21% NGƯỜI VIỆT KHÔNG TIN TƯỞNG VẮC-XIN
- Thứ tư - 14/09/2016 13:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Báo cáo “State of Vaccine Confidence” (Tình hình Lòng tin với Vắc-xin) năm 2016 vừa được công bố cho thấy có đến 21% số người Việt Nam được hỏi cho biết họ không tin vào độ an toàn của vắc-xin.
Đây là một con số cao so với thế giới (12%) và khu vực (Thái Lan là 6% và Indonesia là 3%) tuy nhiên chưa phải cao nhất. “Quán quân" không tin tưởng vào vắc-xin là Pháp (41%).
Bản báo cáo trên là cuộc khảo sát lớn nhất về tiêm chủng từ trước đến nay với 65.819 người được phỏng vấn từ 67 quốc gia. Các câu hỏi xoay quanh không chỉ độ an toàn của vắc-xin mà còn tính hiệu quả, tầm quan trọng và tính tương thích với tôn giáo.
Việc phân tích được thực hiện với sự hợp tác của Trường Hoàng gia London (Imperial College London) và Đại học Quốc gia Singapore, và dữ liệu được thu thập bởi WIN/Gallup International Association.
Con số 21% không tin tưởng vào vắc-xin là kết quả của sự xói mòn lòng tin suốt từ năm 2013 đến nay. Nếu bạn còn nhớ, tháng 7-2013 ba em nhỏ đã “lịm đi trong vòng 10 phút” sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B và đồng loạt qua đời.
Trong các năm 2014, 2015, liên tục có các trường hợp trẻ tử vong. Mới đây nhất, một bé bốn tháng tuổi tại Đồng Nai đã chết sau khi tiêm Quinvaxem hồi tháng 3-2016 và một trường hợp tương tự xảy ra ở Bến Tre tháng 7-2016.
Nếu đặt mình vào vị trí của các bậc cha mẹ mà hơn chục lần đưa con đi tiêm chủng là hơn chục lần đánh cược sinh mạng đứa con yêu dấu, dễ thấy lời giải thích từ các chuyên gia của Bộ Y tế là không đủ.
Lòng tin vào vắc-xin còn hơn là chuyện hình ảnh của ngành y tế trước công chúng - tỷ lệ tiêm chủng có liên hệ chặt chẽ với nguy cơ bùng phát dịch. Vài năm gần đây sởi bùng phát trở lại ở Hoa Kỳ dù nước này đã chính thức loại bỏ bệnh này từ năm 2000. Nguyên nhân không gì khác chính là người du lịch cộng với phong trào chống vắc-xin.
Tương tự, WHO nhận định tỷ lệ chích ngừa thấp là nguyên nhân dẫn đến bùng phát sởi ở Châu Âu hồi năm 2011. Năm 2014, dịch sởi ở Việt Nam đã cướp đi sinh mạng của 142 đứa trẻ và dấy lên một làn sóng công kích nhắm vào Bộ Y tế. Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến nhận định một trong những nguyên nhân phát dịch là người dân ít đưa con cháu đi tiêm phòng do lo ngại biến chứng.
Dù thiếu tin tưởng vào độ an toàn của vắc-xin nhưng 98% người Việt Nam được hỏi vẫn đồng ý rằng “vắc-xin là quan trọng đối với trẻ nhỏ”. Những con số như biết nói: người dân muốn có vắc-xin an toàn. Đây là lúc Bộ Y tế cần chấn chỉnh hoạt động sản xuất, nhập khẩu, bảo quản và sử dụng vắc-xin kết hợp với các biện pháp truyền thông phù hợp.
Bản báo cáo trên là cuộc khảo sát lớn nhất về tiêm chủng từ trước đến nay với 65.819 người được phỏng vấn từ 67 quốc gia. Các câu hỏi xoay quanh không chỉ độ an toàn của vắc-xin mà còn tính hiệu quả, tầm quan trọng và tính tương thích với tôn giáo.
Việc phân tích được thực hiện với sự hợp tác của Trường Hoàng gia London (Imperial College London) và Đại học Quốc gia Singapore, và dữ liệu được thu thập bởi WIN/Gallup International Association.
Con số 21% không tin tưởng vào vắc-xin là kết quả của sự xói mòn lòng tin suốt từ năm 2013 đến nay. Nếu bạn còn nhớ, tháng 7-2013 ba em nhỏ đã “lịm đi trong vòng 10 phút” sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B và đồng loạt qua đời.
Trong các năm 2014, 2015, liên tục có các trường hợp trẻ tử vong. Mới đây nhất, một bé bốn tháng tuổi tại Đồng Nai đã chết sau khi tiêm Quinvaxem hồi tháng 3-2016 và một trường hợp tương tự xảy ra ở Bến Tre tháng 7-2016.
Nếu đặt mình vào vị trí của các bậc cha mẹ mà hơn chục lần đưa con đi tiêm chủng là hơn chục lần đánh cược sinh mạng đứa con yêu dấu, dễ thấy lời giải thích từ các chuyên gia của Bộ Y tế là không đủ.
Lòng tin vào vắc-xin còn hơn là chuyện hình ảnh của ngành y tế trước công chúng - tỷ lệ tiêm chủng có liên hệ chặt chẽ với nguy cơ bùng phát dịch. Vài năm gần đây sởi bùng phát trở lại ở Hoa Kỳ dù nước này đã chính thức loại bỏ bệnh này từ năm 2000. Nguyên nhân không gì khác chính là người du lịch cộng với phong trào chống vắc-xin.
Tương tự, WHO nhận định tỷ lệ chích ngừa thấp là nguyên nhân dẫn đến bùng phát sởi ở Châu Âu hồi năm 2011. Năm 2014, dịch sởi ở Việt Nam đã cướp đi sinh mạng của 142 đứa trẻ và dấy lên một làn sóng công kích nhắm vào Bộ Y tế. Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến nhận định một trong những nguyên nhân phát dịch là người dân ít đưa con cháu đi tiêm phòng do lo ngại biến chứng.
Dù thiếu tin tưởng vào độ an toàn của vắc-xin nhưng 98% người Việt Nam được hỏi vẫn đồng ý rằng “vắc-xin là quan trọng đối với trẻ nhỏ”. Những con số như biết nói: người dân muốn có vắc-xin an toàn. Đây là lúc Bộ Y tế cần chấn chỉnh hoạt động sản xuất, nhập khẩu, bảo quản và sử dụng vắc-xin kết hợp với các biện pháp truyền thông phù hợp.