CÒN CÓ MỘT KỲ ANH KHÁC
- Thứ tư - 01/06/2016 01:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Tất cả đều chưa có câu trả lời, và tôi nghĩ, sẽ không có câu trả lời cho đến chừng nào bầu trời đất nước không còn những áng mây quyền lực che phủ”.
Bên cạnh những dấu chân đi biển mòn sỏi của bà con từ bao đời, Kỳ Anh, mảnh đất miền Trung nghèo nàn mấy năm nay bỗng nhiên nhộn nhịp hẳn. Bức màn đêm phủ xuống, Kỳ Anh trở thành một điểm ăn chơi hấp dẫn không thua kém bất kỳ thành thị nào.
Tôi hỏi anh chủ khách sạn: “Không khí nơi đây buồn tẻ quá, vậy người dân giải trí bằng cách nào?”. Câu trả lời của anh chủ khách sạn khiến tôi không khỏi ngạc nhiên:
- Ở đây muốn gì mà không được? Chỉ cần có tiền!
- Tức là cái gì cũng có?
- Đúng vậy, thứ ăn chơi nào mà nơi này chả có. Còn dữ hơn thành phố ấy chứ.
Đến giờ tôi mới biết mình quê mùa quá đỗi. Cứ tưởng dân thành phố đi ra miền Trung là đi về một xứ sở nghèo nàn lạc hậu, thì ra nơi này ngoài “cá chết” còn có nhiều “bí ẩn” rất thú vị.
Các thú ăn chơi ở đây, xin nhấn mạnh là đầy đủ từ A-Z, chủ yếu là phục vụ người ngoại quốc. Nghĩ cũng phải, những người Đài Loan - Trung Quốc ban ngày đi làm, tối đến họ cần dịch vụ để giải trí, nếu không thì ai dám sang đây ở lâu.
Những khách sạn lớn dần dần mọc lên phục vụ nhu cầu qua đêm của mọi hình thức tình dục và ma tuý. Đây không còn là mảnh đất miền Trung nắng gió với những bờ biển chài lưới tấp nập, những con thuyền đánh bắt cá xa khơi ngày một vơi dần chốn neo đậu, những quán ăn thủy hải sản ven đường đến hải cảng đã vắng bóng thực khách từ gần hai tháng nay. Thay vào đó, nó đã thật sự trở thành một vùng đất phục vụ công nghiệp cả về nghĩa đen lẫn bóng.
Theo thời gian, thanh niên bản xứ dần sa đà vào những thói ăn chơi bất tận. Đời, thói hư tật xấu lúc nào cũng dễ xâm lăng. Bởi vậy mới nói, giờ đây không còn cá để đánh bắt, hết chuyện làm, họ càng phải kiếm cái khác để khuây khoả thời gian. Chỉ sợ đến lúc túi tiền dốc cạn, công việc thì không còn, những chàng trai bao đời làm nghề đánh bắt cá liệu có đủ “vốn cứng” để ăn chơi như những người ngoại quốc xa hoa.
Bên cạnh những khách sạn, karaoke dịch vụ, sàn nhảy…, bạn sẽ càng ngạc nhiên hơn khi biết được các doanh nghiệp hai bên đường ở Kỳ Anh, nhìn bên ngoài thấy xập xệ, buôn bán toàn mấy món đồ lặt vặt, vậy mà vốn lưu động của họ ít nhất là một triệu đô-la. Thế đó, những doanh nghiệp ở đây toàn nói chuyện bằng đô. Họ phất lên là nhờ buôn bán với người nước ngoài, còn buôn bán mặt hàng gì thì giống như đặt câu hỏi về việc cá chết, rất khó trả lời.
Đằng sau bức tranh đối nghịch giữa những doanh nghiệp triệu đô và bà con sống bằng nghề đánh bắt cá đang thất nghiệp, liệu còn bao nhiêu thời gian để chúng ta sữa chữa sai lầm cho đến khi bầu trời khu vực bị ám đen bởi những đồng tiền mang màu sắt thép, bờ biển và đại dương có thể xanh trong vòng bao nhiêu hải lý nữa khi Formosa đi vào hoạt động? Tất cả những nguy cơ đều đã được nhìn thấy trước.
