Ghi chép của Trung Bảo: VÒNG TRÒN BẤT TỬ
- Chủ nhật - 04/09/2011 01:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Hơn 23 năm sau, vừa gặp lại, cựu chiến binh Lê Minh Thoa rủ đồng đội Trần Thiện Phụng chơi vật tay và thua mất 300 ngàn đồng.
Một mẩu báo từ quá khứ liên quan tới cuộc Hải chiến Trường Sa 1988 - Ảnh tư liệu
Lê Minh Thoa và Trần Thiện Phụng là những cựu binh đã chiến đấu trên con tàu HQ604 trong chiến dịch CQ88 tại Trường Sa năm 1988. Họ là 2 trong số 9 người lính sống sót và bị phía Trung Quốc giam giữ cho đến khi trao trả năm 1991.
Giờ đây, mỗi người một cuộc sống, ở khắp mọi nơi của đất nước, 9 người họ đã gặp lại nhau lần đầu tiên sau 23 năm qua chương trình “Vòng tròn bất tử” do Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa tổ chức tại khu du lịch Suối Lương (Đà Nẵng) hôm 3-9.
“Khi tàu bị tấn công, lính và sĩ quan mình trúng đạn ngã la liệt. Tui chỉ kịp xé áo người này quấn cho người kia để cầm máu”, cựu binh Dương Văn Dũng kể. “Tui nhớ đang băng vết thương cho anh Trừ (Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ - HQ604) thì nghe ‘ầm’ rồi tàu chìm.”
Không phải từ các cơ quan chính sách, Vũ Xuân Khoa tìm được những thông tin đầu tiên về cha mình từ diễn đàn Hoangsa.org
Vũ Xuân Khoa, con trai của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, nghe đến đó, mắt rơm rớm.
“Bọn này ôm phao trôi nổi trên biển gần 12 tiếng đồng hồ mới được bọn nó vớt”, Lê Minh Thoa thuật lại bằng giọng Bình Định, “vậy mà 3 ngày sau là hết bọn tui bị lột da từ đầu đến chân”.
“Lột da sống lại kiếp khác đó” - cựu binh Dương Văn Dũng, hiện sống tại Đà Nẵng đùa. Năm 1987, tân binh Dương Văn Dũng gia nhập Hải Quân và chưa đầy 1 năm sau anh được điều đi Trường Sa tham gia chiến dịch CQ88.
“Cho đến gần đây vợ tui mới tin tui từng chiến đấu ở Trường Sa rồi bị Trung Quốc bỏ tù”, cựu binh Trương Văn Hiền kể, “trước nay nó cứ tưởng tui bị đi tù rồi bịa chuyện để nói với con”. Đứa con gái thứ hai của anh Hiền, năm nay 6 tuổi, thuộc lòng tên các hòn đảo ở Trường Sa, nơi cha mình từng chiến đấu. “Nó cứ đòi coi cái đĩa quay cảnh chiến đấu ở Trường Sa của tui”, anh Hiền nói.
Mỗi người trong bọn họ giờ đây có cuộc sống riêng, có người tìm được cuộc sống thoải mái, có người vẫn còn cơ cực.
Họ giống nhau ở chỗ, tất cả cùng bật khóc khi được xem lại đoạn phim những vòng người ngã xuống dưới làn đạn của Hải Quân Trung Quốc trên những bãi đá Cô-lin, Gạc-ma hay Len-đao...
Hiện nay làm việc cho một công ty liên doanh nước ngoài, Vũ Xuân Khoa không có nhiều ký ức về cha mình, ngoài những lời kể của mẹ. Liệt sĩ Vũ Phi Trừ rời gia đình tham gia chiến dịch khi Khoa chỉ hơn 1 tuổi. Anh Trừ đã không thể thực hiện lời hứa cuối cùng với vợ mình: “Để lần này xong rồi anh xin ra quân về ở nhà chăm sóc mẹ con em.”
Giờ đây, chàng trai 24 tuổi vẫn tiếp tục đi tìm kiếm những mẩu chuyện về cuộc đời chiến đấu của cha mình và các đồng đội bởi vì “mỗi lần em hỏi đến cha thì mẹ chỉ nói vài câu rồi lại khóc nên em không dám hỏi nhiều, lo mẹ buồn”.
