thiệu! (NCTG)
Mốc thời gian
Thứ Sáu, 27-1
* 4h43 chiều, Donald Trump ký sắc lệnh “Bảo vệ quốc gia chống khủng bố ngoại quốc xâm nhập”, ngăn chặn công dân từ bảy nước (Iraq, Syria, Iran, Sudan, Lybia, Yemen, Somali) nhập cảnh Hoa Kỳ trong 90 ngày. Sắc lệnh đồng thời ngưng chương trình tỵ nạn Mỹ trong 120 ngày và ngăn người tỵ nạn Syria vô thời hạn.
* 6h, Darweesh, 53 tuổi, làm việc 10 năm cho chính phủ Mỹ ở Iraq với vai trò thông dịch viên, kỹ sư, nhà thầu - đến New York tại phi trường JFK cùng vợ và các con. Ông đã qua cửa hải quan trước khi bị chặn bởi đặc vụ CBP và bị giữ 19 tiếng. Đơn của ACLU, thay mặt Darweesh, xác nhận tình trạng của ông ở Iraq là “nhạy cảm và nguy hiểm”. Nhiều người khác cũng bị tạm giữ.
* 8h30, Haider Alshawi, một kế toán 33 tuổi, sinh ở Baghdad, bay từ Stockholm đến Texas đoàn tụ cùng con trai 7 tuổi và vợ, người từng làm việc cho một nhà thầu an ninh Mỹ ở Iraq. Anh bị giữ và chỉ được gặp vợ vào 2h30 sáng Chủ nhật, 30 giờ sau.
Thứ Bảy, 28-1
* 12h30 chiều, Darweesh được thả.
* Sân bay JFK tràn ngập người biểu tình chống Trump và lệnh cấm của ông.
* 3h30 chiều, hàng trăm người tập trung ở sân bay Logan (Boston) chống việc giam giữ du khách.
* 8h45 tối, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren phát biểu ở Logan, đám đông lặp lại theo lời bà. “Chúng ta không quay lưng lại với các gia đình. Chúng ta không quay lưng lại với những người đã giúp đỡ nước Mỹ. Chúng ta không quay lưng lại với bất kỳ ai vì tôn giáo của họ”.
* 8h49 tối, Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) yêu cầu một lệnh cấm tạm thời với sắc lệnh trên toàn quốc
* 9h00, Thẩm phán Liên bang ở Broolyn sau khi nghe các lập luận của ACLU, ký lệnh chặn việc trục xuất bởi sắc lệnh của Trump. Ít phút sau, thẩm phán ở Virginia ngăn chặn việc trục xuất những người có thẻ xanh (thường trú nhân) đang bị giữ ở sân bay Dulles.
Chủ nhật, 29-1
* 1h51 sáng. Các thẩm phán liên bang ở Boston ra phán quyết ngưng trong bảy ngày sắc lệnh của Trump, cho phép công dân bảy nước trên nhập cảnh Mỹ.
* 7h00 sáng. Thế giới phản ứng dữ dội. Châu Âu tức giận và ngạc nhiên trước quyết định của Trump, nhiều quốc gia bác bỏ lệnh cấm người tỵ nạn và công dân bảy nước Hồi giáo đến Mỹ của ông. Phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Merkel tuyên bố không thể biện minh cho chính sách từ chối tiếp nhận người tị nạn chạy trốn chiến tranh. Thủ tướng Theresa May của Anh xét lại lập trường của mình đối với chính sách cứng rắn của Mỹ.
* 8h00, Nhà Trắng bảo vệ cho sắc lệnh hành pháp .. bằng Twitter: “Đất nước chúng ta cần biên giới vững chắc và rà soát kỹ lưỡng, NGAY BÂY GIỜ. Nhìn xem thứ đang xảy ra ở Châu Âu và cả thế giới - một mớ hỗn độn khủng khiếp!”.
* 9h00, Bối rối về số phận của người giữ Thẻ xanh. Chánh văn phòng Nhà Trắng tuyên bố trên đài NBC rằng người có thẻ xanh được ra vào tự do, không ảnh hưởng gì. Trong khi Bộ trưởng Nội An hôm thứ Bảy cho biết sắc lệnh áp dụng cả người có thẻ xanh lẫn người mang Visa hợp pháp. Cùng ngày, một quan chức cấp cao cho biết với người giữ thẻ xanh cần phải qua xét duyệt từng trường hợp một mới được nhập cảnh.
* 10h00, biểu tình chống Trump diễn ra trên khắp nước Mỹ, từ đêm thứ bảy đến sáng chủ nhật, tập trung ở các sân bay. Chicago, Dallas, Denver, Fairfax, Los Angeles, NY, San Diego, Sans Francisco, Seattle.
* 1h00 chiều, hàng ngàn người biểu tình ở trung tâm Boston đòi thu hồi sắc lệnh.