Đó sẽ là ngày hầu như không còn sinh vật biển gần bờ nào sống sót, trẻ em Kỳ Anh sẽ không còn được thấy những vì sao trong đêm. Nạn ô nhiễm sẽ theo dòng hải lưu lan tràn xuống khắp những khu vực phía Nam, tạo nên thảm hoạ môi trường khủng khiếp nhất trong lịch sử đất nước.
Chỉ có tìm ra nguyên nhân cá chết mới an định được lòng dân, chỉ e đến ngày đó, phải chăng đã quá muộn màng. Đáng thương cho một Kỳ Anh đang vẫy vùng đổi mới đang đối mặt nguy cơ trở thành vùng đất chết trong tương lai.
Người dân đánh bắt cá thường không biết lo xa, họ thường xài hết tiền làm được, ngày nào tốt ngày đó, chứ ít gia đình nào dành dụm một khoản tiền lớn đề phòng bất trắc. Mỗi ngày vào mẻ lưới có khi được 1 triệu, may mắn thì được 3 triệu tiền cá, vậy mà cuộc sống cũng không dư giả. Quá tự tin và lệ thuộc vào nguồn lợi từ biển cả, không lường trước đến ngày biển chết, phận người sẽ long đong. Có những thanh niên trai tráng, chọn những ngày đoán biết có đợt cá đầy mới chịu ra khơi (tức là thu nhập mỗi ngày tính trung bình phải từ 3 triệu trở lên, chứ một hai triệu họ chê ít), không thì ở nhà nằm võng cho sướng.
Có nằm mơ họ cũng không nghĩ rằng, giờ đây nguồn lợi từ hải sản, ngành nghề giúp họ tồn tại lại nằm trong hoàn cảnh u ám chưa có lối thoát. Mỗi buổi sáng chiều, xác những con cá còn sót lại được thuỷ triều đưa vào bờ thay cho hình ảnh cá chết trắng biển, cá xa bờ thì không ai chịu mua. Nhà nào hầu như cũng… trên ba người con, có nhà năm sáu đứa. Họ sẽ chịu đựng được đến bao lâu?
Những hộ gia đình ở đây không ai dám ăn cá, bởi đã có nhiều người ngộ độc. Một tháng kể từ khi cá chết, gia đình chị H. - một gia đình thương lái cá đang chịu cảnh thất nghiệp - liều ăn thử con cá biển mà họ nghĩ sẽ an toàn. Gia đình 5 người thì 4 người phải nhập viện, chỉ có chồng chị là không sao vì… không ăn.
Có những gia đình Kỳ Anh hiện nay đã không còn thức ăn dành cho những sinh vật nuôi trong nhà như chó, mèo. Hàng xóm của chị H., đem một con cá lớn cho đàn chó ăn thử, ăn xong, nguyên đàn nằm bẹp xuống đất, giãy đành đạch như gà, may sao chưa chết. Gia đình này cũng đang nuôi heo bằng gạo do nhà nước cứu trợ thay cho cám. Gạo của nhà nước, đơn giản là ăn không được.
Dù bạn là ai, việc được sinh sống ở một đất nước có chiều dài bờ biển xuyên suốt từ Bắc chí Nam mà không dám, không thể ăn cá biển là một sự sỉ nhục.
Hôm nay lên Facebook thấy một người bạn viết status ngắn củn mà sao nước mắt cay xè, bạn ấy nói: “Thèm ăn cá quá!”.
Bao nhiêu người trong chúng ta đã bỏ thói quen mua cá hàng tuần ở những khu chợ búa đậm sắc Việt, ở những siêu thị phong cách Tây cùng những ánh mắt hoài nghi về chất lượng của cá? Và rồi, bao nhiêu người đủ khả năng tài chính để ăn cá nhập khẩu từ Úc, Hàn Quốc cho qua giai đoạn bi hài như thế này của đất nước? Người dân Kỳ Anh và chúng ta phải đương đầu với nạn cá chết, quan trọng hơn là môi trường sống đang bị đe dọa ra sao?