Di ảnh và di thư của Anh hùng Liệt sĩ Trần Văn Phương gửi về cho vợ trước khi hy sinh ở Trường Sa - Ảnh: Ngọc Lan (“VietNamNet”)
Trên chuyến tàu HQ604 năm đó, có một thiếu úy không thuộc biên chế của thủy thủ đoàn nhưng đã hy sinh khi chiến đấu. Thiếu úy Trần Văn Phương, năm đó là Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc-ma, đang đi theo tàu để trở lại nhiệm sở thì bị Hải quân Trung Quốc tấn công. Anh đã chiến đấu và hy sinh khi giữ vững lá cờ tổ quốc trên đảo.
Cựu binh Trương Văn Hiền còn nhớ anh Phương đã hô vang: “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo” trước khi từng loạt đạn đại liên Trung Quốc xé nát thân thể của anh.
Anh Phương đang trên đường trở về sau khi nghỉ phép gần 1 tháng để cưới vợ. Chị Mai Thị Hoa, không kìm được, bật khóc thành tiếng khi trên màn hình chiếu di ảnh của anh Phương. “Hồi tụi tôi đám cưới, anh Phương cũng trẻ như thế”, chị Hoa nghẹn ngào.
Khi anh Phương ra đi, tự dưng anh lại căn dặn người vợ mới cưới của mình “nếu nhận thư anh thì không cần hồi âm lại vì anh sẽ sớm về với em”. Lá thư cuối cùng chị nhận được từ anh Phương, đến sau tin anh hy sinh 17 ngày. Lúc đó chị Hoa đang mang thai. Con gái anh Phương nay cũng thuộc biên chế Lữ đoàn 146 Hải Quân, đơn vị cũ của cha mình.
“Lúc tôi nhận được lá thư cuối cùng của anh Phương thì tôi đã biết tin anh ấy hy sinh từ 17 ngày trước”, chị Mai Thị Hoa nhớ lại. Liệt sĩ Thiếu úy Trần Văn Phương hy sinh khi trên đường trở lại nhiệm sở tại đảo Gạc-ma
Cuộc họp mặt không chỉ có những người đã chiến đấu tại Trường Sa mà còn có cả những người năm xưa đã từng làm việc tại Hoàng Sa. Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Quảng Ngãi cũng lặn lội ra Đà Nẵng từ 4 giờ sáng để đợi tham gia và trao giấy khen cho đại diện Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa.
Chỉ vắng mặt ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, ở ngay tại Đà Nẵng, người đã nhận lời tham gia chương trình từ rất sớm và rồi không xuất hiện mà không cần một lời giải thích.
“Hồi bị tụi nó bắt, ở trong tù suốt ngày nó bắt nghe đài tiếng Tàu, đau đầu lắm. Tui lượm được cái thiệp có cái loa nhỏ rồi tuốt dây đồng câu vào loa nó, tối tối hễ nó tắt đài là tụi tui dò đài Việt Nam nghe” - anh Thoa cười khoái trá nhớ lại thời đi tù Trung Quốc.
“Vậy mà nó cũng bắt được, hỏi ai làm, tui anh hùng nhận luôn” - Dương Văn Dũng hào hứng. “Cuối cùng thằng Thoa làm mà tui phải đi biệt giam mấy tuần”.
Giờ đây, mỗi người một cuộc sống, ở khắp mọi nơi của đất nước, 9 người họ đã gặp lại nhau lần đầu tiên sau 23 năm qua chương trình “Vòng tròn bất tử” do Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa tổ chức tại khu du lịch Suối Lương (Đà Nẵng) hôm 3-9.
“Khi tàu bị tấn công, lính và sĩ quan mình trúng đạn ngã la liệt. Tui chỉ kịp xé áo người này quấn cho người kia để cầm máu”, cựu binh Dương Văn Dũng kể. “Tui nhớ đang băng vết thương cho anh Trừ (Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ - HQ604) thì nghe ‘ầm’ rồi tàu chìm.”
