ANGELA MERKEL KHÔNG LÙI BƯỚC TRONG HỒ SƠ TỴ NẠN
- Thứ hai - 18/01/2016 14:44
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Mặc dù tỷ lệ ủng hộ của Thủ tướng Đức giảm mạnh sau những cuộc sách nhiễu tình dục diễn ra đêm Giao thừa tại nhiều thành phố ở Đức, mà thủ phạm được coi là những người xin tỵ nạn ở Đức, nhưng Angela Merkel vẫn kiên định theo đường lối xử lý khủng hoảng tỵ nạn của bà.
Thủ tướng Đức cũng không nhượng bộ trước những chỉ trích và đòi hỏi phải “đổi hướng”, theo thông báo của Phát ngôn viên Chính phủ Đức Steffen Seibert và ông Peter Tauber, Tổng Thư ký Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU), chính đảng cánh hữu do bà Merkel đứng đầu trên cương vị Chủ tịch.
Trong cuộc họp báo tại Berlin, ông Steffen Seibert cho hay, Thủ tướng Đức đã lắng nghe những ý kiến từ đảng anh em Liên minh Xã hội Thiên Chúa giáo ở bang Bayern (CSU) và đối tác trong liên minh cầm quyền, Đảng Xã hội Dân chủ Đức (SPD), nhưng bà vẫn tiếp tục thực hiện “chương trình hoàn toàn rõ ràng” liên quan tới vấn đề người tỵ nạn của mình.
Sở dĩ cần nhấn mạnh điều này, vì bên cạnh CSU, SPD cũng bắt đầu phê phán chính sách tỵ nạn của bà Merkel. Chủ tịch đảng này, Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel - sau phiên họp tại Nauen của Ban lãnh đạo đảng - đã nói rằng, không thể chấp nhận được việc bà Merkel, với việc tiếp nhận người tỵ nạn, “trở nên được tôn vinh tại thế giới Ả Rập”, nhưng nhiệm vụ để người tỵ nạn hội nhập thì lại bỏ ngỏ cho SPD.
Một trong những Phó Chủ tịch SPD, ông Ralf Stegner, cũng phát biểu rằng Angela Merkel là chính khách có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới, nhưng cuộc khủng hoảng tỵ nạn cho thấy rằng bà không làm được gì trên trường quốc tế. Để trả lời, Tổng Thư ký CDU Peter Tauber vạc lại, rằng SPD chỉ đóng vai “người tốt” khi đón tiếp dân tỵ nạn, nhưng “những quyết định khó khăn” thì luôn nhường lại cho CDU.
Theo một số nhà bình luận Đức, sở dĩ SPD cũng “quay lưng lại” với Merkel, vì tháng 3 tới tại ba tiểu bang (Baden-Württemberg, Rheinland-Pfalz và Sachsen-Anhalt) sẽ diễn ra các cuộc bầu cử, và các chính khách Xã hội Dân chủ ở cả ba nơi đều có sự tụt hậu đáng kể so với giới đảng viên CDU.
Tuy nhiên, về căn bản, SPD không phản đối chính sách tỵ nạn của Thủ tướng Đức. Ngược lại, CSU thì cho rằng sự hợp tác giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ dẫn tới đại bại, và đảng này muốn Đức khóa biên giới và không nhận di dân đến từ Áo hoặc các quốc gia an toàn khác. Do đó, lãnh đạo CSU đưa ra tối hậu thư cho Angela Merkel, chậm nhất là tới cuối tháng 3 phải thay đổi chính sách tỵ nạn và chấp nhận đòi hỏi đóng biên giới.
Có điều, CDU và Merkel cũng không lùi bước: thứ Sáu tới, đại diện nội các Đức và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp gỡ để trao đổi và tham khảo ý kiến, và tháng 2 thì Thủ tướng Đức có cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Anh David Cameron về việc hỗ trợ cho Syria. CDU cũng đề xuất đưa Algeria, Marocco và Tunesia vào danh sách các quốc gia an toàn, và chờ SPD ủng hộ nỗ lực này.
Trong cuộc họp báo tại Berlin, ông Steffen Seibert cho hay, Thủ tướng Đức đã lắng nghe những ý kiến từ đảng anh em Liên minh Xã hội Thiên Chúa giáo ở bang Bayern (CSU) và đối tác trong liên minh cầm quyền, Đảng Xã hội Dân chủ Đức (SPD), nhưng bà vẫn tiếp tục thực hiện “chương trình hoàn toàn rõ ràng” liên quan tới vấn đề người tỵ nạn của mình.
Sở dĩ cần nhấn mạnh điều này, vì bên cạnh CSU, SPD cũng bắt đầu phê phán chính sách tỵ nạn của bà Merkel. Chủ tịch đảng này, Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel - sau phiên họp tại Nauen của Ban lãnh đạo đảng - đã nói rằng, không thể chấp nhận được việc bà Merkel, với việc tiếp nhận người tỵ nạn, “trở nên được tôn vinh tại thế giới Ả Rập”, nhưng nhiệm vụ để người tỵ nạn hội nhập thì lại bỏ ngỏ cho SPD.
Một trong những Phó Chủ tịch SPD, ông Ralf Stegner, cũng phát biểu rằng Angela Merkel là chính khách có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới, nhưng cuộc khủng hoảng tỵ nạn cho thấy rằng bà không làm được gì trên trường quốc tế. Để trả lời, Tổng Thư ký CDU Peter Tauber vạc lại, rằng SPD chỉ đóng vai “người tốt” khi đón tiếp dân tỵ nạn, nhưng “những quyết định khó khăn” thì luôn nhường lại cho CDU.
Theo một số nhà bình luận Đức, sở dĩ SPD cũng “quay lưng lại” với Merkel, vì tháng 3 tới tại ba tiểu bang (Baden-Württemberg, Rheinland-Pfalz và Sachsen-Anhalt) sẽ diễn ra các cuộc bầu cử, và các chính khách Xã hội Dân chủ ở cả ba nơi đều có sự tụt hậu đáng kể so với giới đảng viên CDU.
Tuy nhiên, về căn bản, SPD không phản đối chính sách tỵ nạn của Thủ tướng Đức. Ngược lại, CSU thì cho rằng sự hợp tác giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ dẫn tới đại bại, và đảng này muốn Đức khóa biên giới và không nhận di dân đến từ Áo hoặc các quốc gia an toàn khác. Do đó, lãnh đạo CSU đưa ra tối hậu thư cho Angela Merkel, chậm nhất là tới cuối tháng 3 phải thay đổi chính sách tỵ nạn và chấp nhận đòi hỏi đóng biên giới.
Có điều, CDU và Merkel cũng không lùi bước: thứ Sáu tới, đại diện nội các Đức và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp gỡ để trao đổi và tham khảo ý kiến, và tháng 2 thì Thủ tướng Đức có cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Anh David Cameron về việc hỗ trợ cho Syria. CDU cũng đề xuất đưa Algeria, Marocco và Tunesia vào danh sách các quốc gia an toàn, và chờ SPD ủng hộ nỗ lực này.
Trần Lê, theo index.hu
* Theo bạn, Thủ tướng và Ban lãnh đạo Đức có vượt qua được khủng hoảng tỵ nạn? Hãy chia sẻ với NCTG.