Tất cả đều chưa có câu trả lời, và tôi nghĩ, sẽ không có câu trả lời cho đến chừng nào bầu trời đất nước không còn những áng mây quyền lực che phủ.
Tôi hỏi anh chủ khách sạn: “Không khí nơi đây buồn tẻ quá, vậy người dân giải trí bằng cách nào?”. Câu trả lời của anh chủ khách sạn khiến tôi không khỏi ngạc nhiên:
- Ở đây muốn gì mà không được? Chỉ cần có tiền!
- Tức là cái gì cũng có?
- Đúng vậy, thứ ăn chơi nào mà nơi này chả có. Còn dữ hơn thành phố ấy chứ.
Đến giờ tôi mới biết mình quê mùa quá đỗi. Cứ tưởng dân thành phố đi ra miền Trung là đi về một xứ sở nghèo nàn lạc hậu, thì ra nơi này ngoài “cá chết” còn có nhiều “bí ẩn” rất thú vị.
Các thú ăn chơi ở đây, xin nhấn mạnh là đầy đủ từ A-Z, chủ yếu là phục vụ người ngoại quốc. Nghĩ cũng phải, những người Đài Loan - Trung Quốc ban ngày đi làm, tối đến họ cần dịch vụ để giải trí, nếu không thì ai dám sang đây ở lâu.
Những khách sạn lớn dần dần mọc lên phục vụ nhu cầu qua đêm của mọi hình thức tình dục và ma tuý. Đây không còn là mảnh đất miền Trung nắng gió với những bờ biển chài lưới tấp nập, những con thuyền đánh bắt cá xa khơi ngày một vơi dần chốn neo đậu, những quán ăn thủy hải sản ven đường đến hải cảng đã vắng bóng thực khách từ gần hai tháng nay. Thay vào đó, nó đã thật sự trở thành một vùng đất phục vụ công nghiệp cả về nghĩa đen lẫn bóng.
Theo thời gian, thanh niên bản xứ dần sa đà vào những thói ăn chơi bất tận. Đời, thói hư tật xấu lúc nào cũng dễ xâm lăng. Bởi vậy mới nói, giờ đây không còn cá để đánh bắt, hết chuyện làm, họ càng phải kiếm cái khác để khuây khoả thời gian. Chỉ sợ đến lúc túi tiền dốc cạn, công việc thì không còn, những chàng trai bao đời làm nghề đánh bắt cá liệu có đủ “vốn cứng” để ăn chơi như những người ngoại quốc xa hoa.
Bên cạnh những khách sạn, karaoke dịch vụ, sàn nhảy…, bạn sẽ càng ngạc nhiên hơn khi biết được các doanh nghiệp hai bên đường ở Kỳ Anh, nhìn bên ngoài thấy xập xệ, buôn bán toàn mấy món đồ lặt vặt, vậy mà vốn lưu động của họ ít nhất là một triệu đô-la. Thế đó, những doanh nghiệp ở đây toàn nói chuyện bằng đô. Họ phất lên là nhờ buôn bán với người nước ngoài, còn buôn bán mặt hàng gì thì giống như đặt câu hỏi về việc cá chết, rất khó trả lời.
Đằng sau bức tranh đối nghịch giữa những doanh nghiệp triệu đô và bà con sống bằng nghề đánh bắt cá đang thất nghiệp, liệu còn bao nhiêu thời gian để chúng ta sữa chữa sai lầm cho đến khi bầu trời khu vực bị ám đen bởi những đồng tiền mang màu sắt thép, bờ biển và đại dương có thể xanh trong vòng bao nhiêu hải lý nữa khi Formosa đi vào hoạt động? Tất cả những nguy cơ đều đã được nhìn thấy trước.