Không phải từ các cơ quan chính sách, Vũ Xuân Khoa tìm được những thông tin đầu tiên về cha mình từ diễn đàn Hoangsa.org
Vũ Xuân Khoa, con trai của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, nghe đến đó, mắt rơm rớm.
“Bọn này ôm phao trôi nổi trên biển gần 12 tiếng đồng hồ mới được bọn nó vớt”, Lê Minh Thoa thuật lại bằng giọng Bình Định, “vậy mà 3 ngày sau là hết bọn tui bị lột da từ đầu đến chân”.
“Lột da sống lại kiếp khác đó” - cựu binh Dương Văn Dũng, hiện sống tại Đà Nẵng đùa. Năm 1987, tân binh Dương Văn Dũng gia nhập Hải Quân và chưa đầy 1 năm sau anh được điều đi Trường Sa tham gia chiến dịch CQ88.
“Cho đến gần đây vợ tui mới tin tui từng chiến đấu ở Trường Sa rồi bị Trung Quốc bỏ tù”, cựu binh Trương Văn Hiền kể, “trước nay nó cứ tưởng tui bị đi tù rồi bịa chuyện để nói với con”. Đứa con gái thứ hai của anh Hiền, năm nay 6 tuổi, thuộc lòng tên các hòn đảo ở Trường Sa, nơi cha mình từng chiến đấu. “Nó cứ đòi coi cái đĩa quay cảnh chiến đấu ở Trường Sa của tui”, anh Hiền nói.
Mỗi người trong bọn họ giờ đây có cuộc sống riêng, có người tìm được cuộc sống thoải mái, có người vẫn còn cơ cực.
Họ giống nhau ở chỗ, tất cả cùng bật khóc khi được xem lại đoạn phim những vòng người ngã xuống dưới làn đạn của Hải Quân Trung Quốc trên những bãi đá Cô-lin, Gạc-ma hay Len-đao...
Hiện nay làm việc cho một công ty liên doanh nước ngoài, Vũ Xuân Khoa không có nhiều ký ức về cha mình, ngoài những lời kể của mẹ. Liệt sĩ Vũ Phi Trừ rời gia đình tham gia chiến dịch khi Khoa chỉ hơn 1 tuổi. Anh Trừ đã không thể thực hiện lời hứa cuối cùng với vợ mình: “Để lần này xong rồi anh xin ra quân về ở nhà chăm sóc mẹ con em.”
Giờ đây, chàng trai 24 tuổi vẫn tiếp tục đi tìm kiếm những mẩu chuyện về cuộc đời chiến đấu của cha mình và các đồng đội bởi vì “mỗi lần em hỏi đến cha thì mẹ chỉ nói vài câu rồi lại khóc nên em không dám hỏi nhiều, lo mẹ buồn”.
Di ảnh và di thư của Anh hùng Liệt sĩ Trần Văn Phương gửi về cho vợ trước khi hy sinh ở Trường Sa - Ảnh: Ngọc Lan (“VietNamNet”)
Trên chuyến tàu HQ604 năm đó, có một thiếu úy không thuộc biên chế của thủy thủ đoàn nhưng đã hy sinh khi chiến đấu. Thiếu úy Trần Văn Phương, năm đó là Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc-ma, đang đi theo tàu để trở lại nhiệm sở thì bị Hải quân Trung Quốc tấn công. Anh đã chiến đấu và hy sinh khi giữ vững lá cờ tổ quốc trên đảo.
Cựu binh Trương Văn Hiền còn nhớ anh Phương đã hô vang: “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo” trước khi từng loạt đạn đại liên Trung Quốc xé nát thân thể của anh.
Anh Phương đang trên đường trở về sau khi nghỉ phép gần 1 tháng để cưới vợ. Chị Mai Thị Hoa, không kìm được, bật khóc thành tiếng khi trên màn hình chiếu di ảnh của anh Phương. “Hồi tụi tôi đám cưới, anh Phương cũng trẻ như thế”, chị Hoa nghẹn ngào.
