Đàm phán song phương Nga - Ukraine: KYIV ĐƯA RA CÁC YÊU CẦU ĐẢM BẢO AN NINH TRONG TƯƠNG LAI
- Thứ ba - 29/03/2022 12:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Bây giờ là tới phần Nga cần nhượng bộ, nếu thực sự Moscow muốn hòa bình”.
Cuộc họp báo đầu tiên của phái đoàn Ukraine tại Hội đàm song phương với Liên bang Nga được tổ chức tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), với sự tham gia của Chủ tịch khối SN (Слуга народу - Đầy tớ của Nhân dân) tại Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine), ông David Arakhamia, Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Kyrylo Tymoshenko, Cố vấn Chánh Văn phòng Tổng thống Mikhail Podolyak, và lãnh đạo người Tatar Crimea Mustafa Dzhemilev.
Phía Ukraine cho rằng việc chuyển địa điểm đàm phán từ Belarus sang Thổ Nhĩ Kỳ là một thắng lợi, bởi trong đó có vấn đề Ukraine coi Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những bên bảo đảm an ninh cho mình trong tương lai.
Ông Arakhamia cho biết, Ukraine không đặt mục tiêu ký kết bất kỳ văn bản nào tại các cuộc đàm phán này, nhiệm vụ chính là cố gắng chuyển tải tới Nga những lập trường và đề xuất của Kyiv.
Một trong những đề xuất chính của Ukraine là tạo ra một hệ thống an ninh mới, vì hệ thống phòng thủ cũ rõ ràng là “không hoạt động”, và điều này có thể được nhìn thấy từ những gì đang xảy ra với Mariupol, Kharkiv và các thành phố khác đang bị Nga tấn công quân sự trực tiếp.
Vì không có nỗ lực nào của NATO và các khối phòng thủ khác có thể ngăn chặn được sự xâm lược của Nga, Ukraine đề xuất xây dựng và ký kết các thỏa thuận đa phương để có thể đảm bảo trên thực tế việc Ukaine được bảo vệ trong trường hợp có hành động xâm lược mới từ phía Nga, theo phát biểu của ông Arakhamia.
Ông Arakhamia nhấn mạnh rằng đây không phải là một bản tuyên bố mang tính hình thức, không có lực lượng và không có cơ chế thi hành như Bản ghi nhớ (Giác thư) Budapest (1994), mà là một hiệp ước quốc tế với những đảm bảo cụ thể, sẽ được ký kết và phê chuẩn bởi tất cả các quốc gia sẽ đóng vai trò bảo đảm cho an ninh cho Ukraine, có chế thi hành cụ thể, có trách nhiệm của các bên rõ ràng.
Những đảm bảo mà Ukraine cần trên thực tế phải tương tự như Điều 5 của Hiến chương NATO, nhưng với thời gian phản ứng hạn chế hơn. “NATO không có giới hạn nào về việc họ có thể tổ chức tham vấn trong bao lâu, nghĩa là, nếu có điều gì đó xảy ra, các cuộc tham vấn có thể kéo dài trong một năm”, ông Arakhamia nói.
Ukraine dự định giới hạn thời gian tham vấn giữa các bên bảo đảm an ninh cho nước này xuống còn ba ngày kể từ thời điểm cơ chế bảo đảm được kích hoạt, tức là trong trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược quân sự trực tiếp chống lại Ukraine và cả trong trường hợp bị tấn công bằng các kiểu chiến tranh trá hình hoặc chiến tranh giấu mặt như bị Nga tấn công ở Crimea và Donbass hay các hình thức chiến tranh khác.
Trong số các quốc gia bảo đảm an ninh cho mình, Ukraine muốn thấy tất cả các quốc gia là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (hiện giờ là Anh, Trung Quốc, Nga, Mỹ và Pháp - TG), cũng như Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Ý, Ba Lan và Israel. Ukraine cũng đưa ra yêu cầu cho phép các bên được tự do gia nhập các hiệp định đảm bảo an ninh.
Vấn đề với ORDLO (khu vực Donbass bị Nga chiếm đóng - TG) và Crimea hiện nay vẫn chưa được giải quyết, vì vậy các đảm bảo an ninh quốc tế sẽ chưa được áp dụng cho các vùng lãnh thổ mà Nga tạm thời chiếm đóng này.