* 2h00 chiều, Ghodrati, một tiến sĩ làm việc tại Boston, có thẻ xanh, bị giữ đến bốn giờ trước khi được thả. Ông về chịu tang cha nhưng phải trở lại gấp khi người bố chưa kịp mai táng.
* 2h30, các luật sư khuyến cáo Boston là ngả an toàn nhất để người có thẻ xanh quay về Mỹ.
* 2h45, Thượng nghị sĩ Cộng hòa McConnell cảnh báo rằng ở Hoa Kỳ không có việc kiểm tra tôn giáo để nhập cảnh. Nhưng ông chấm dứt nỗ lực loại bỏ sắc lệnh của Trump không lâu sau đó.
* 3h00, các Tổng chưởng lý ở gần nửa nước Mỹ (130 triệu dân) ra tuyên bố chung “Chúng tôi lên án sắc lệnh vi hiến, phản Mỹ và trái luật của Trump, và sẽ làm việc cùng nhau để đảm bảo chính phủ liên bang tuân theo hiến pháp, tôn trọng lịch sử nước Mỹ như một quốc gia của di dân, và không đánh dấu cách bất hợp pháp bất kỳ ai vì niềm tin hay nơi xuất thân của họ”.
* 4h57, Hiệu trưởng Havard viết một bức thư mạnh mẽ kêu gọi chính phủ xem xét ảnh hưởng của sắc lệnh đối với các trường đại học sau khi các sinh viên tập trung tuần hành tại MIT
* 5h00, giữa các cuộc biểu tình nổ ra toàn quốc, Trump tiếp tục theo đuổi kế hoạch của mình, với ưu tiên “bảo vệ và phục vụ đất nước chúng ta”.
* 9:00, các luật sư khắp cả nước cảnh báo một sự ngăn trở lâu dài và kêu gọi người nhập cư từ bảy quốc gia trên nhanh chóng quay lại Mỹ.
Bị trục xuất sau bảy năm
Tôi thường không viết dài hay đưa ra ý kiến về chính trị và tôn giáo.
Tôi xin lỗi trước và tôi cũng không mong bạn bè tôi đọc qua bài viết dài này!
Nhưng hôm nay tôi không thể giữ nó trong lòng lâu hơn nữa. Thứ Sáu 20-1 bắt đầu như mọi ngày bình thường khác. Tôi vui mừng với chuyến đi sắp tới về Tehran. Sau tất cả, tôi chỉ có thể về thăm gia đình mỗi năm một lần. Tôi vừa vui mừng và lo lắng cùng một lúc. Tôi lo cho con chó nhỏ của mình, nhưng tôi không thể chờ thêm để gặp lại mẹ...
Đây là một chuyến đi bình yên. Tôi đưa nó cùng về nhà vào thứ Hai 22-1, sau khoảng 28 giờ bay, kiệt sức nhưng rất rất hạnh phúc. Mọi người đều vui vẻ. Tôi đã đi ăn rất nhiều món ngon Ba Tư và chuẩn bị mang hàng tấn những kỷ niệm tuyệt vời về lại với cuộc sống ở Mỹ.
Nhưng hạnh phúc chẳng kéo dài lâu. Hôm thứ Tư, chúng tôi bắt đầu nghe tin đồn về sắc lệnh hành pháp mới sẽ thay đổi luật di trú với một số nước, trong đó có Iran. Chẳng mấy chốc, chúng tôi tìm đọc bản dự thảo như mọi người khác. Tôi có thể bị cấm đi lại?!?! Không, không thể nào như thế được. Tôi không để nó hủy hoại chuyến đi của tôi.
Nhưng sau đó sự việc trở nên nghiêm trọng quá nhanh. Trước khi tôi kịp nhận ra, nó đã thực sự xảy đến. Mặc dù không muốn rời xa gia đình, tôi nhanh chóng đặt vé để bay trở lại ngay chuyến tiếp theo. Chỉ vài giờ sau khi lệnh được ký, tôi đã đến sân bay, lên một chiếc và bay đến Dubai. Tôi xếp hàng đợi kiểm tra giấy tờ, sau 40 phút chờ đợi, tôi sẵn sàng để lên máy bay đến Washington.
“Vì lý do an ninh, chuyến bay của cô bị từ chối”!!! Vâng, sau gần bảy năm sống ở Mỹ, tôi đã bị trục xuất!!! Không ai cảnh báo khi tôi rời đi, không ai quan tâm điều gì sẽ xảy đến với con chó hay công việc và cuộc sống của tôi ở đó. Không ai nói với tôi rằng tôi nên làm gì với chiếc xe tôi vẫn đậu ở sân bay Mỹ. Hoặc tôi phải làm gì với ngôi nhà và tất cả đồ đạc của tôi!
Họ chẳng nói bằng lời, nhưng với hành động của họ, chỉ ra rằng cuộc sống của tôi chẳng là gì. Tất cả mọi thứ tôi làm trong tất cả những năm qua chẳng đáng giá gì.
Tôi chỉ muốn kể chuyện này ra...