BỈ: TRANH LUẬN GAY GẮT VỀ VẤN ĐỀ TỴ NẠN
- Thứ hai - 31/08/2015 20:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Trong khi Brussels đang loay hoay với 12.000 đơn xin tỵ nạn (chủ yếu của người tỵ nạn đến từ Iraq, Syria, Afghanistan, Somali, Guinea...), Thị trưởng TP. Antwerp, ông Bart de Wever gây bão với cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh Terzake tối 26-8 vừa qua.
“Châu Âu nên có các quyết định khác, vì gần như không thể tránh được là các nước thành viên sẽ bảo vệ biên giới của họ” (ám chỉ Hungary). Ông Bart De Wever nói thêm: “Tôi là người ủng hộ Hiệp ước Schengen, nhưng nếu như nó trở thành tự do đi lại của bọn tội phạm và khủng bố, thì cũng phải có biện pháp thôi”.
Ngay sau phát biểu của ông De Wever, hàng ngàn bình luận đã xuất hiện trên mạng xã hội.
Người thì cho rằng “dân tỵ nạn không nhất thiết phải là tội phạm hay khủng bố”. Người thì đáp lại rằng “việc giúp đỡ người tỵ nạn nếu đất nước họ có chiến tranh là điều nên làm, nhưng cũng cần kiểm soát chặt chẽ để bọn khủng bố không trà trộn vào”. Người lại nêu ý kiến “nên giúp ở nước họ để họ không phải chạy đi sang chỗ khác”, v.v...
Trong khi đó, Trung tâm Di dân Liên bang (Federaal Migratiecentrum) thì nhắc tới những quyền lợi và nghĩa vụ của người tỵ nạn được nêu trong Công ước Genève.
Các đảng phái chính trị khác ở Bỉ cũng lên tiếng. Bà Kathleen (dân biểu Nghị viện Châu Âu) thuộc Đảng Xã hội nói rằng ông De Wever “không có tí tình thương nào đối với những người tỵ nạn”. “Lại vẫn cái kiểu hùng biện đấu tranh cho dân chúng tôi trước đã” - ông Wouter De Vriendt của Đảng Xanh (Groen) phẫn nộ nói thêm.
Thậm chí Đảng liên minh CD&V cũng không đứng về phía ông De Wever. “Rõ ràng, không thể có chuyện công dân hạng nhất hay hạng hai, hoặc công dân hạng A hay hạng B ở đây” - bà Nahima Lanjri, dân biểu Quốc hội nhấn mạnh.
Chỉ có Đảng Open VLD là đứng về phía ông Bart de Wever. “Chúng ta phải có lòng bác ái, nhưng chúng ta cũng không nên ngây thơ nghĩ rằng không có biên giới cho lòng bác ái” - ông Gwendolyn Rutten, chủ tịch Đảng Open VLD nói và thêm rằng: “Hệ thống bảo hiểm xã hội của chúng ta không có dự phòng để nhận một sự nhập cư và di dân lớn đến vậy như hiện nay. Sẽ phải có một giải pháp khác tốt hơn”.
Trong khi đó, Châu Âu đang tiếp tục bàn thảo về vấn đề Schengen. “Không thể bàn thảo về việc bãi bỏ các nguyên tắc cơ bản của khối Schengen, trong đó có việc kiểm soát biên giới giữa các nước thành viên của Liên hiệp Châu Âu” - Ủy ban Châu Âu nhấn mạnh sau khi Thủ tướng Bỉ Charles Michel yêu cầu xem lại các nguyên tắc của Schengen
Theo người phát ngôn, các thỏa thuận của khối Schengen có bao gồm “các biện pháp đầy đủ” để bảo vệ an ninh biên giới. Như vậy, các nước thành viên có quyền sử dụng các chính sách của họ để có sự an toàn hơn, nhưng chỉ là khi chưa có các quy định mới về kiểm soát biên giới.
Trong khi đó, rất nhiều người lên tiếng rằng các điều khoản của Hiệp uớc Schengen về biên giới là không thể bàn thêm hay sửa đổi gì nữa, nhất là sau vụ tấn công và khủng bố bất thành trên tàu cao tốc Thalys trên đường đi từ Amsterdam tới Paris mới đây.
Ngay sau phát biểu của ông De Wever, hàng ngàn bình luận đã xuất hiện trên mạng xã hội.
Người thì cho rằng “dân tỵ nạn không nhất thiết phải là tội phạm hay khủng bố”. Người thì đáp lại rằng “việc giúp đỡ người tỵ nạn nếu đất nước họ có chiến tranh là điều nên làm, nhưng cũng cần kiểm soát chặt chẽ để bọn khủng bố không trà trộn vào”. Người lại nêu ý kiến “nên giúp ở nước họ để họ không phải chạy đi sang chỗ khác”, v.v...
Trong khi đó, Trung tâm Di dân Liên bang (Federaal Migratiecentrum) thì nhắc tới những quyền lợi và nghĩa vụ của người tỵ nạn được nêu trong Công ước Genève.
Các đảng phái chính trị khác ở Bỉ cũng lên tiếng. Bà Kathleen (dân biểu Nghị viện Châu Âu) thuộc Đảng Xã hội nói rằng ông De Wever “không có tí tình thương nào đối với những người tỵ nạn”. “Lại vẫn cái kiểu hùng biện đấu tranh cho dân chúng tôi trước đã” - ông Wouter De Vriendt của Đảng Xanh (Groen) phẫn nộ nói thêm.
Thậm chí Đảng liên minh CD&V cũng không đứng về phía ông De Wever. “Rõ ràng, không thể có chuyện công dân hạng nhất hay hạng hai, hoặc công dân hạng A hay hạng B ở đây” - bà Nahima Lanjri, dân biểu Quốc hội nhấn mạnh.
Chỉ có Đảng Open VLD là đứng về phía ông Bart de Wever. “Chúng ta phải có lòng bác ái, nhưng chúng ta cũng không nên ngây thơ nghĩ rằng không có biên giới cho lòng bác ái” - ông Gwendolyn Rutten, chủ tịch Đảng Open VLD nói và thêm rằng: “Hệ thống bảo hiểm xã hội của chúng ta không có dự phòng để nhận một sự nhập cư và di dân lớn đến vậy như hiện nay. Sẽ phải có một giải pháp khác tốt hơn”.
Trong khi đó, Châu Âu đang tiếp tục bàn thảo về vấn đề Schengen. “Không thể bàn thảo về việc bãi bỏ các nguyên tắc cơ bản của khối Schengen, trong đó có việc kiểm soát biên giới giữa các nước thành viên của Liên hiệp Châu Âu” - Ủy ban Châu Âu nhấn mạnh sau khi Thủ tướng Bỉ Charles Michel yêu cầu xem lại các nguyên tắc của Schengen
Theo người phát ngôn, các thỏa thuận của khối Schengen có bao gồm “các biện pháp đầy đủ” để bảo vệ an ninh biên giới. Như vậy, các nước thành viên có quyền sử dụng các chính sách của họ để có sự an toàn hơn, nhưng chỉ là khi chưa có các quy định mới về kiểm soát biên giới.
Trong khi đó, rất nhiều người lên tiếng rằng các điều khoản của Hiệp uớc Schengen về biên giới là không thể bàn thêm hay sửa đổi gì nữa, nhất là sau vụ tấn công và khủng bố bất thành trên tàu cao tốc Thalys trên đường đi từ Amsterdam tới Paris mới đây.