Truyện ngắn của Mai Lê: BẢN NGÃ
- Thứ tư - 15/04/2015 12:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Rồi nàng thấy mình bồng bềnh trong đêm đông đầy sao. Một vì sao cứ hướng về nàng nhấp nháy như thể muốn báo hiệu nó là sinh mệnh của nàng...”.
Phượng lơ đãng cầm tờ báo lên tay, lướt qua những tiêu đề, tranh ảnh. Rặt những tính từ, động từ thả câu người rỗi thời gian. Uể oải nhìn quanh căn phòng đã gắn với nàng dăm bảy năm nay. Chỉ cần nhắm mắt lại, nàng cũng có thể hình dung ra từng vị trí của giắc cắm điện, dây mạng internet hay mạng điện thoại, chứ đừng nói gì tới tủ tài liệu hay bàn làm việc. Phượng có cảm giác gần gũi với phòng làm việc này hơn căn hộ chung cư của nàng gấp hàng chục lần. Áp tai vào bức tường vàng, tận hưởng cảm giác thô ráp của lớp sơn vội, tai nàng như đang vọng về hàng trăm, hàng nghìn bản ghi âm các cuộc điện thoại của mình trong lòng vữa. Tỉ tê có, nạt nộ có, mà kể cả thủ thỉ hay hờn lẫy cũng có. Mọi vấn đề công việc cũng như riêng tư của nàng đều được giải quyết trong căn phòng này. Nhiều khi, mà có lẽ là thường xuyên, bàn làm việc trở thành bàn ăn trưa, ăn tối hay ăn đêm của nàng.
Ngày mai thôi, căn phòng này sẽ được bàn giao cho người khác. Kể cả cái công việc Phượng gắn bó từ ngày ra trường cũng sẽ không còn là của nàng nữa. Lần đầu tiên kể từ khi quyết định di cư, nàng chợt bắt gặp tâm trạng hụt hẫng. Có lẽ cái cảm giác “như li dị mối tình đầu” mà chị bạn mô tả khi quyết định chuyển việc là đây. Trong mắt lũ bạn, nàng chẳng biết đến gì ở cuộc đời này ngoài công việc, mua bán cùng lũ bạn độc thân. Người ta còn ghẹo, bảo không biết giới tính của Phượng là gì nữa. Cẩn thận bàn giao chiếc chìa khoá phòng làm việc cho người bảo vệ già, nói dăm ba câu tạm biệt, nàng bước nhẹ xuống lòng đường bỏ lại đằng sau lời chúc thượng lộ bình an.
Phượng khẽ rùng mình, đón nhận cơn gió heo may thoảng qua. Nếu biết nàng ăn vận phong phanh thế này, thảo nào người ấy cũng rầy la nàng. Nhưng cứ vào mùa này, nếu không cảm nhận được chút cay cay nơi sống mũi của khí thu, chút gai gai nơi cánh tay mỗi khi có tiếng lá rơi xào xạc, nàng lại có cảm giác thiếu thốn. Chị hàng hoa phanh kít chiếc xe đạp sát cạnh khiến Phượng giật mình. Sao hôm nay về sớm mà cô không nhắn tôi? Làm tôi suýt bỏ lỡ đưa bó hoa này cho cô. Những bông hoa “xin đừng quên tôi” như hấp háy từng cánh tím giận dỗi nàng. Gần chục năm nay chị hàng hoa không bỏ qua nàng mỗi khi mua được khóm hoa tươi rói. Nếu không gặp nàng ở cơ quan thì chị lại mang qua nhà. Kẹp cùng vài chục bạc lẻ, nàng đặt vào lòng bàn tay chị chiếc cặp nơ xinh xắn. Chị mang về tặng cháu giúp em. Chị nhớ sửa phanh xe đi cho an toàn nhé. Hai mẹ con giữ gìn sức khỏe. Những cánh hoa rung rinh theo nhịp chân nàng, bỏ lại sau chị hàng hoa chưa qua cơn ngỡ ngàng. Ngày mai, ngày kia, nếu không gặp nàng, chị sẽ hiểu. Nàng mà nói chia tay, chị sẽ không lấy tiền bó hoa này và rơm rớm nước mắt.
Theo dòng người, nàng chen chân lên xe buýt. Ngày thường, Phượng chẳng có thời gian để thưởng thức cái thú đi xe buýt của thời sinh viên. Không xe máy thì cũng taxi, miễn sao thời gian đi trên đường là ngắn nhất để đến các cuộc họp hay các cuộc tiếp đối tác. Nàng nhoẻn cười với anh phụ xe, kiếm một chỗ sát cửa sổ. Có lẽ hôm nay là ngày nhàn rỗi hiếm hoi của nàng, nên chiếc xe buýt cũng vắng vẻ một cách hiếm hoi. Chỉ lác đác vài hành khách đang gà gật. Hàng quán thấp thoáng trước mắt nàng. Người người áo chắn nắng mũ kín đầu, khẩu trang che kín mặt... Lạ, người ta không thể bỏ cái thói quen cố hữu để tận hưởng tiết trời giao mùa.
Hàng hoa sữa trắng xanh đột ngột hiện ra trước mắt Phượng. Bước xuống bến xe buýt, nàng hít hà cho căng lồng ngực đám hương hăng hắc. Hoa cuối mùa nên mùi thơm cũng đậm hơn, cũng ngậy hơn. Nhiều người nhức đầu mỗi khi ngửi mùi hoa sữa, và họ như trốn chạy mỗi khi đi qua nó. Còn nàng thì lại như nghiện mỗi khi đông ngấp nghé ngoài cửa sổ. Đám học sinh lao xao chọc ghẹo nhau khi đi qua nàng. Có đứa suýt đâm vào người Phượng. Chúng lí nhí xin lỗi rồi lại cười ré lên chạy đuổi nhau. Nàng ngập ngừng ghé xuống bãi cỏ sát hồ. Cảm giác mát lạnh chạy dọc sống lưng. Những ngọn cỏ ram ráp mơn man da chân nàng, gờn gợn chút gai góc. Hơi xa một chút, một đôi uyên ương đang rủ rỉ rù rì trên yên xe máy. Nàng khẽ húng hắng ho. Có vẻ lại sắp cảm lạnh. Kệ, dẫu gì cũng sẽ là cơn cảm lạnh thu rơi rớt, mà còn lâu lắm nàng mới phơi nhiễm lại.
Cái thành phố này đã lưu vết của nàng hàng chục năm có lẻ. Phượng ngập ngừng bước một chân vào thành phố qua ngưỡng cửa chiếc xe khách tham lam chất chồng từ buôn thúng bán mẹt đến trí thức, học sinh. Cha Phượng dắt tay con xềnh xệch qua các con phố để đuổi kịp chuyến xe buýt mới nhất. Cha nàng như sợ nếu không nhanh thì sẽ để lỡ mất cơ hội cho con gái đặt nốt chân còn lại vào cánh cổng đại học. Mới đấy mà đã hơn hai chục năm.
Chuông điện thoại reng reng phá vỡ bầu yên tĩnh. Mày giỏi thật đấy. Mày coi thường bạn bè thế là cùng... Cứ tưởng là bạn thân của mày, ai dè được mày coi không bằng người lạ... Mày không muốn nhìn mặt tao nữa thì cũng chỉ cần nói một câu, sao phải làm cái kiểu lạnh lùng độc ác ấy... Tút... Tút... Tút... Thôi chết, Loan, cái con bạn chí cốt thưở thiếu thời của nàng đấy. Nó biết dự tính của nàng ư? Ai có thể nói cho nó nhỉ, vì đến như gia đình nàng cũng còn chưa hở một tiếng nào. Nó mà biết ngày mai nàng dời đi không nói một tiếng, thì cả đời này nó chẳng thèm đoái hoài gì tới nàng nữa đâu. Tính nó vốn cực đoan vậy. Nhiệt tình thì hết mình, nhưng đã giận đã ghét thì cũng như bát nước đổ đi. Chuông nhắc việc hấp háy. Ồ, hôm nay sinh nhật nó. Như một cỗ máy, năm nào nó cũng tự động qua cơ quan đón nàng đi ăn tối vào giờ này. Chắc bác bảo vệ già đã chuyện trò với nó.
Loan là đứa bạn thân duy nhất của Phượng, theo nàng từ phổ thông lên đến đại học. Hai đứa gắn bó như hình với bóng gần hai chục năm cho đến khi nó có người yêu, lấy chồng và có con. Lúc trước còn có thời gian rỗi rãi, căn nhà ba chục mét vuông của gia đình nó là chốn qua lại giải khuây của nàng. Anh chồng tốt tính của nó coi nàng như đứa em gái. Anh giới thiệu hết người này người kia trong đám bạn, người quen cho nàng. Ai trong số họ cũng đều giỏi và tốt tính giống anh, nhưng sao nàng chẳng bén duyên. Rồi công việc cuốn nàng vào những vòng quay ngày càng hối hả. Thời gian nàng gặp nó trên điện thoại được tính bằng hai ba tháng, chứ đừng nói tới chuyện gặp nhau. Thế nhưng, nếu gặp nhau là lại quấn như sam. Ấy vậy mà, nàng...
Đối tác gọi, chỉ để xác nhận lại giờ bay và giờ đến ngày mai của nàng, thông báo nhiệt độ và nhắc nhở mặc đồ thật ấm. Có lẽ anh cũng hồi hộp nên hơn tuần nay ngày nào cũng gọi với từng ấy thông tin. Thấy Phượng ngày ngày đi về với công việc đơn lẻ, người chị định cư nước ngoài khuyên nàng di cư. Đằng nào thì cũng không vì tình yêu sâu đậm với ai, lấy chồng Âu cho thay đổi không khí. Lấy về rồi làm quen dần. Bên này nhiều Đàn ông có nhu cầu tìm bạn đời lắm. Họ tình cảm và có trách nhiệm. Rồi chị tìm mối và kết nối nàng với Đối tác. Phượng nhắm mắt đánh đu với số mệnh của mình. Nàng biết, nói ra tất cả những người thân quen ở đất này sẽ cản nàng. Cả đời họ chắt chiu nghĩa tình, tiền của ở đây. Cái tư duy “sảy nhà ra thất nghiệp” bám sâu thành tiềm thức. Họ chẳng thể hình dung nổi nàng sẽ ra sao ở mảnh đất toàn người xa lạ, nói thứ tiếng xa lạ, ăn đồ ăn xa lạ... Đến chính nàng cũng chẳng thể hình dung. Vì thế nàng sợ... Sợ đối mặt họ nàng sẽ chẳng thể nào dứt ra mà đi được.