Đó sẽ là ngày hầu như không còn sinh vật biển gần bờ nào sống sót, trẻ em Kỳ Anh sẽ không còn được thấy những vì sao trong đêm. Nạn ô nhiễm sẽ theo dòng hải lưu lan tràn xuống khắp những khu vực phía Nam, tạo nên thảm hoạ môi trường khủng khiếp nhất trong lịch sử đất nước.
Chỉ có tìm ra nguyên nhân cá chết mới an định được lòng dân, chỉ e đến ngày đó, phải chăng đã quá muộn màng. Đáng thương cho một Kỳ Anh đang vẫy vùng đổi mới đang đối mặt nguy cơ trở thành vùng đất chết trong tương lai.
Người dân đánh bắt cá thường không biết lo xa, họ thường xài hết tiền làm được, ngày nào tốt ngày đó, chứ ít gia đình nào dành dụm một khoản tiền lớn đề phòng bất trắc. Mỗi ngày vào mẻ lưới có khi được 1 triệu, may mắn thì được 3 triệu tiền cá, vậy mà cuộc sống cũng không dư giả. Quá tự tin và lệ thuộc vào nguồn lợi từ biển cả, không lường trước đến ngày biển chết, phận người sẽ long đong. Có những thanh niên trai tráng, chọn những ngày đoán biết có đợt cá đầy mới chịu ra khơi (tức là thu nhập mỗi ngày tính trung bình phải từ 3 triệu trở lên, chứ một hai triệu họ chê ít), không thì ở nhà nằm võng cho sướng.
Có nằm mơ họ cũng không nghĩ rằng, giờ đây nguồn lợi từ hải sản, ngành nghề giúp họ tồn tại lại nằm trong hoàn cảnh u ám chưa có lối thoát. Mỗi buổi sáng chiều, xác những con cá còn sót lại được thuỷ triều đưa vào bờ thay cho hình ảnh cá chết trắng biển, cá xa bờ thì không ai chịu mua. Nhà nào hầu như cũng… trên ba người con, có nhà năm sáu đứa. Họ sẽ chịu đựng được đến bao lâu?
Những hộ gia đình ở đây không ai dám ăn cá, bởi đã có nhiều người ngộ độc. Một tháng kể từ khi cá chết, gia đình chị H. - một gia đình thương lái cá đang chịu cảnh thất nghiệp - liều ăn thử con cá biển mà họ nghĩ sẽ an toàn. Gia đình 5 người thì 4 người phải nhập viện, chỉ có chồng chị là không sao vì… không ăn.
Có những gia đình Kỳ Anh hiện nay đã không còn thức ăn dành cho những sinh vật nuôi trong nhà như chó, mèo. Hàng xóm của chị H., đem một con cá lớn cho đàn chó ăn thử, ăn xong, nguyên đàn nằm bẹp xuống đất, giãy đành đạch như gà, may sao chưa chết. Gia đình này cũng đang nuôi heo bằng gạo do nhà nước cứu trợ thay cho cám. Gạo của nhà nước, đơn giản là ăn không được.
Dù bạn là ai, việc được sinh sống ở một đất nước có chiều dài bờ biển xuyên suốt từ Bắc chí Nam mà không dám, không thể ăn cá biển là một sự sỉ nhục.
Hôm nay lên Facebook thấy một người bạn viết status ngắn củn mà sao nước mắt cay xè, bạn ấy nói: “Thèm ăn cá quá!”.
Bao nhiêu người trong chúng ta đã bỏ thói quen mua cá hàng tuần ở những khu chợ búa đậm sắc Việt, ở những siêu thị phong cách Tây cùng những ánh mắt hoài nghi về chất lượng của cá? Và rồi, bao nhiêu người đủ khả năng tài chính để ăn cá nhập khẩu từ Úc, Hàn Quốc cho qua giai đoạn bi hài như thế này của đất nước? Người dân Kỳ Anh và chúng ta phải đương đầu với nạn cá chết, quan trọng hơn là môi trường sống đang bị đe dọa ra sao?
Tất cả đều chưa có câu trả lời, và tôi nghĩ, sẽ không có câu trả lời cho đến chừng nào bầu trời đất nước không còn những áng mây quyền lực che phủ.