30-10: ÐỔI GIỜ, DÂN ÂU ÐƯỢC “LỜI” 1 TIẾNG
- Chủ nhật - 30/10/2011 02:17
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Tại Châu Âu, sự điều chỉnh từ giờ mùa hạ sang giờ mùa đông trong năm nay sẽ được thực hiện vào rạng sáng ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng 10: vào lúc 3 giờ sáng, đồng hồ sẽ được chỉnh lại thành 2 giờ - như thế, người dân châu lục này được ngủ rốn thêm 1 giờ!
Từ năm 1980, Hungary dùng giờ mùa hạ trong khoảng thời gian từ tháng 3
tới tháng 9, và đổi sang giờ mùa đông vào cuối tháng 9. Ðến năm 1996,
thời điểm chuyển đổi này được chỉnh lại vào tháng 10 để Hungary “đồng
bộ” với các quốc gia khác thuộc Liên hiệp Châu Âu.
Lý do của việc dùng giờ mùa hạ - mùa đông là để các khái niệm “ban ngày”, “ban đêm” phù hợp với thói quen thức giấc và làm việc của người dân (7-22 giờ hàng ngày). Lâu nay, người ta cũng thường quan niệm rằng điều chỉnh giờ còn mang lại sự tiết kiệm về điện năng, như trong trường hợp Hungary.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác thì cho rằng lợi hại về mặt kinh tế cũng chẳng được là bao, thêm vào đó, hai ngày diễn ra sự điều chỉnh giờ trong năm còn khiến nhiều người bị những vấn đề về sức khỏe, nên có thể việc duy trì giờ mùa hạ - mùa đông cũng là “lợi bất cập hại”.
Vì lý do này, một vài nước đã đình chỉ việc chuyển sang giờ mùa đông, gần đây nhất là Liên bang Nga.
Lý do của việc dùng giờ mùa hạ - mùa đông là để các khái niệm “ban ngày”, “ban đêm” phù hợp với thói quen thức giấc và làm việc của người dân (7-22 giờ hàng ngày). Lâu nay, người ta cũng thường quan niệm rằng điều chỉnh giờ còn mang lại sự tiết kiệm về điện năng, như trong trường hợp Hungary.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác thì cho rằng lợi hại về mặt kinh tế cũng chẳng được là bao, thêm vào đó, hai ngày diễn ra sự điều chỉnh giờ trong năm còn khiến nhiều người bị những vấn đề về sức khỏe, nên có thể việc duy trì giờ mùa hạ - mùa đông cũng là “lợi bất cập hại”.
Vì lý do này, một vài nước đã đình chỉ việc chuyển sang giờ mùa đông, gần đây nhất là Liên bang Nga.