Trời nhá nhem. Ông già bơm xe đầu đường lộc cộc dọn đồ lên chiếc xe đạp. Bà hàng chè chén quăng mấy chiếc ghế con quanh chõng tre thế chỗ. Phượng rùng mình khép chiếc cổ áo. Sương cuối thu làm tăng độ ẩm từ hồ. Hàng quán dậy mùi tiệc tối. Nàng uể oải đứng dậy như thể bãi cỏ có điện từ. Nàng phải về để còn bàn giao nhà cho khu chung cư. Anh taxi nhíu mày khi thấy nàng từ chối đề xuất quãng đường vừa ngắn vừa thông thoáng. Anh lặng lẽ đi theo yêu cầu, vòng vo qua những phố xá chật ních, đông đúc và vòng vèo. Nàng vốn cũng chẳng ưa những cung đường đầy mùi xăng xe này. Nhưng hôm nay thì khác. Nàng rẽ vào hiệu bánh gato, đặt một cái mặt cười trắng trên nền socholate. Cô bé bán hàng nắn nót ghi địa chỉ nhà con bạn nàng, gọi người giao hàng mang đi. Nhìn người giao hàng khuất xe sau lối rẽ, nàng mới tiếp tục hành trình của mình.
Xoay vòng khoá lách cách, nàng có cảm giác có hơi thở sau gáy. Loan, con bạn thân của nàng. Nó ôm chặt, dụi mặt vào lưng nàng.
Tôi đi sắm mấy đồ cho Thiên sứ! Ngày mai tôi nghỉ để đón nàng và lo mấy thứ thủ tục. Sinh viên hỏi, cô hẹn đầu tuần sau giúp tôi. Cảm ơn cô! Jo đóng máy tính, với chiếc áo khoác, vội vã dặn dò, nháy mắt và nhanh chóng biến sau cánh cửa. Cô thư ký ngơ ngác ớ ớ ngó theo.
Kể từ khi gặp Thiên sứ đời mình, anh trở thành một Thứ Jo trong con mắt đồng nghiệp. Đã biến mất một Ngài Giáo sư suốt ngày cắm mặt vào không thì những cuốn sách dày cộm, thì cũng là những bài trợ giảng cho nghiên cứu sinh hay những mò mẫm kiếm tìm tư liệu trên máy tính, ngày làm việc cũng như ngày nghỉ cuối tuần. Thay vào đó là một Anh chàng Giáo sư vui tính, học cách lập Facebook, đôi khi khe khẽ âm ư một vài giai điệu giao hưởng, thi thoảng mỉm cười khi lướt máy tính trong giờ nghỉ trưa, đặc biệt khuôn mặt sáng ngời sau mỗi cú điện thoại. Cuối tuần, thầy lại theo các trò thực tập sinh tới những buổi dã ngoại.
Jo ghé qua cửa hiệu trang phục nữ mùa đông. Cô bé bán hàng tóc vàng mơ xòe chiếc răng khểnh mỉm cười chào đón anh. Anh chìa bức ảnh chân dung của nàng cho cô xem, mô tả chiều cao và hình dáng. Vóc dáng ấy theo anh suốt tháng năm kể từ khi trở về từ xứ sở nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều. Anh chọn chiếc áo khoác dạ màu tro của hoa hồng và chiếc khăn len lông cừu trắng. Thời tiết Việt Nam chỉ dưới chục độ mà nàng thường xuyên bị nhiễm lạnh, chắc nàng chẳng thể nào hình dung hết mức độ của thời tiết âm gần chục độ.
Anh rẽ qua nhà hàng chỉ để kiểm tra lại xem chỗ anh đặt, đồ anh hẹn có được chuẩn bị đúng và đủ không. Ngài chắc chuẩn bị một sự kiện quan trọng cho sứ mệnh đời mình? Anh quản lý nháy mắt hứa hẹn sẽ tặng riêng cho Anh và Nàng một chai vang ủ mười năm trong hầm. Là khách quen hàng chục năm ở Nhà hàng này, nên không ai có thể thờ ơ với sự xăng xái chuẩn bị một bữa tối hai người của anh.
Reng! Reng! Reng! Con chào bố mẹ. Sáng mai con sẽ đón cô ấy. Mẹ yên tâm, con đã mua đủ đồ ấm cho cô ấy rồi. Khi nào gặp, con sẽ bật webcam để bố mẹ nói chuyện nhé!
Không cần nhìn tận mắt, anh cũng có thể hình dung ra khuôn mặt như rắc đầy nhũ hoa của cha mẹ. Với một cậu con trai độc nhất gần bốn mươi tuổi chưa bao giờ thấy dẫn một người bạn gái về nhà, gặp một người bạn gái tri kỷ như nàng quả là kỳ công. Cho dù là một người Âu truyền thống, họ cũng không thấy một nàng dâu khác màu da là vấn đề. Họ chỉ mong con họ không lẻ loi giữa cuộc sống này.
Máy bay của chúng ta vừa hạ cánh xuống sân bay D. Nhiệt độ ngoài trời bây giờ là âm 10 độ C. Quý khách lưu ý mặc áo khoác ấm khi ra ngoài trời. Xin Quý khách vui lòng ngồi đúng vị trí, thắt dây an toàn và không bật các thiết bị điện tử cho đến khi máy bay dừng hẳn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của Hãng hàng không Quốc gia Việt nam và rất mong gặp lại Quý khách trên các chuyến bay tới. Chúc Quý khách một kỳ nghỉ đông vui vẻ!
Phượng lắng nghe từng lời tiếp viên hàng không như lần đầu hay như lần cuối. Nàng cũng chẳng hình dung nổi, chỉ thấy lạ vì không có cảm giác uể oải như bao lần. Đối tác đón nàng ở sân bay với tấm biển dán bức ảnh cỡ A0 rung rung và chiếc áo khoác dạ trên tay. Ánh mắt anh hấp háy sau lớp kính dày. Trước khi bước ra ngoài trời tuyết phủ trắng đường, nàng đã kịp được anh khoác cho chiếc áo dạ nặng khoảng dăm ký. Cho dù đã được dặn dò kỹ lưỡng, chuẩn bị từ cây kim sợi chỉ, nàng cũng không thể hình dung ra phải mặc quần áo cỡ nào mới đủ chống đỡ cái lạnh âm chục độ. Con bò cạp lăn từ từ trên đường phố như muốn cho nàng tận hưởng trọn những giây phút đầu tiên trên đất khách. Cả thành phố trắng xóa, có chăng lấp ló bên trong là thân cây nâu đen, lá có còn cũng là xanh đậm, tường nhà rêu phong... Dân tình dường như cố gắng bằng mọi cách tránh ra khỏi nhà, nên ngoài phố chỉ lác đác vài người dọn tuyết, và những người chúi mũi đi như chạy về phía điểm đích của mình. Khi còn có quyền lựa chọn, nàng thường đặt các chuyến công tác nước ngoài vào các mùa xuân, thu, hạ và tránh tuyệt đối mùa đông. Khác với dân tình tò mò ưa phiêu lưu mạo hiểm, nàng sợ sắc lạnh của tuyết trắng, nàng sợ cảm giác tê dại. Đôi tay nàng ấm dần lên trong đôi bàn tay mềm mại của anh.
Anh đưa nàng về gian phòng áp mái trong căn hộ nhỏ thuê ở góc phố. Một chiếc giường gỗ nằm gọn trong góc, một chiếc bàn làm việc cũng bằng gỗ nho nhỏ kê sát khung cửa sổ. Ngồi bên chiếc bàn này, Phượng có thể phóng tầm mắt ra phố phường mỗi khi bức bối. Chủ nhà là hai vợ chồng già khoảng trên bảy mươi tuổi, không có con cái. Họ vồn vã đón nàng, tận tình chỉ cho nàng khu bếp, nhà vệ sinh... Căn bếp hai chục mét vuông được ngăn chia gọn gàng thành hai khu. Một khu cho khách thuê dùng đầy đủ bếp đơn, nồi niêu xong chảo tuy cũ nhưng khá sạch sẽ; chắc của khách trọ cũ. Nàng mỉm cười khi nghĩ tới hình ảnh hai cặp ba vợ chồng đầu rau đang ngồi ngóng lửa trong căn nhà này.
Anh dẫn nàng tới ra mắt chỗ làm việc mới. Ngôi trường nghỉ đông lặng câm trong tùng bách phủ tuyết, xung quanh hồ băng đóng cứng. Anh tìm cho nàng một vị trí thủ thư nhờ tấm bằng thạc sĩ ngôn ngữ quốc tế được cóp nhặt từ những khoảng thời gian rỗi rãi của cuộc sống độc thân. Chỉ có khu thư viện của nàng tấp nập người qua lại. Các đồng nghiệp của nàng hối hả dọn dẹp giá sách cũ, nhận dán nhãn sách mới. Ai nấy vồn vã, vui vẻ bắt tay chào nàng. Thật đáng ghen tỵ với anh đấy, Jo! Chị có bạn gái Việt Nam nào nhớ giới thiệu cho tôi nhé! Đối tác bóp nhẹ bàn tay nàng ra chiều hãnh diện.
Với công việc mới, Phượng khám phá ra khả năng và tính cách mới của mình. Ngày ngày nàng tỉ mẩn dán dán, xếp xếp, giao nhận những quyển sách khi thì thơm mùi giấy mới, khi thì láng bóng ngậy mùi thời gian. Công việc mới giúp nàng có thời gian để ngắm nhìn, nghe đọc văn hoá của xứ lạnh qua từng gương mặt ngồi lặng câm bên sách, qua những dòng chữ lảy lót trong từng trang giấy ngà ngà. Vốn nhanh nhạy, chẳng mấy chốc nàng thuộc lòng mấy cái quy tắc trái ngược với truyền thống nàng vẫn hưởng, nàng thông thạo làm những món ăn mà khi xưa thường tránh để giữ dáng. Ở cái xứ này, người ta cứ dùng mọi thứ cho thỏa thích, nói cho thỏa cơn, đến khi nào vượt giới hạn thì mới kiềm chế. Nếu không vậy, dường như sẽ chẳng đủ năng lượng để sống.
