Chiến tranh ở Ukraine: LÍNH NGHĨA VỤ NGHÈO KHÓ BIẾN THÀNH “BIA ĐỠ ĐẠN”
- Thứ tư - 30/03/2022 15:23
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Những binh lính Nga được cử ra mặt trận Ukraine hầu hết đến từ tầng lớp khó khăn hoặc dân tộc thiểu số, theo bài viết trên mạng francetvinfo.fr (France Info), hệ thống truyền thông công lớn nhất của Pháp.
France Info cho hay: không cần phải tìm con trai của các nhà tài phiệt Nga trong danh sách quân nhân tới Ukraine, bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ ai. Những người lính nghĩa vụ được Điện Kremlin gửi ra mặt trận đến từ các gia đình nghèo và đặc biệt là người dân tộc hoặc tôn giáo thiểu số.
Trong những ngày qua, Kamil Galeev - một nhà nghiên cứu làm việc cho Trung tâm Wilson của think tank Mỹ tại Moscow đã tổng hợp và nghiên cứu các thông báo trên báo chí địa phương danh sách những người lính nhập viện và tử trận.
Nhà nghiên cứu đi đến kết luận: danh sách này có nhiều người mang họ Hồi giáo có nguồn gốc từ Cộng hòa Dagestan ở vùng Kavkaz và cả những người Tatars ở Crimea - một nhóm dân có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ thường bị xếp ở bậc thang cuối cùng trong xã hội.
Hoặc người Kazakh - một dân tộc tiểu số từ vùng Astrakhan bên bờ biển Caspi: tỷ lệ đại diện của họ trong danh sách lớn hơn bảy lần so với tỷ lệ của họ trong dân số chung; đây cũng lại là một dân tộc thiểu số.
Thêm vào đó là những thanh niên đến từ vùng nông thôn hoặc các thị trấn nhỏ của vùng Siberia. Và từ đây, có thể biết rõ hơn về nguồn gốc của những người lính nghĩa vụ này. Hầu hết trong số họ đến từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Vladimir Putin, sau khi phủ nhận, cuối cùng cũng thừa nhận, hai tuần trước, sự hiện diện của lính nghĩa vụ trong số lính được gửi ra chiến trường, trong đội quân tham chiến không chỉ có quân nhân chuyên nghiệp.
Điều này giải thích tại sao trong số tù binh bị bắt tại Ukraine lại có sự hiện diện rất nhiều những gương mặt còn rất trẻ.
Nguy cơ phản đối xã hội hạn chế
Tại sao Điện Kremlin lại chọn kiểu tuyển dụng này: lý do khá đơn giản bởi vì ở những cộng đồng thiểu số này nguy cơ phản đối của xã hội rất thấp. Theo đúng nghĩa của từ, những người lính này đang thực sự bị biến thành “bia đỡ đạn”.
Về lý thuyết, ở Nga, tất cả nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 27 đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong một năm. Và lính nghĩa vụ đại diện cho khoảng một phần ba lực lượng binh lính.
Nhưng trên thực tế, các gia đình khá giả, đặc biệt là ở các khu vực thành thị, thường xoay sở để cứu con trai của họ khỏi phải nhập ngũ thông qua một giấy xác nhận tình trạng sức khỏe hoặc một chứng chỉ học tập.
Trong những ngày qua, Kamil Galeev - một nhà nghiên cứu làm việc cho Trung tâm Wilson của think tank Mỹ tại Moscow đã tổng hợp và nghiên cứu các thông báo trên báo chí địa phương danh sách những người lính nhập viện và tử trận.
Nhà nghiên cứu đi đến kết luận: danh sách này có nhiều người mang họ Hồi giáo có nguồn gốc từ Cộng hòa Dagestan ở vùng Kavkaz và cả những người Tatars ở Crimea - một nhóm dân có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ thường bị xếp ở bậc thang cuối cùng trong xã hội.
Hoặc người Kazakh - một dân tộc tiểu số từ vùng Astrakhan bên bờ biển Caspi: tỷ lệ đại diện của họ trong danh sách lớn hơn bảy lần so với tỷ lệ của họ trong dân số chung; đây cũng lại là một dân tộc thiểu số.
Thêm vào đó là những thanh niên đến từ vùng nông thôn hoặc các thị trấn nhỏ của vùng Siberia. Và từ đây, có thể biết rõ hơn về nguồn gốc của những người lính nghĩa vụ này. Hầu hết trong số họ đến từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Vladimir Putin, sau khi phủ nhận, cuối cùng cũng thừa nhận, hai tuần trước, sự hiện diện của lính nghĩa vụ trong số lính được gửi ra chiến trường, trong đội quân tham chiến không chỉ có quân nhân chuyên nghiệp.
Điều này giải thích tại sao trong số tù binh bị bắt tại Ukraine lại có sự hiện diện rất nhiều những gương mặt còn rất trẻ.
Nguy cơ phản đối xã hội hạn chế
Tại sao Điện Kremlin lại chọn kiểu tuyển dụng này: lý do khá đơn giản bởi vì ở những cộng đồng thiểu số này nguy cơ phản đối của xã hội rất thấp. Theo đúng nghĩa của từ, những người lính này đang thực sự bị biến thành “bia đỡ đạn”.
Về lý thuyết, ở Nga, tất cả nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 27 đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong một năm. Và lính nghĩa vụ đại diện cho khoảng một phần ba lực lượng binh lính.
Nhưng trên thực tế, các gia đình khá giả, đặc biệt là ở các khu vực thành thị, thường xoay sở để cứu con trai của họ khỏi phải nhập ngũ thông qua một giấy xác nhận tình trạng sức khỏe hoặc một chứng chỉ học tập.
Ngược lại, ở những khu vực khó khăn và ở nông thôn (13% dân số Nga sống dưới mức nghèo khổ), việc đi lính có thể mang lại hy vọng cho sự thăng tiến xã hội. Mức lương khi tham gia quân đội cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu. Theo lời kể của Kamil Galeev, trong trường hợp tử trận, gia đình sẽ được bồi thường 7 triệu Rúp, tương đương 70.000 Euro.
Điều này đủ để làm im lặng bất kỳ sự phản đối nào. Tất nhiên là chưa kể đến những tuyên truyền tôn vinh các tử sĩ “như những anh hùng”.
Số người suy giảm và quân đội không hiệu quả
Cách huy động lính chiến đấu này không thể tồn tại mãi và đây cũng chính là một trong những điểm yếu của cách sử dụng người này. Dân số của Nga đang giảm nhanh chóng, tỷ lệ sinh rất thấp. Nguồn dự trữ những người lính trẻ không phải là không cạn. Một nhược điểm nữa của lính nghĩa vụ là, chỉ ngay theo định nghĩa thôi, bản thân họ đã hoàn toàn không có kinh nghiệm như quân nhân chuyên nghiệp.
Vì vậy hiệu quả quân sự của họ trên tiền tuyến thấp hơn rất nhiều.
Cuối cùng, không loại trừ đến một thời điểm nào đó, nếu số lượng binh lính Nga thiệt mạng tiếp tục tăng lên thì sẽ nảy sinh sự phẫn nộ từ các gia đình. Gần đây nhất Nga đã thừa nhận họ có 1.350 lính tử trận, một con số có vẻ tương đối nhỏ (so với thực tế), nhưng điều này đã là đáng kể đối với một con số chính thức.
Trong cuộc chiến ở Afghanistan vào những năm 1980, Moscow đưa ra con số 15.000 lính hy sinh, nhiều gấp mười lần so với kỷ lục chính thức ở Ukraine, nhưng đó là trong mười năm của cuộc chiến tranh.