DONALD TRUMP CÓ THỂ LẬP ĐẢNG MỚI
- Thứ tư - 20/01/2021 07:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump, người vẫn có ảnh hưởng đến công chúng Mỹ ngay cả sau khi ông rời Tòa Bạch Ốc vào hôm nay 20-1, gần đây đã tham khảo ý kiến của các nhân viên và những thủ hạ thân cận về việc thành lập một đảng mới, theo nguồn tin của “Wall Street Journal” (Nhật báo Phố Wall).
Tờ báo được biết rằng Donald Trump muốn gọi tập hợp chính trị mới là Đảng Ái quốc, và sự thành lập một tân đảng như vậy có thể coi là cần thiết vì một số chính trị gia Đảng Cộng hòa đã công khai phản đối vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ kể từ cuộc bao vây và đột nhập Điện Capitol hôm 6-1 vừa qua.
Việc khởi động một đảng mới sẽ đòi hỏi đầu tư đáng kể về thời gian và nguồn lực từ Donald Trump, vốn là một doanh nhân và tỷ phú, và trong nền chính trị lưỡng cực truyền thống của Hoa Kỳ (Dân chủ - Cộng hòa), các bên thứ ba thường không thể có đủ sự ủng hộ để đóng vai trò có ý nghĩa trong cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, một số thăm dò dư luận cho thấy rằng sự ưa chuộng của Donald Trump vẫn là đáng kể ở Hoa Kỳ và ông cũng có nhiều người ủng hộ mà Đảng Cộng hòa không thể tiếp cận trước chiến dịch tranh cử tổng thống của vị tỷ phú năm 2016.
Việc khởi động một đảng mới sẽ đòi hỏi đầu tư đáng kể về thời gian và nguồn lực từ Donald Trump, vốn là một doanh nhân và tỷ phú, và trong nền chính trị lưỡng cực truyền thống của Hoa Kỳ (Dân chủ - Cộng hòa), các bên thứ ba thường không thể có đủ sự ủng hộ để đóng vai trò có ý nghĩa trong cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, một số thăm dò dư luận cho thấy rằng sự ưa chuộng của Donald Trump vẫn là đáng kể ở Hoa Kỳ và ông cũng có nhiều người ủng hộ mà Đảng Cộng hòa không thể tiếp cận trước chiến dịch tranh cử tổng thống của vị tỷ phú năm 2016.
Tòa Bạch Ốc không bình luận về thông tin của “Wall Street Journal”. Trong bài phát biểu chia tay, Donald Trump nói rằng “phong trào mà chúng tôi khởi động mới chỉ là bắt đầu”, nhưng không rõ liệu ông chỉ nói những điều chung chung hay thực sự đề cập đến việc thành lập một đảng mới.
Báo chí cũng đề cập nhiều về ngày cuối cùng của vị tổng thống trên cương vị nguyên thủ quốc gia. Như đã thông báo trước trong một tweet (và đó là 1 trong 2 tweet cuối cùng của ông trước khi chia tay vĩnh viễn mạng xã hội này), Donald Trump không dự lễ tuyên thệ và nhậm chức của Tân tổng thống Joe Biden.
Bằng động thái này, ông đã đoạn tuyệt với một truyền thống từ vài trăm năm nay: từ sáng sớm (khoảng 14h theo giờ Châu Âu), Donald Trump đã rời Tòa Bạch Ốc và vào đầu giờ chiều, sẽ tham dự lễ chia tay tại căn cứ không quân Andrews trên cương vị Tổng tư lệnh Quân đội, đây là một truyền thống có từ thời tổng thống Ronald Reagan.
Theo thông tin từ báo giới, buổi lễ tại phi trường Andrews sẽ giản dị hơn nhiều so với dự định, tuy rằng khả năng vẫn có thể có 21 phát đại bác theo thông lệ. Số khách mời tham dự rốt cục cũng không đông do rất nhiều người quyết định từ chối, nên theo một số nguồn tin, mỗi khách mời có thể đưa thêm 5 người đi cùng.
Đáng chú ý là 4 nhân vật tối cao thuộc Đảng Cộng hòa - các vị Mike Pence, Mitch McConnell, Kevin McCarthy và Liz Cheney, đương nhiên từng là những đồng minh và trợ thủ gần gũi của ông Donald Trump - cũng không dự lễ chia tay ông vì còn chuẩn bị tham dự lễ nhậm chức của tân tổng thống.
Từ căn cứ không quân Andrews, vẫn trên cương vị tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump sẽ về tư gia của ông tại Florida trên chiếc máy bay Air Force One, mang theo chiếc cặp hạt nhân “bất ly thân”. Mã khởi động của chiếc cặp này sẽ được vô hiệu lực vào buổi trưa và sau khi Joe Biden tuyên thệ, ông sẽ có trong tay một ciếc cặp khác.
Tối hôm qua 19-1, Donald Trump đã có bài phát biểu chia tay quốc dân, trong đó ông nói rằng theo ông, nhiệm kỳ vừa qua đã thành công trong việc khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại. Ông không nhắc đến hơn 400 ngàn người Mỹ đã qua đời vì Covid-19, và cũng không nhắc đến tên của Joe Biden, nhưng nói rằng ông đang cầu nguyện cho sự thành công của chính quyền mới.
Từ giã đồng bào, Donald Trump cũng tuyên bố rằng phong trào mà ông đã khởi động giờ mới chỉ bắt đầu. Bài phát biểu mang “âm hưởng” ôn hòa, không nhắc tới những cáo buộc về các vi phạm bầu cử, điều mà ê-kíp của ông trong mấy tháng vừa qua đã làm ầm ĩ và kiện lên mọi cấp tòa, nhưng đều bị bác bỏ.