Mỗi tuần anh lại tha đến cho nàng một đồ vật để lắp ghép vào căn phòng áp mái. Tuần đầu thì một tấm thảm đỏ Thổ Nhĩ Kỳ trải vừa đủ góc cạnh cửa sổ, tuần tới là những tấm gỗ thông bào nhẵn lắp ghép thành giá sách. Mùi hắc của gỗ, sắc đỏ của thảm khiến căn phòng của nàng ấm cúng hẳn lên. Sau khi lắp ghép cho căn phòng của nàng không còn chỗ để chật hơn nữa, anh bắt đầu dẫn nàng đi dạo thành phố, thăm thú bạn bè mỗi cuối tuần. Anh ấy là người đàn ông ngọt ngào, mà cháu thì cũng thật hấp dẫn! Bà chủ nhà hấp háy mắt thì thào mỗi khi tạm biệt hai người. Anh chàng đưa sữa người Việt vớt vát dăm câu - Cô thật trúng số độc đắc! - trước khi rồ ga chiếc xe 50 phóng vụt đi.
Với thời gian, tình cảm anh ả ngày càng bén. Chỉ cần một nhùi rơm dính tàn lửa cũng thổi bùng một cuộc hôn phối không ràng buộc pháp lý sau một năm trời. Với ai đó một năm là quá dài, còn với nàng và anh đã là cả một bước đột phá. Nàng chuyển đến nhà anh ở sau một nghi lễ nhỏ cùng với vợ chồng chị bạn, ông bà chủ nhà nàng đã thuê, cùng vài người bạn thân của anh. Gia đình anh ở cách xa hàng ngàn km, nên không ai tới được. Cha mẹ gửi cho anh và nàng một chiếc bánh cưới hai tầng nhiều sắc màu và một chai rượu mật ong hai lít vàng óng. Kỳ trăng mật của đôi vợ chồng son kéo dài cả vài tháng trời trong men nồng đượm mùi phấn hoa.
Em, chúng mình sinh con nhé! Anh thì thầm vào tai nàng quyết định cởi bỏ việc kế hoạch chuyện con cái, sau một năm trời lo hòm hòm cuộc sống vợ chồng. Một tháng, hai tháng, ba tháng, rồi sáu tháng... Không một động tĩnh. Hai vợ chồng đưa nhau tới viện khám. Có vẻ như tinh trùng của anh bẩm sinh có vấn đề, không đủ lượng để có thể thụ thai. Ông bác sĩ già thẳng thắn chia sẻ với cả hai vợ chồng nàng về kết quả. Bắt tay cảm ơn ông bác sĩ với nụ cười thường trực trên môi, nàng thấy đôi nét ưu tư trong đôi mắt anh.
Nàng tra tìm những cuốn sách y khoa có nói về tinh trùng của đàn ông hiếm muộn và phương cách chữa trị. Có vẻ như với Tây y, hiếm muộn tinh trùng bẩm sinh rất khó cải thiện nếu nói là không thể. Nàng tra trên mạng những cách chữa trị của Đông y. Nàng nhớ tới những hũ rượu mà anh và cha nàng hay cất giữ trong xó nhà. Thế là cất công kiếm gạo Việt Nam, tự chưng cất rượu trắng, kiếm tìm cá ngựa hay tằm dâu. Nàng tìm tới cửa hiệu đông y nổi tiếng do các bạn Việt giới thiệu. Rồi nàng hoàn tất vài hũ rượu đủ loại và lặng lẽ giấu chúng trong phòng kho chứa đồ cũ. Vài ba tháng sau, nàng chắt lọc ra chai, mỗi bữa mời anh một ly nhỏ. Anh không cần tìm hiểu có gì trong đó, vui vẻ uống bất cứ loại nào nàng đưa. Thi thoảng, nàng có cảm giác nhột nhột sau lưng những ánh mắt ưu tư của anh.
Nàng nói chuyện nhiều hơn với chàng đưa sữa theo nàng từ nhà thuê sang. Tự dưng nàng thèm nghe tiếng Việt đến mức có thể nghe bất cứ một thể loại chuyện nào từ thế giới của Sữa Bò (tên mà nàng thầm đặt cho anh chàng). Sữa Bò có một lý lịch vô cùng ngoạn mục. Khi đi học thì là một học sinh cá biệt khó ưa trong mắt của thầy cô và bạn cùng lớp, khi ra đời thì là nỗi khiếp sợ của giới giang hồ. Đến một ngày, Sữa Bò mất phương hướng do phải lòng một cô bác sĩ đã chữa cho hắn vết chém sâu sau cuộc tỷ thí giữa các bang nhóm. Hắn mất phương hướng trước lời di chúc nghiệt ngã của người cha - Cấm thằng mất dạy về chịu tang ta! Nhờ quen biết rộng trên giới giang hồ, anh chàng bắt mối xuất cảnh theo đường hôn nhân.
Sang đây, Sữa Bò mới hay vợ trên danh nghĩa pháp lý là một bà góa, chủ nông trạng ở ngoại vi. Bà ta cần một kẻ có tuổi nghề giang hồ đủ để vừa làm tài xế kiêm bảo vệ. Dần dà vẻ phong trần của hắn đã khiến bà mê mẩn và trói hắn bằng đủ ngón nghề. Hắn chỉ có thể giãy ra được bằng cách xin một đặc ân từ bà chủ thi thoảng cho đi đưa sữa vào thành phố, vừa là để mua sắm đồ dùng hàng ngày. Khoảng thời gian ngắn ngủi này lại là giây phút tự do quý báu nhất của hắn. Đôi khi hắn lại được bà chủ thưởng cho một tối lang bang tại các quán bar trong phố.
Năm thứ ba đã trôi qua... Phượng vẫn miệt mài tìm kiếm bài thuốc mới, anh vẫn đều đặn mỗi bữa chén rượu vợ đưa. Thế nhưng, kết quả xét nghiệm vẫn chưa tốt hơn là bao. Anh trở nên lặng lẽ hơn, thi thoảng lại về muộn hơn, miệng nồng nặc mùi rượu. Những lúc ấy, anh lại chủ động ôm chăn gối sang sopha phòng làm việc ngủ. Nàng không nói gì, mà cũng chẳng biết phải nói thế nào. Sáng ra lại hì hụi nấu canh giải rượu để lại trên bàn rồi đi làm. Kiểu gì trong ngày cũng nhận được tin nhắn - Cảm ơn em! Rồi thi thoảng anh lại ở đâu đó bên ngoài một đêm. Qua vài lần theo sau bước chân anh, nàng thấy anh chỉ đi uống rượu rồi về nhà Wat - anh bạn thân ngủ. Xin lỗi em, tâm trạng anh dạo này rất tệ. Anh thấy cần yên tĩnh một mình một thời gian. Anh sẽ nghỉ phép về quê Wat một tuần. Em ở nhà giữ gìn sức khoẻ và cẩn trọng nhé.
Nàng kể cho Sữa Bò câu chuyện của vợ chồng nàng và tình trạng của anh, hòng muốn nghe lời giải đáp khách quan từ một người đàn ông. Em nên về quê nhờ cha mẹ Jo giúp đỡ. Ở gần nhà bà chủ anh có một người đàn ông mắc chứng trầm cảm từ khi vợ chết do ung thư. Ông ấy đóng cửa và tránh giao tiếp với hàng xóm. Chỉ có những người giao hàng qua mạng là hàng ngày tiếp cận được ông ta. Anh cũng chỉ đặt sữa hàng sáng vào chiếc tủ mát đặt ngoài hiên, đổi lấy vỏ cũ và nhận tiền qua tài khoản. Đến một ngày, anh thấy tủ mát chất đầy chai sữa nguyên chưa mở nên gọi điện cho cảnh sát. Họ phải phá khóa vào nhà, thì thấy ông ấy chỏng queo trên giường, một đống vỏ hộp thuốc ngủ lăn lóc trên sàn nhà. Người ta đoán ông ấy đã tích tụ thuốc ngủ của vợ đến ngày đó.
Phượng hối hả điện thoại cho chị bạn nhờ kiểm tra xem anh có tới ở nhà anh bạn thân không. May quá, anh đang ở đó thật. Trong đầu nàng chợt gợn lên một câu hỏi chưa bao giờ tính trước. Nàng hoảng hốt gạt nhanh ra khỏi đầu, nhưng càng gạt nó cành lởn vởn thường xuyên hơn. Nàng xin nghỉ phép và lặng lẽ bay về nhà cha mẹ anh mà không báo trước. Nàng e bố mẹ anh sẽ lo lắng nếu biết anh không về cùng, và nàng thì không muốn nói dối. Cha mẹ chồng đón nàng với một thái độ điềm tĩnh kỳ lạ. Mẹ ôm chặt lấy nàng, cha vỗ vỗ lưng nàng. Mẹ chỉ hỏi nàng bay có mệt không, ăn uống gì không để bà chuẩn bị. Cha pha cho nàng một chén trà mật ong. Tuyệt nhiên không một nghi vấn. Cứ như họ biết trước nàng sẽ về, lại về một mình nữa. Thật uổng công nàng ngồi trên máy bay cứ tính đủ lý do biện hộ cho việc thiếu vắng anh. Thật lạ, đầu óc nàng giãn ra kể từ khi gặp họ. Nàng chợt thấy mệt, và sực nhớ ra cả tuần nay vật vờ ngủ không sâu giấc. Nàng thiếp đi.
Sau bữa cơm chiều ấm cúng, cha anh xăng xái cho bát đũa vào máy rửa. Mẹ anh khều nàng theo bà lên gác. Một căn phòng gác mái được khóa kín. Tiếng lạch cạch của ổ khoá và tiếng rít của bản lề khiến cho người ta có cảm giác lâu lắm nó mới được thăm nom. Nàng ngỡ ngàng khi thấy nó được bài trí như được nhân bản từ căn phòng anh thuê cho nàng thuở trước. Mẹ anh lôi trong chiếc hòm gỗ ở góc nhà ra một túi vải căng đồ. Vài con búp bê, váy, bờm, giày và những phụ kiện cho búp bê. Nàng tứa nước mắt vì ý nghĩ mẹ anh đang để dành đồ cho đứa cháu gái bé nhỏ tương lai. “Chắc con nghĩ đây là đồ của chị Jen. Của chồng con đó”. Tai nàng như ù đi cho dù không phải lần đầu nghĩ tới. Tiếng mẹ thoang thoảng bên tai nàng như trong mơ.