Phía Ukraine cho rằng việc chuyển địa điểm đàm phán từ Belarus sang Thổ Nhĩ Kỳ là một thắng lợi, bởi trong đó có vấn đề Ukraine coi Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những bên bảo đảm an ninh cho mình trong tương lai.
Ông Arakhamia cho biết, Ukraine không đặt mục tiêu ký kết bất kỳ văn bản nào tại các cuộc đàm phán này, nhiệm vụ chính là cố gắng chuyển tải tới Nga những lập trường và đề xuất của Kyiv.
Một trong những đề xuất chính của Ukraine là tạo ra một hệ thống an ninh mới, vì hệ thống phòng thủ cũ rõ ràng là “không hoạt động”, và điều này có thể được nhìn thấy từ những gì đang xảy ra với Mariupol, Kharkiv và các thành phố khác đang bị Nga tấn công quân sự trực tiếp.
Vì không có nỗ lực nào của NATO và các khối phòng thủ khác có thể ngăn chặn được sự xâm lược của Nga, Ukraine đề xuất xây dựng và ký kết các thỏa thuận đa phương để có thể đảm bảo trên thực tế việc Ukaine được bảo vệ trong trường hợp có hành động xâm lược mới từ phía Nga, theo phát biểu của ông Arakhamia.
Ông Arakhamia nhấn mạnh rằng đây không phải là một bản tuyên bố mang tính hình thức, không có lực lượng và không có cơ chế thi hành như Bản ghi nhớ (Giác thư) Budapest (1994), mà là một hiệp ước quốc tế với những đảm bảo cụ thể, sẽ được ký kết và phê chuẩn bởi tất cả các quốc gia sẽ đóng vai trò bảo đảm cho an ninh cho Ukraine, có chế thi hành cụ thể, có trách nhiệm của các bên rõ ràng.
Những đảm bảo mà Ukraine cần trên thực tế phải tương tự như Điều 5 của Hiến chương NATO, nhưng với thời gian phản ứng hạn chế hơn. “NATO không có giới hạn nào về việc họ có thể tổ chức tham vấn trong bao lâu, nghĩa là, nếu có điều gì đó xảy ra, các cuộc tham vấn có thể kéo dài trong một năm”, ông Arakhamia nói.
Ukraine dự định giới hạn thời gian tham vấn giữa các bên bảo đảm an ninh cho nước này xuống còn ba ngày kể từ thời điểm cơ chế bảo đảm được kích hoạt, tức là trong trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược quân sự trực tiếp chống lại Ukraine và cả trong trường hợp bị tấn công bằng các kiểu chiến tranh trá hình hoặc chiến tranh giấu mặt như bị Nga tấn công ở Crimea và Donbass hay các hình thức chiến tranh khác.
Trong số các quốc gia bảo đảm an ninh cho mình, Ukraine muốn thấy tất cả các quốc gia là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (hiện giờ là Anh, Trung Quốc, Nga, Mỹ và Pháp - TG), cũng như Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Ý, Ba Lan và Israel. Ukraine cũng đưa ra yêu cầu cho phép các bên được tự do gia nhập các hiệp định đảm bảo an ninh.
Vấn đề với ORDLO (khu vực Donbass bị Nga chiếm đóng - TG) và Crimea hiện nay vẫn chưa được giải quyết, vì vậy các đảm bảo an ninh quốc tế sẽ chưa được áp dụng cho các vùng lãnh thổ mà Nga tạm thời chiếm đóng này.
Nhìn chung, mọi cuộc đàm phán nhằm kết thúc một cuộc chiến tranh đang trong giai đoạn ác liệt thường không mang lại kết quả. Trong nhiều trường hợp, đôi bên chỉ sử dụng bàn đàm phán để chuyển tải cho đối phương những lập trường của mình và sử dụng chúng làm công cụ tuyên truyền hoặc phản tuyên truyền.
Đàm phán song phương Nga - Ukraine hiện nay cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng phía Ukraine đã có những bước “xuống thang” thực tế và đáng kể. Nếu là người trung gian thì có thể thấy rằng những yêu cầu mà phía quốc gia bị tấn công đưa ra là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, một khó khăn là trong kế hoạch mà Ukraine đề xuất liệu có tìm được cơ chế thi hành hiệp định không, khi mà bên xâm lược sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân với bất cứ nước nào dám đưa quân vào Ukraine hoặc can thiệp vào cuộc chiến tranh này.
Bây giờ là tới phần Nga cần nhượng bộ, nếu thực sự Moscow muốn hòa bình.