Khi anh Phương ra đi, tự dưng anh lại căn dặn người vợ mới cưới của mình “nếu nhận thư anh thì không cần hồi âm lại vì anh sẽ sớm về với em”. Lá thư cuối cùng chị nhận được từ anh Phương, đến sau tin anh hy sinh 17 ngày. Lúc đó chị Hoa đang mang thai. Con gái anh Phương nay cũng thuộc biên chế Lữ đoàn 146 Hải Quân, đơn vị cũ của cha mình.
“Lúc tôi nhận được lá thư cuối cùng của anh Phương thì tôi đã biết tin anh ấy hy sinh từ 17 ngày trước”, chị Mai Thị Hoa nhớ lại. Liệt sĩ Thiếu úy Trần Văn Phương hy sinh khi trên đường trở lại nhiệm sở tại đảo Gạc-ma
Cuộc họp mặt không chỉ có những người đã chiến đấu tại Trường Sa mà còn có cả những người năm xưa đã từng làm việc tại Hoàng Sa. Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Quảng Ngãi cũng lặn lội ra Đà Nẵng từ 4 giờ sáng để đợi tham gia và trao giấy khen cho đại diện Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa.
Chỉ vắng mặt ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, ở ngay tại Đà Nẵng, người đã nhận lời tham gia chương trình từ rất sớm và rồi không xuất hiện mà không cần một lời giải thích.
“Hồi bị tụi nó bắt, ở trong tù suốt ngày nó bắt nghe đài tiếng Tàu, đau đầu lắm. Tui lượm được cái thiệp có cái loa nhỏ rồi tuốt dây đồng câu vào loa nó, tối tối hễ nó tắt đài là tụi tui dò đài Việt Nam nghe” - anh Thoa cười khoái trá nhớ lại thời đi tù Trung Quốc.
“Vậy mà nó cũng bắt được, hỏi ai làm, tui anh hùng nhận luôn” - Dương Văn Dũng hào hứng. “Cuối cùng thằng Thoa làm mà tui phải đi biệt giam mấy tuần”.
Từ trái sang: các cựu binh Trương Văn Hiền, Lê Minh Thoa và Dương Văn Dũng. “Mỗi lần coi lại đoạn băng đó là ruột tui đứt từng khúc”, cựu binh Lê Minh Thoa nghẹn ngào
Trước ngày có phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến thăm trại tù, mỗi tù nhân Việt Nam được phát 15 Nhân dân tệ để mua sắm. Cứ mỗi người đi ra tiệm tạp hóa cạnh trại giam là có 1 lính Trung Quốc “tháp tùng”.
Đồ do Trung Quốc sản xuất thì rẻ còn đồ dùng của Mỹ đắt gấp 3-4 lần. Thấy tù binh Việt Nam cứ lựa đồ Mỹ mà mua, lính Trung Quốc hỏi, thì nhận được câu trả lời: “Bọn tao xài đồ Mỹ quen rồi”.
Nhắc đến kỷ niệm này, các cựu binh cười váng lên. Lúc đó, họ lại là những người lính trẻ trung trên HQ 604 đang tiến ra khơi để bảo vệ Trường Sa. Dùng chính máu thịt của mình để bảo vệ máu thịt tổ quốc.
Vậy là chương trình đã diễn ra tốt đẹp sau nhiều trở ngại, có lúc chỉ lo các bạn trẻ ở Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa bỏ cuộc. Có thể, vẫn còn những thiếu sót này khác nhưng sự nhiệt tình và tấm lòng của các bạn đối với đất nước mình đã thuyết phục được nhiều người. Được sống và làm việc bên các bạn trong 3 ngày là một may mắn cho tôi.
Chương trình đầu tiên được diễn ra ở Suối Lương là một vinh dự cho Ban giám đốc và các nhân viên vì chúng tôi đã góp được chút sức nhỏ bé cùng các bạn. Có thể sang năm, chương trình sẽ được tổ chức ở một nơi khác, đàng hoàng hơn, đông quan khách hơn và các quan chức cũng sẽ bớt lo sợ để mà tham gia cùng các bạn, nhưng lần tổ chức này là một kỷ niệm không thể quên được với Suối Lương. Vòng tròn đó sẽ mãi mãi bất tử.