Khi Jo ở tuổi lên ba, cha mẹ phát hiện ra hứng thú chơi của nó không rõ ràng như bao đứa trẻ khác. Khi được ra cửa hàng đồ chơi, lúc thì chọn ô tô, lúc lại chọn búp bê hay đồ nấu bếp. Cha đưa chồng con tới bác sĩ tâm lý để nghe tư vấn. Ông ấy cho xem những luận chứng khoa học về hành vi của trẻ nhỏ xác định nên giới tính. Với những đứa trẻ như John, nếu không có định hướng rõ ràng sẽ thành lưỡng tính. Ông khuyên cha các con nên cân nhắc các biện pháp điều chỉnh. Kể từ đó mọi người cố tránh cho nó tiếp xúc với đồ chơi của con gái, váy áo của con gái. John chỉ được dẫn vào hàng lego, mô hình ô tô, tàu hoả hay bộ đồ nghiên cứu khoa học. Sách cha mẹ mua cho nó xem chỉ là truyện anh hùng hay máy móc. Jenny không được xem phim hoạt hình hay xem truyện về các nàng công chúa trước mặt em trai. Mẹ không dẫn theo John khi đi mua váy áo giày dép từ đó. Tóc nó được cắt ngắn mỗi khi thò dài ra vài phân.
Cứ thế anh lớn lên với định hướng rõ ràng là sẽ trở thành một anh chàng điển trai. Thế nhưng, lớn dần anh trở lên thu hẹp mối giao tiếp, chỉ chúi mắt vào sách, học và nghiên cứu. Vì thế anh đã có thể trở thành tiến sĩ khi mới ba mươi, nhưng bạn bè chỉ có dăm ba người. Cha mẹ anh cũng hơi buồn, vì họ là một đôi rất quảng giao. Xung quanh họ luôn có bạn bè vây quanh cùng với những bữa tiệc vui vẻ cuối tuần. Nhưng dù sao thì họ cũng khá hài lòng vì dù gì anh cũng là một chàng trai.
Mẹ đã như chết điếng người khi nhìn thấy đống đồ chơi búp bê này. Ông bác sĩ khuyên mẹ nên chấp nhận sự thật nếu nó xảy ra, vì có vẻ như John bị bẩm sinh khó điều chỉnh. Mẹ phải giấu tiệt đống đồ chơi ở dưới đáy rương, tránh không để bố các con biết tới. Ông ấy mới bị phát hiện ra bệnh huyết áp cao, nếu biết được e lại tăng xông.
Bà lặng lẽ theo dõi bước đường trưởng thành của con trai. Bà không tin vào mắt mình khi đọc thư anh báo tin sẽ cưới nàng. Vợ chồng bà không đến dự đám cưới không phải vì đường quá xa, mà do bà giả đổ bệnh. Cho dù rất mừng nhưng bà sợ. Bà sợ một điều gì đó khác thường sẽ xảy ra như đống búp bê này. Bà cầu Chúa cho cuộc đời vợ chồng nàng sẽ tiếp diễn như những cặp đôi bình thường. Bà lấy lại được niềm vui và sự tự tin cứ mỗi kỳ Giáng sinh lại nhìn thấy niềm vui lấp lánh trong mắt anh khi dắt tay nàng về thăm họ.
Nhưng... Mẹ chẳng biết làm thế nào khi một tháng trước đây nó khóc trên điện thoại với mẹ. Từ bé đến lớn chồng con chưa bao giờ lộ rõ cảm xúc để mẹ phải lo lắng. Tâm trí nó phải rất nặng nề thì mới gọi cho mẹ như vậy. Mẹ khuyên nó nên đi đâu đó một thời gian để lấy lại tinh thần rồi tìm cách giải quyết. Mẹ biết kiểu gì rồi con cũng về, nên đã dạm trước với bố con là Jo đi công tác dài ngày nên có thể con dâu sẽ về chơi một mình nếu được nghỉ phép.
Mẹ chồng nàng dâu ôm chặt nhau dàn dụa nước mắt.
Loan khoan khoái ngồi xuống chiếc ghế xanh hồng, thư giãn duỗi đôi chân cứng đờ vì đi. Trong lúc chờ kem, con gái thỏ thẻ xin phép mẹ được chạy ra chỗ chậu hoa. Khuôn mặt nàng giãn ra khi dõi theo từng động tác tung hứng những việc sỏi trắng của thiên thần bé nhỏ. Loan thấy bản sao của mình ở trong đó. Giống nàng, con bé có vẻ tìm thấy niềm vui trong những điều nhỏ nhặt nhất. Nó luôn hài lòng với những gì nó có trong tay, những gì mẹ đồng ý cho nó làm, kể cả những lời khuyên không nên làm gì.
Có phải Loan không?. Ờ... Chị là... Thảo phải không?. Con bạn ôm chầm lấy Loan đu qua đu lại khiến nàng suýt nghẹn thở. Mày có biết tao vui thế nào khi gặp mày không? Mày là đứa bạn đại học đầu tiên tao gặp lại trên đất Mẹ sau hơn 10 năm xa cách đấy. Tao và chồng con mới về hôm qua. Bố con nhà nó đang lướt trong sân băng...
Thật lạ, sắp đầu bốn đến nơi rồi mà tính nết của Thảo vẫn như ngày xưa. Cứ gặp ai là nói không ngừng nghỉ và cũng không cần biết thái độ người đối diện ra sao. Ngày xưa Thảo rất ít bạn trong lớp cũng vì cái tính hay huyên thuyên. Chỉ bắt đầu bằng một sợi chỉ, cô nàng có thể thổi phồng lên thành câu chuyện của một cây cầu. Ai đó chỉ mới sụt sịt, qua miệng nó có thể thành sắp phải đi cấp cứu. Có lẽ cũng vì cái tính chịu khó nghe và không màng gì tới tính chính xác những thông tin của Thảo mang tới, mà Loan trở thành người bạn tốt nhất của Thảo. Kể ra kết bạn với Thảo cũng không có gì hại, mà đôi khi lại mang tới cho Loan những phút thư giãn từ những câu chuyện phiếm. Thêm vào đó Thảo cũng là người tận tình với bạn bè. Nhớ đoạn Loan bị mổ ruột thừa, Thảo cũng là một trong những người bạn cháo não và ngủ đêm trong viện với Loan. Những ký ức về thời sinh viên như những thước phim ùa về trong trí óc Loan với âm thanh lao xao mà Thảo đem lại.
Này, lâu nay mày có liên lạc gì với con Phượng không?. Loan giật mình tỉnh giấc trước cái đét đùi điếng người của Thảo. Phượng hả? Ờ, ờ... cũng thi thoảng. À, mà nó cũng đang sống hạnh phúc cùng anh chồng Tây và con gái ở thành phố D đấy! Hả... Mày nói gì? Chồng Tây? Hạnh phúc? Mày không biết hay là cố tình giấu tao thế? Mày sợ tao đi buôn chuyện về nó hả? Sao mày đánh giá thấp tao vậy?... Thảo mở to mắt, dí sát mặt vào Loan khiến nàng lập bập. Nhìn vậy là mày chẳng biết gì rồi. Cũng phải thôi, với tính cách của nó và hoàn cảnh ấy, chẳng bao giờ nó nói ra cùng ai...
Phượng có con ngoài giá thú với một người Việt lưu vong ư? Sao lại thế nhỉ? Rõ là nó đã gửi cho nàng những bức hình đám cưới bình dị ấm cúng với một nhóm người. Mà anh chồng trông cũng thật trí thức và nhân hậu. Có lẽ nào con bé Thảo này nhầm hoặc vì mặc cảm với Phượng từ ngày xưa mà nhìn gà hóa cuốc?
Khi bắt gặp cái Phượng đi với chồng bà bạn cùng hội làm ăn, tao vô cùng ngạc nhiên. Tao không bao giờ nghĩ cái kiểu tiểu thư như nó sẽ chấp nhận tình trạng chung chạ không có tương lai như vậy. Mà anh chồng ấy cũng chỉ là dân Việt tụi mình, vượt biên bằng mối hôn nhân giả như bao người thôi. Nghe đâu vừa làm chồng, vừa làm vệ sĩ lái xe cho bà ta. Thực ra ngày trước tao cũng rất ghét cái tính của nó. Rồi năm lần bảy lượt mày bỏ tao vì nó. Nhưng giờ cùng hoàn cảnh tha phương, tao thấy nó cũng thật tội. Có lẽ cái lão chồng Tây kiếm đủ tiền từ vụ kết hôn giả chuồn rồi. Chẹp... Chẹp... Thôi chết, tao có hẹn ăn tối với bà chị chồng. Hôm nào nhà tao với nhà mày gặp nhau, hàn huyên cả ngày nhé.
Cô bạn đi rồi mà Loan vẫn ngồi trân trân trước ly kem đã tan chảy thành nước tự bao giờ. Ly nước hồng hồng, đen đen, ngậy ngậy trong ly thủy tinh làm nàng càng muốn ói. Nàng không thể hiểu nổi tại sao con bạn chí cốt của nàng lại có thể chấp nhận một cuộc sống tha hương nhọc nhằn đến vậy.
Đêm hôm ấy, nàng đã ngọt nhạt đủ điều, chỉ mong Phượng nghĩ lại về quyết định di cư, cho dù biết hy vọng quá mỏng manh. Bạn nàng luôn mang trong mình những tính cách nhìn bề ngoài tưởng chừng rất đối lập nhau. Quyết đoán đến cực đoan, nhưng lại lãng mạn đến tận cùng. Cẩn thận và chu đáo đến từng chi tiết, nhưng lại lãng du bất tử.
Chẳng biết làm gì hơn, sau ngày tiễn Phượng ra sân bay, trong vòng một tháng, ngày nào trước khi đi ngủ, Loan cũng thắp nén hương khấn trời Phật phù hộ cho bạn mình Thượng lộ Bình an, gặp được Đối tác ăn ý. Thi thoảng một vài tuần, nàng lại nhận được thư điện tử của Phượng. Cuộc sống ở phương trời xa của bạn nàng có vẻ không khác hơn cuộc sống ở nhà là bao. Nào tìm lớp, tìm trường để học thêm bằng cấp hòng có việc làm tốt hơn. Cái bằng loại giỏi và gần chục năm kinh nghiệm quản lý ở nhà cũng chỉ có thể giúp Phượng kiếm chân trông thư viện ở Viện nghiên cứu của Đối tác. Mà như thế cũng là hơn bao người khác.
Bẵng đi hơn năm sau, nàng cũng không nhận được bức thư nào của Phượng. Loan cũng đôi khi sốt ruột, nhưng nghĩ bạn mình chắc cũng bận rộn với nơi ở mới, công việc mới, những mối quan hệ mới nên cũng tặc lưỡi cho qua. Dần dà, họa hoằn tên Phượng được nhắc tới trong bữa cơm tối của vợ chồng nàng như là sự nhắc nhở của tiềm thức. Vậy mà...
Lâu lắm rồi Phượng mới lại nhìn thấy cái tên quen thuộc của con bạn thân trên dòng thư điện tử. Tại sao mày lại chấp nhận cuộc sống tha hương vất vưởng thế? Về nhà đi, còn có người nọ người kia, không bị cô đơn.
Biết nói gì với nó đây, khi mà cuộc sống của nó lúc nào cũng đủ đầy, cũng viên mãn? Biết nói gì với nó đây khi mà cả hai vợ chồng nó đều thuộc típ người mẫu mực và truyền thống?
Reng! Reng! Reng! Reng! Em còn đang làm việc à? Cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi để không bị đau đầu nhé. Cuối tuần này anh đến đón em và con đi cắm trại nhé. Hôn Kẹo Chip giúp anh! Chúc em ngủ ngon!
Nàng sẽ kể cho nó - Đối tác của nàng đấy? Lúc nào cũng vẫn thủ thỉ và quan tâm. Quan tâm cả khi họ không thể là vợ chồng. Trải qua cơn chấn động tinh thần khi biết mình có tình cảm với anh bạn thân, Jo quay về xin lỗi nàng. Anh ân hận vì đã lôi nàng ra khỏi quê hương mà không thể mang lại cho nàng Hạnh phúc như đã hứa. Anh để lại cho nàng căn nhà, sau khi lo đầy đủ thủ tục kiếm cho nàng được chiếc thẻ định cư. Khi con nàng sinh ra, anh đã làm thủ tục nhận con nuôi hợp pháp. Vào những kỳ nghỉ lễ Tạ ơn, anh lại đưa nàng và Kẹo Chip về sum vầy với cha mẹ.
Nhớ cái ngày ở nhà, chỉ vì nàng hay qua lại và chơi bời với nhóm bạn trong đó có một chàng trai đồng tính ẻo lả mà nó giận không thèm điện thoại mấy tháng trời. Nó lo nàng cứ mải mê với lũ bạn lông bông (là cách nó gọi các bà cô ông mãnh độc thân) rồi cũng sẽ bị lây các dị tính. Nhưng nó không biết rằng những người bạn dị tính ấy nửa đêm cũng lùng sục cửa hàng thuốc để nàng kìm những cơn đau bụng dữ dội.
Reng! Reng! Tiếng chuông điện thoại lại ngắt nàng ra khỏi cơn hồi tưởng. Bà góa đã biết chuyện Kẹo Chip. Cả ngày hôm nay bà ấy chẳng ăn uống, nói năng gì. Anh không dám ra khỏi nhà. Mai em chịu khó đưa con tới lớp nhé. Anh sẽ tính thời gian nói chuyện lại với bà ấy. Anh sẽ lo mọi chuyện. Tin anh nhé! Tít! Tít! Tít!
Nàng sẽ kể cho nó - Sữa Bò của nàng đấy? Vẫn cái cách ngắn gọn và dứt điểm, như cuộc giao phối chóng vánh kết tinh nên hạt ngọc bé nhỏ. Khi biết tin nàng có bầu, Sữa Bò đã dành thời gian được tự do đi bar để đưa nàng đi khám, để nấu những món ăn Việt mà vì nghén nàng không thể chịu nổi mùi khi chế biến. Cái ngày nàng ở cữ, cả người anh chàng bầm tím vì những cái cấu, cái đập của nàng trong cơn đâu thiên chức.
Sữa Bò không trí thức và chỉn chu như những anh chàng mà chồng Loan giới thiệu, nhưng lại mang đến cho nàng năng lượng của cuộc sống. Dù khó mấy, nàng tin Sữa Bò sẽ cố gắng hết sức không để mẹ con nàng đơn lẻ.
Mẹ! Mẹ! Xích đu... Con bé hua hua tay như cố tóm sợi dây trong không trung, cái mỏ chu lên, cái mũi chun chun. Nàng chắc con bé đang mơ được chạy nhảy bên bờ sông nhà bà nội. Nàng hình dung hạt ngọc bé nhỏ đang lẫm chậm chạy trên thảm cỏ cố vươn về chiếc xích đu gỗ đung đưa trước cây sồi già.
Nàng sẽ kể cho nó - Kẹo Chip của nàng đấy. Chỉ một giấc mơ thôi cũng sẽ theo con bé cả cuộc đời. Giấc mơ cuộc đời con sẽ được John, Nàng và Sữa Bò nuôi dưỡng và bay xa.
Nàng mở cửa sổ, thoáng rùng mình trước cơn gió lạnh. Mùi hương dịu nhẹ của cây cỏ về đêm mơn man khuôn mặt nàng. Tháng tư, trời bên này vẫn còn tiết đông. Ở bên nhà, có lẽ đang giao mùa. Đêm và sáng se lạnh, trưa nóng, chiều mát. Chẳng ở đâu có đủ bốn mùa trong một ngày như thế. Nàng chợt nhớ dáng hình chị hàng hoa. Mùa này, thúng hoa của chị chắc đang chật đầy hoa loa kèn trắng lấp ló trong đám lá xanh.
Hai mắt Phượng trĩu lại. Nàng gập máy tính lên giường ôm chặt con bé. Con bé ú ớ, chép chép miệng rồi rúc vào ngực nàng. Rồi nàng thấy mình bồng bềnh trong đêm đông đầy sao. Một vì sao cứ hướng về nàng nhấp nháy như thể muốn báo hiệu nó là sinh mệnh của nàng, cũng như những vì sao khác là sinh mệnh của John, Sữa Bò, Loan, của chị hàng hoa... Nàng thiếp đi...
Ngày mai thôi, căn phòng này sẽ được bàn giao cho người khác. Kể cả cái công việc Phượng gắn bó từ ngày ra trường cũng sẽ không còn là của nàng nữa. Lần đầu tiên kể từ khi quyết định di cư, nàng chợt bắt gặp tâm trạng hụt hẫng. Có lẽ cái cảm giác “như li dị mối tình đầu” mà chị bạn mô tả khi quyết định chuyển việc là đây. Trong mắt lũ bạn, nàng chẳng biết đến gì ở cuộc đời này ngoài công việc, mua bán cùng lũ bạn độc thân. Người ta còn ghẹo, bảo không biết giới tính của Phượng là gì nữa. Cẩn thận bàn giao chiếc chìa khoá phòng làm việc cho người bảo vệ già, nói dăm ba câu tạm biệt, nàng bước nhẹ xuống lòng đường bỏ lại đằng sau lời chúc thượng lộ bình an.
Phượng khẽ rùng mình, đón nhận cơn gió heo may thoảng qua. Nếu biết nàng ăn vận phong phanh thế này, thảo nào người ấy cũng rầy la nàng. Nhưng cứ vào mùa này, nếu không cảm nhận được chút cay cay nơi sống mũi của khí thu, chút gai gai nơi cánh tay mỗi khi có tiếng lá rơi xào xạc, nàng lại có cảm giác thiếu thốn. Chị hàng hoa phanh kít chiếc xe đạp sát cạnh khiến Phượng giật mình. Sao hôm nay về sớm mà cô không nhắn tôi? Làm tôi suýt bỏ lỡ đưa bó hoa này cho cô. Những bông hoa “xin đừng quên tôi” như hấp háy từng cánh tím giận dỗi nàng. Gần chục năm nay chị hàng hoa không bỏ qua nàng mỗi khi mua được khóm hoa tươi rói. Nếu không gặp nàng ở cơ quan thì chị lại mang qua nhà. Kẹp cùng vài chục bạc lẻ, nàng đặt vào lòng bàn tay chị chiếc cặp nơ xinh xắn. Chị mang về tặng cháu giúp em. Chị nhớ sửa phanh xe đi cho an toàn nhé. Hai mẹ con giữ gìn sức khỏe. Những cánh hoa rung rinh theo nhịp chân nàng, bỏ lại sau chị hàng hoa chưa qua cơn ngỡ ngàng. Ngày mai, ngày kia, nếu không gặp nàng, chị sẽ hiểu. Nàng mà nói chia tay, chị sẽ không lấy tiền bó hoa này và rơm rớm nước mắt.
Theo dòng người, nàng chen chân lên xe buýt. Ngày thường, Phượng chẳng có thời gian để thưởng thức cái thú đi xe buýt của thời sinh viên. Không xe máy thì cũng taxi, miễn sao thời gian đi trên đường là ngắn nhất để đến các cuộc họp hay các cuộc tiếp đối tác. Nàng nhoẻn cười với anh phụ xe, kiếm một chỗ sát cửa sổ. Có lẽ hôm nay là ngày nhàn rỗi hiếm hoi của nàng, nên chiếc xe buýt cũng vắng vẻ một cách hiếm hoi. Chỉ lác đác vài hành khách đang gà gật. Hàng quán thấp thoáng trước mắt nàng. Người người áo chắn nắng mũ kín đầu, khẩu trang che kín mặt... Lạ, người ta không thể bỏ cái thói quen cố hữu để tận hưởng tiết trời giao mùa.
Hàng hoa sữa trắng xanh đột ngột hiện ra trước mắt Phượng. Bước xuống bến xe buýt, nàng hít hà cho căng lồng ngực đám hương hăng hắc. Hoa cuối mùa nên mùi thơm cũng đậm hơn, cũng ngậy hơn. Nhiều người nhức đầu mỗi khi ngửi mùi hoa sữa, và họ như trốn chạy mỗi khi đi qua nó. Còn nàng thì lại như nghiện mỗi khi đông ngấp nghé ngoài cửa sổ. Đám học sinh lao xao chọc ghẹo nhau khi đi qua nàng. Có đứa suýt đâm vào người Phượng. Chúng lí nhí xin lỗi rồi lại cười ré lên chạy đuổi nhau. Nàng ngập ngừng ghé xuống bãi cỏ sát hồ. Cảm giác mát lạnh chạy dọc sống lưng. Những ngọn cỏ ram ráp mơn man da chân nàng, gờn gợn chút gai góc. Hơi xa một chút, một đôi uyên ương đang rủ rỉ rù rì trên yên xe máy. Nàng khẽ húng hắng ho. Có vẻ lại sắp cảm lạnh. Kệ, dẫu gì cũng sẽ là cơn cảm lạnh thu rơi rớt, mà còn lâu lắm nàng mới phơi nhiễm lại.
Cái thành phố này đã lưu vết của nàng hàng chục năm có lẻ. Phượng ngập ngừng bước một chân vào thành phố qua ngưỡng cửa chiếc xe khách tham lam chất chồng từ buôn thúng bán mẹt đến trí thức, học sinh. Cha Phượng dắt tay con xềnh xệch qua các con phố để đuổi kịp chuyến xe buýt mới nhất. Cha nàng như sợ nếu không nhanh thì sẽ để lỡ mất cơ hội cho con gái đặt nốt chân còn lại vào cánh cổng đại học. Mới đấy mà đã hơn hai chục năm.
Chuông điện thoại reng reng phá vỡ bầu yên tĩnh. Mày giỏi thật đấy. Mày coi thường bạn bè thế là cùng... Cứ tưởng là bạn thân của mày, ai dè được mày coi không bằng người lạ... Mày không muốn nhìn mặt tao nữa thì cũng chỉ cần nói một câu, sao phải làm cái kiểu lạnh lùng độc ác ấy... Tút... Tút... Tút... Thôi chết, Loan, cái con bạn chí cốt thưở thiếu thời của nàng đấy. Nó biết dự tính của nàng ư? Ai có thể nói cho nó nhỉ, vì đến như gia đình nàng cũng còn chưa hở một tiếng nào. Nó mà biết ngày mai nàng dời đi không nói một tiếng, thì cả đời này nó chẳng thèm đoái hoài gì tới nàng nữa đâu. Tính nó vốn cực đoan vậy. Nhiệt tình thì hết mình, nhưng đã giận đã ghét thì cũng như bát nước đổ đi. Chuông nhắc việc hấp háy. Ồ, hôm nay sinh nhật nó. Như một cỗ máy, năm nào nó cũng tự động qua cơ quan đón nàng đi ăn tối vào giờ này. Chắc bác bảo vệ già đã chuyện trò với nó.
Loan là đứa bạn thân duy nhất của Phượng, theo nàng từ phổ thông lên đến đại học. Hai đứa gắn bó như hình với bóng gần hai chục năm cho đến khi nó có người yêu, lấy chồng và có con. Lúc trước còn có thời gian rỗi rãi, căn nhà ba chục mét vuông của gia đình nó là chốn qua lại giải khuây của nàng. Anh chồng tốt tính của nó coi nàng như đứa em gái. Anh giới thiệu hết người này người kia trong đám bạn, người quen cho nàng. Ai trong số họ cũng đều giỏi và tốt tính giống anh, nhưng sao nàng chẳng bén duyên. Rồi công việc cuốn nàng vào những vòng quay ngày càng hối hả. Thời gian nàng gặp nó trên điện thoại được tính bằng hai ba tháng, chứ đừng nói tới chuyện gặp nhau. Thế nhưng, nếu gặp nhau là lại quấn như sam. Ấy vậy mà, nàng...
Đối tác gọi, chỉ để xác nhận lại giờ bay và giờ đến ngày mai của nàng, thông báo nhiệt độ và nhắc nhở mặc đồ thật ấm. Có lẽ anh cũng hồi hộp nên hơn tuần nay ngày nào cũng gọi với từng ấy thông tin. Thấy Phượng ngày ngày đi về với công việc đơn lẻ, người chị định cư nước ngoài khuyên nàng di cư. Đằng nào thì cũng không vì tình yêu sâu đậm với ai, lấy chồng Âu cho thay đổi không khí. Lấy về rồi làm quen dần. Bên này nhiều Đàn ông có nhu cầu tìm bạn đời lắm. Họ tình cảm và có trách nhiệm. Rồi chị tìm mối và kết nối nàng với Đối tác. Phượng nhắm mắt đánh đu với số mệnh của mình. Nàng biết, nói ra tất cả những người thân quen ở đất này sẽ cản nàng. Cả đời họ chắt chiu nghĩa tình, tiền của ở đây. Cái tư duy “sảy nhà ra thất nghiệp” bám sâu thành tiềm thức. Họ chẳng thể hình dung nổi nàng sẽ ra sao ở mảnh đất toàn người xa lạ, nói thứ tiếng xa lạ, ăn đồ ăn xa lạ... Đến chính nàng cũng chẳng thể hình dung. Vì thế nàng sợ... Sợ đối mặt họ nàng sẽ chẳng thể nào dứt ra mà đi được.
Trời nhá nhem. Ông già bơm xe đầu đường lộc cộc dọn đồ lên chiếc xe đạp. Bà hàng chè chén quăng mấy chiếc ghế con quanh chõng tre thế chỗ. Phượng rùng mình khép chiếc cổ áo. Sương cuối thu làm tăng độ ẩm từ hồ. Hàng quán dậy mùi tiệc tối. Nàng uể oải đứng dậy như thể bãi cỏ có điện từ. Nàng phải về để còn bàn giao nhà cho khu chung cư. Anh taxi nhíu mày khi thấy nàng từ chối đề xuất quãng đường vừa ngắn vừa thông thoáng. Anh lặng lẽ đi theo yêu cầu, vòng vo qua những phố xá chật ních, đông đúc và vòng vèo. Nàng vốn cũng chẳng ưa những cung đường đầy mùi xăng xe này. Nhưng hôm nay thì khác. Nàng rẽ vào hiệu bánh gato, đặt một cái mặt cười trắng trên nền socholate. Cô bé bán hàng nắn nót ghi địa chỉ nhà con bạn nàng, gọi người giao hàng mang đi. Nhìn người giao hàng khuất xe sau lối rẽ, nàng mới tiếp tục hành trình của mình.
Xoay vòng khoá lách cách, nàng có cảm giác có hơi thở sau gáy. Loan, con bạn thân của nàng. Nó ôm chặt, dụi mặt vào lưng nàng.
*
Tôi đi sắm mấy đồ cho Thiên sứ! Ngày mai tôi nghỉ để đón nàng và lo mấy thứ thủ tục. Sinh viên hỏi, cô hẹn đầu tuần sau giúp tôi. Cảm ơn cô! Jo đóng máy tính, với chiếc áo khoác, vội vã dặn dò, nháy mắt và nhanh chóng biến sau cánh cửa. Cô thư ký ngơ ngác ớ ớ ngó theo.
Kể từ khi gặp Thiên sứ đời mình, anh trở thành một Thứ Jo trong con mắt đồng nghiệp. Đã biến mất một Ngài Giáo sư suốt ngày cắm mặt vào không thì những cuốn sách dày cộm, thì cũng là những bài trợ giảng cho nghiên cứu sinh hay những mò mẫm kiếm tìm tư liệu trên máy tính, ngày làm việc cũng như ngày nghỉ cuối tuần. Thay vào đó là một Anh chàng Giáo sư vui tính, học cách lập Facebook, đôi khi khe khẽ âm ư một vài giai điệu giao hưởng, thi thoảng mỉm cười khi lướt máy tính trong giờ nghỉ trưa, đặc biệt khuôn mặt sáng ngời sau mỗi cú điện thoại. Cuối tuần, thầy lại theo các trò thực tập sinh tới những buổi dã ngoại.
Jo ghé qua cửa hiệu trang phục nữ mùa đông. Cô bé bán hàng tóc vàng mơ xòe chiếc răng khểnh mỉm cười chào đón anh. Anh chìa bức ảnh chân dung của nàng cho cô xem, mô tả chiều cao và hình dáng. Vóc dáng ấy theo anh suốt tháng năm kể từ khi trở về từ xứ sở nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều. Anh chọn chiếc áo khoác dạ màu tro của hoa hồng và chiếc khăn len lông cừu trắng. Thời tiết Việt Nam chỉ dưới chục độ mà nàng thường xuyên bị nhiễm lạnh, chắc nàng chẳng thể nào hình dung hết mức độ của thời tiết âm gần chục độ.
Anh rẽ qua nhà hàng chỉ để kiểm tra lại xem chỗ anh đặt, đồ anh hẹn có được chuẩn bị đúng và đủ không. Ngài chắc chuẩn bị một sự kiện quan trọng cho sứ mệnh đời mình? Anh quản lý nháy mắt hứa hẹn sẽ tặng riêng cho Anh và Nàng một chai vang ủ mười năm trong hầm. Là khách quen hàng chục năm ở Nhà hàng này, nên không ai có thể thờ ơ với sự xăng xái chuẩn bị một bữa tối hai người của anh.
Reng! Reng! Reng! Con chào bố mẹ. Sáng mai con sẽ đón cô ấy. Mẹ yên tâm, con đã mua đủ đồ ấm cho cô ấy rồi. Khi nào gặp, con sẽ bật webcam để bố mẹ nói chuyện nhé!
Không cần nhìn tận mắt, anh cũng có thể hình dung ra khuôn mặt như rắc đầy nhũ hoa của cha mẹ. Với một cậu con trai độc nhất gần bốn mươi tuổi chưa bao giờ thấy dẫn một người bạn gái về nhà, gặp một người bạn gái tri kỷ như nàng quả là kỳ công. Cho dù là một người Âu truyền thống, họ cũng không thấy một nàng dâu khác màu da là vấn đề. Họ chỉ mong con họ không lẻ loi giữa cuộc sống này.
*
Máy bay của chúng ta vừa hạ cánh xuống sân bay D. Nhiệt độ ngoài trời bây giờ là âm 10 độ C. Quý khách lưu ý mặc áo khoác ấm khi ra ngoài trời. Xin Quý khách vui lòng ngồi đúng vị trí, thắt dây an toàn và không bật các thiết bị điện tử cho đến khi máy bay dừng hẳn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của Hãng hàng không Quốc gia Việt nam và rất mong gặp lại Quý khách trên các chuyến bay tới. Chúc Quý khách một kỳ nghỉ đông vui vẻ!
Phượng lắng nghe từng lời tiếp viên hàng không như lần đầu hay như lần cuối. Nàng cũng chẳng hình dung nổi, chỉ thấy lạ vì không có cảm giác uể oải như bao lần. Đối tác đón nàng ở sân bay với tấm biển dán bức ảnh cỡ A0 rung rung và chiếc áo khoác dạ trên tay. Ánh mắt anh hấp háy sau lớp kính dày. Trước khi bước ra ngoài trời tuyết phủ trắng đường, nàng đã kịp được anh khoác cho chiếc áo dạ nặng khoảng dăm ký. Cho dù đã được dặn dò kỹ lưỡng, chuẩn bị từ cây kim sợi chỉ, nàng cũng không thể hình dung ra phải mặc quần áo cỡ nào mới đủ chống đỡ cái lạnh âm chục độ. Con bò cạp lăn từ từ trên đường phố như muốn cho nàng tận hưởng trọn những giây phút đầu tiên trên đất khách. Cả thành phố trắng xóa, có chăng lấp ló bên trong là thân cây nâu đen, lá có còn cũng là xanh đậm, tường nhà rêu phong... Dân tình dường như cố gắng bằng mọi cách tránh ra khỏi nhà, nên ngoài phố chỉ lác đác vài người dọn tuyết, và những người chúi mũi đi như chạy về phía điểm đích của mình. Khi còn có quyền lựa chọn, nàng thường đặt các chuyến công tác nước ngoài vào các mùa xuân, thu, hạ và tránh tuyệt đối mùa đông. Khác với dân tình tò mò ưa phiêu lưu mạo hiểm, nàng sợ sắc lạnh của tuyết trắng, nàng sợ cảm giác tê dại. Đôi tay nàng ấm dần lên trong đôi bàn tay mềm mại của anh.
Anh đưa nàng về gian phòng áp mái trong căn hộ nhỏ thuê ở góc phố. Một chiếc giường gỗ nằm gọn trong góc, một chiếc bàn làm việc cũng bằng gỗ nho nhỏ kê sát khung cửa sổ. Ngồi bên chiếc bàn này, Phượng có thể phóng tầm mắt ra phố phường mỗi khi bức bối. Chủ nhà là hai vợ chồng già khoảng trên bảy mươi tuổi, không có con cái. Họ vồn vã đón nàng, tận tình chỉ cho nàng khu bếp, nhà vệ sinh... Căn bếp hai chục mét vuông được ngăn chia gọn gàng thành hai khu. Một khu cho khách thuê dùng đầy đủ bếp đơn, nồi niêu xong chảo tuy cũ nhưng khá sạch sẽ; chắc của khách trọ cũ. Nàng mỉm cười khi nghĩ tới hình ảnh hai cặp ba vợ chồng đầu rau đang ngồi ngóng lửa trong căn nhà này.
Anh dẫn nàng tới ra mắt chỗ làm việc mới. Ngôi trường nghỉ đông lặng câm trong tùng bách phủ tuyết, xung quanh hồ băng đóng cứng. Anh tìm cho nàng một vị trí thủ thư nhờ tấm bằng thạc sĩ ngôn ngữ quốc tế được cóp nhặt từ những khoảng thời gian rỗi rãi của cuộc sống độc thân. Chỉ có khu thư viện của nàng tấp nập người qua lại. Các đồng nghiệp của nàng hối hả dọn dẹp giá sách cũ, nhận dán nhãn sách mới. Ai nấy vồn vã, vui vẻ bắt tay chào nàng. Thật đáng ghen tỵ với anh đấy, Jo! Chị có bạn gái Việt Nam nào nhớ giới thiệu cho tôi nhé! Đối tác bóp nhẹ bàn tay nàng ra chiều hãnh diện.
Với công việc mới, Phượng khám phá ra khả năng và tính cách mới của mình. Ngày ngày nàng tỉ mẩn dán dán, xếp xếp, giao nhận những quyển sách khi thì thơm mùi giấy mới, khi thì láng bóng ngậy mùi thời gian. Công việc mới giúp nàng có thời gian để ngắm nhìn, nghe đọc văn hoá của xứ lạnh qua từng gương mặt ngồi lặng câm bên sách, qua những dòng chữ lảy lót trong từng trang giấy ngà ngà. Vốn nhanh nhạy, chẳng mấy chốc nàng thuộc lòng mấy cái quy tắc trái ngược với truyền thống nàng vẫn hưởng, nàng thông thạo làm những món ăn mà khi xưa thường tránh để giữ dáng. Ở cái xứ này, người ta cứ dùng mọi thứ cho thỏa thích, nói cho thỏa cơn, đến khi nào vượt giới hạn thì mới kiềm chế. Nếu không vậy, dường như sẽ chẳng đủ năng lượng để sống.
*
Mỗi tuần anh lại tha đến cho nàng một đồ vật để lắp ghép vào căn phòng áp mái. Tuần đầu thì một tấm thảm đỏ Thổ Nhĩ Kỳ trải vừa đủ góc cạnh cửa sổ, tuần tới là những tấm gỗ thông bào nhẵn lắp ghép thành giá sách. Mùi hắc của gỗ, sắc đỏ của thảm khiến căn phòng của nàng ấm cúng hẳn lên. Sau khi lắp ghép cho căn phòng của nàng không còn chỗ để chật hơn nữa, anh bắt đầu dẫn nàng đi dạo thành phố, thăm thú bạn bè mỗi cuối tuần. Anh ấy là người đàn ông ngọt ngào, mà cháu thì cũng thật hấp dẫn! Bà chủ nhà hấp háy mắt thì thào mỗi khi tạm biệt hai người. Anh chàng đưa sữa người Việt vớt vát dăm câu - Cô thật trúng số độc đắc! - trước khi rồ ga chiếc xe 50 phóng vụt đi.
Với thời gian, tình cảm anh ả ngày càng bén. Chỉ cần một nhùi rơm dính tàn lửa cũng thổi bùng một cuộc hôn phối không ràng buộc pháp lý sau một năm trời. Với ai đó một năm là quá dài, còn với nàng và anh đã là cả một bước đột phá. Nàng chuyển đến nhà anh ở sau một nghi lễ nhỏ cùng với vợ chồng chị bạn, ông bà chủ nhà nàng đã thuê, cùng vài người bạn thân của anh. Gia đình anh ở cách xa hàng ngàn km, nên không ai tới được. Cha mẹ gửi cho anh và nàng một chiếc bánh cưới hai tầng nhiều sắc màu và một chai rượu mật ong hai lít vàng óng. Kỳ trăng mật của đôi vợ chồng son kéo dài cả vài tháng trời trong men nồng đượm mùi phấn hoa.
Em, chúng mình sinh con nhé! Anh thì thầm vào tai nàng quyết định cởi bỏ việc kế hoạch chuyện con cái, sau một năm trời lo hòm hòm cuộc sống vợ chồng. Một tháng, hai tháng, ba tháng, rồi sáu tháng... Không một động tĩnh. Hai vợ chồng đưa nhau tới viện khám. Có vẻ như tinh trùng của anh bẩm sinh có vấn đề, không đủ lượng để có thể thụ thai. Ông bác sĩ già thẳng thắn chia sẻ với cả hai vợ chồng nàng về kết quả. Bắt tay cảm ơn ông bác sĩ với nụ cười thường trực trên môi, nàng thấy đôi nét ưu tư trong đôi mắt anh.
Nàng tra tìm những cuốn sách y khoa có nói về tinh trùng của đàn ông hiếm muộn và phương cách chữa trị. Có vẻ như với Tây y, hiếm muộn tinh trùng bẩm sinh rất khó cải thiện nếu nói là không thể. Nàng tra trên mạng những cách chữa trị của Đông y. Nàng nhớ tới những hũ rượu mà anh và cha nàng hay cất giữ trong xó nhà. Thế là cất công kiếm gạo Việt Nam, tự chưng cất rượu trắng, kiếm tìm cá ngựa hay tằm dâu. Nàng tìm tới cửa hiệu đông y nổi tiếng do các bạn Việt giới thiệu. Rồi nàng hoàn tất vài hũ rượu đủ loại và lặng lẽ giấu chúng trong phòng kho chứa đồ cũ. Vài ba tháng sau, nàng chắt lọc ra chai, mỗi bữa mời anh một ly nhỏ. Anh không cần tìm hiểu có gì trong đó, vui vẻ uống bất cứ loại nào nàng đưa. Thi thoảng, nàng có cảm giác nhột nhột sau lưng những ánh mắt ưu tư của anh.
Nàng nói chuyện nhiều hơn với chàng đưa sữa theo nàng từ nhà thuê sang. Tự dưng nàng thèm nghe tiếng Việt đến mức có thể nghe bất cứ một thể loại chuyện nào từ thế giới của Sữa Bò (tên mà nàng thầm đặt cho anh chàng). Sữa Bò có một lý lịch vô cùng ngoạn mục. Khi đi học thì là một học sinh cá biệt khó ưa trong mắt của thầy cô và bạn cùng lớp, khi ra đời thì là nỗi khiếp sợ của giới giang hồ. Đến một ngày, Sữa Bò mất phương hướng do phải lòng một cô bác sĩ đã chữa cho hắn vết chém sâu sau cuộc tỷ thí giữa các bang nhóm. Hắn mất phương hướng trước lời di chúc nghiệt ngã của người cha - Cấm thằng mất dạy về chịu tang ta! Nhờ quen biết rộng trên giới giang hồ, anh chàng bắt mối xuất cảnh theo đường hôn nhân.
Sang đây, Sữa Bò mới hay vợ trên danh nghĩa pháp lý là một bà góa, chủ nông trạng ở ngoại vi. Bà ta cần một kẻ có tuổi nghề giang hồ đủ để vừa làm tài xế kiêm bảo vệ. Dần dà vẻ phong trần của hắn đã khiến bà mê mẩn và trói hắn bằng đủ ngón nghề. Hắn chỉ có thể giãy ra được bằng cách xin một đặc ân từ bà chủ thi thoảng cho đi đưa sữa vào thành phố, vừa là để mua sắm đồ dùng hàng ngày. Khoảng thời gian ngắn ngủi này lại là giây phút tự do quý báu nhất của hắn. Đôi khi hắn lại được bà chủ thưởng cho một tối lang bang tại các quán bar trong phố.
*
Năm thứ ba đã trôi qua... Phượng vẫn miệt mài tìm kiếm bài thuốc mới, anh vẫn đều đặn mỗi bữa chén rượu vợ đưa. Thế nhưng, kết quả xét nghiệm vẫn chưa tốt hơn là bao. Anh trở nên lặng lẽ hơn, thi thoảng lại về muộn hơn, miệng nồng nặc mùi rượu. Những lúc ấy, anh lại chủ động ôm chăn gối sang sopha phòng làm việc ngủ. Nàng không nói gì, mà cũng chẳng biết phải nói thế nào. Sáng ra lại hì hụi nấu canh giải rượu để lại trên bàn rồi đi làm. Kiểu gì trong ngày cũng nhận được tin nhắn - Cảm ơn em! Rồi thi thoảng anh lại ở đâu đó bên ngoài một đêm. Qua vài lần theo sau bước chân anh, nàng thấy anh chỉ đi uống rượu rồi về nhà Wat - anh bạn thân ngủ. Xin lỗi em, tâm trạng anh dạo này rất tệ. Anh thấy cần yên tĩnh một mình một thời gian. Anh sẽ nghỉ phép về quê Wat một tuần. Em ở nhà giữ gìn sức khoẻ và cẩn trọng nhé.
Nàng kể cho Sữa Bò câu chuyện của vợ chồng nàng và tình trạng của anh, hòng muốn nghe lời giải đáp khách quan từ một người đàn ông. Em nên về quê nhờ cha mẹ Jo giúp đỡ. Ở gần nhà bà chủ anh có một người đàn ông mắc chứng trầm cảm từ khi vợ chết do ung thư. Ông ấy đóng cửa và tránh giao tiếp với hàng xóm. Chỉ có những người giao hàng qua mạng là hàng ngày tiếp cận được ông ta. Anh cũng chỉ đặt sữa hàng sáng vào chiếc tủ mát đặt ngoài hiên, đổi lấy vỏ cũ và nhận tiền qua tài khoản. Đến một ngày, anh thấy tủ mát chất đầy chai sữa nguyên chưa mở nên gọi điện cho cảnh sát. Họ phải phá khóa vào nhà, thì thấy ông ấy chỏng queo trên giường, một đống vỏ hộp thuốc ngủ lăn lóc trên sàn nhà. Người ta đoán ông ấy đã tích tụ thuốc ngủ của vợ đến ngày đó.
Phượng hối hả điện thoại cho chị bạn nhờ kiểm tra xem anh có tới ở nhà anh bạn thân không. May quá, anh đang ở đó thật. Trong đầu nàng chợt gợn lên một câu hỏi chưa bao giờ tính trước. Nàng hoảng hốt gạt nhanh ra khỏi đầu, nhưng càng gạt nó cành lởn vởn thường xuyên hơn. Nàng xin nghỉ phép và lặng lẽ bay về nhà cha mẹ anh mà không báo trước. Nàng e bố mẹ anh sẽ lo lắng nếu biết anh không về cùng, và nàng thì không muốn nói dối. Cha mẹ chồng đón nàng với một thái độ điềm tĩnh kỳ lạ. Mẹ ôm chặt lấy nàng, cha vỗ vỗ lưng nàng. Mẹ chỉ hỏi nàng bay có mệt không, ăn uống gì không để bà chuẩn bị. Cha pha cho nàng một chén trà mật ong. Tuyệt nhiên không một nghi vấn. Cứ như họ biết trước nàng sẽ về, lại về một mình nữa. Thật uổng công nàng ngồi trên máy bay cứ tính đủ lý do biện hộ cho việc thiếu vắng anh. Thật lạ, đầu óc nàng giãn ra kể từ khi gặp họ. Nàng chợt thấy mệt, và sực nhớ ra cả tuần nay vật vờ ngủ không sâu giấc. Nàng thiếp đi.
Sau bữa cơm chiều ấm cúng, cha anh xăng xái cho bát đũa vào máy rửa. Mẹ anh khều nàng theo bà lên gác. Một căn phòng gác mái được khóa kín. Tiếng lạch cạch của ổ khoá và tiếng rít của bản lề khiến cho người ta có cảm giác lâu lắm nó mới được thăm nom. Nàng ngỡ ngàng khi thấy nó được bài trí như được nhân bản từ căn phòng anh thuê cho nàng thuở trước. Mẹ anh lôi trong chiếc hòm gỗ ở góc nhà ra một túi vải căng đồ. Vài con búp bê, váy, bờm, giày và những phụ kiện cho búp bê. Nàng tứa nước mắt vì ý nghĩ mẹ anh đang để dành đồ cho đứa cháu gái bé nhỏ tương lai. “Chắc con nghĩ đây là đồ của chị Jen. Của chồng con đó”. Tai nàng như ù đi cho dù không phải lần đầu nghĩ tới. Tiếng mẹ thoang thoảng bên tai nàng như trong mơ.
Khi Jo ở tuổi lên ba, cha mẹ phát hiện ra hứng thú chơi của nó không rõ ràng như bao đứa trẻ khác. Khi được ra cửa hàng đồ chơi, lúc thì chọn ô tô, lúc lại chọn búp bê hay đồ nấu bếp. Cha đưa chồng con tới bác sĩ tâm lý để nghe tư vấn. Ông ấy cho xem những luận chứng khoa học về hành vi của trẻ nhỏ xác định nên giới tính. Với những đứa trẻ như John, nếu không có định hướng rõ ràng sẽ thành lưỡng tính. Ông khuyên cha các con nên cân nhắc các biện pháp điều chỉnh. Kể từ đó mọi người cố tránh cho nó tiếp xúc với đồ chơi của con gái, váy áo của con gái. John chỉ được dẫn vào hàng lego, mô hình ô tô, tàu hoả hay bộ đồ nghiên cứu khoa học. Sách cha mẹ mua cho nó xem chỉ là truyện anh hùng hay máy móc. Jenny không được xem phim hoạt hình hay xem truyện về các nàng công chúa trước mặt em trai. Mẹ không dẫn theo John khi đi mua váy áo giày dép từ đó. Tóc nó được cắt ngắn mỗi khi thò dài ra vài phân.
Cứ thế anh lớn lên với định hướng rõ ràng là sẽ trở thành một anh chàng điển trai. Thế nhưng, lớn dần anh trở lên thu hẹp mối giao tiếp, chỉ chúi mắt vào sách, học và nghiên cứu. Vì thế anh đã có thể trở thành tiến sĩ khi mới ba mươi, nhưng bạn bè chỉ có dăm ba người. Cha mẹ anh cũng hơi buồn, vì họ là một đôi rất quảng giao. Xung quanh họ luôn có bạn bè vây quanh cùng với những bữa tiệc vui vẻ cuối tuần. Nhưng dù sao thì họ cũng khá hài lòng vì dù gì anh cũng là một chàng trai.
Mẹ đã như chết điếng người khi nhìn thấy đống đồ chơi búp bê này. Ông bác sĩ khuyên mẹ nên chấp nhận sự thật nếu nó xảy ra, vì có vẻ như John bị bẩm sinh khó điều chỉnh. Mẹ phải giấu tiệt đống đồ chơi ở dưới đáy rương, tránh không để bố các con biết tới. Ông ấy mới bị phát hiện ra bệnh huyết áp cao, nếu biết được e lại tăng xông.
Bà lặng lẽ theo dõi bước đường trưởng thành của con trai. Bà không tin vào mắt mình khi đọc thư anh báo tin sẽ cưới nàng. Vợ chồng bà không đến dự đám cưới không phải vì đường quá xa, mà do bà giả đổ bệnh. Cho dù rất mừng nhưng bà sợ. Bà sợ một điều gì đó khác thường sẽ xảy ra như đống búp bê này. Bà cầu Chúa cho cuộc đời vợ chồng nàng sẽ tiếp diễn như những cặp đôi bình thường. Bà lấy lại được niềm vui và sự tự tin cứ mỗi kỳ Giáng sinh lại nhìn thấy niềm vui lấp lánh trong mắt anh khi dắt tay nàng về thăm họ.
Nhưng... Mẹ chẳng biết làm thế nào khi một tháng trước đây nó khóc trên điện thoại với mẹ. Từ bé đến lớn chồng con chưa bao giờ lộ rõ cảm xúc để mẹ phải lo lắng. Tâm trí nó phải rất nặng nề thì mới gọi cho mẹ như vậy. Mẹ khuyên nó nên đi đâu đó một thời gian để lấy lại tinh thần rồi tìm cách giải quyết. Mẹ biết kiểu gì rồi con cũng về, nên đã dạm trước với bố con là Jo đi công tác dài ngày nên có thể con dâu sẽ về chơi một mình nếu được nghỉ phép.
Mẹ chồng nàng dâu ôm chặt nhau dàn dụa nước mắt.
*
Loan khoan khoái ngồi xuống chiếc ghế xanh hồng, thư giãn duỗi đôi chân cứng đờ vì đi. Trong lúc chờ kem, con gái thỏ thẻ xin phép mẹ được chạy ra chỗ chậu hoa. Khuôn mặt nàng giãn ra khi dõi theo từng động tác tung hứng những việc sỏi trắng của thiên thần bé nhỏ. Loan thấy bản sao của mình ở trong đó. Giống nàng, con bé có vẻ tìm thấy niềm vui trong những điều nhỏ nhặt nhất. Nó luôn hài lòng với những gì nó có trong tay, những gì mẹ đồng ý cho nó làm, kể cả những lời khuyên không nên làm gì.
Có phải Loan không?. Ờ... Chị là... Thảo phải không?. Con bạn ôm chầm lấy Loan đu qua đu lại khiến nàng suýt nghẹn thở. Mày có biết tao vui thế nào khi gặp mày không? Mày là đứa bạn đại học đầu tiên tao gặp lại trên đất Mẹ sau hơn 10 năm xa cách đấy. Tao và chồng con mới về hôm qua. Bố con nhà nó đang lướt trong sân băng...
Thật lạ, sắp đầu bốn đến nơi rồi mà tính nết của Thảo vẫn như ngày xưa. Cứ gặp ai là nói không ngừng nghỉ và cũng không cần biết thái độ người đối diện ra sao. Ngày xưa Thảo rất ít bạn trong lớp cũng vì cái tính hay huyên thuyên. Chỉ bắt đầu bằng một sợi chỉ, cô nàng có thể thổi phồng lên thành câu chuyện của một cây cầu. Ai đó chỉ mới sụt sịt, qua miệng nó có thể thành sắp phải đi cấp cứu. Có lẽ cũng vì cái tính chịu khó nghe và không màng gì tới tính chính xác những thông tin của Thảo mang tới, mà Loan trở thành người bạn tốt nhất của Thảo. Kể ra kết bạn với Thảo cũng không có gì hại, mà đôi khi lại mang tới cho Loan những phút thư giãn từ những câu chuyện phiếm. Thêm vào đó Thảo cũng là người tận tình với bạn bè. Nhớ đoạn Loan bị mổ ruột thừa, Thảo cũng là một trong những người bạn cháo não và ngủ đêm trong viện với Loan. Những ký ức về thời sinh viên như những thước phim ùa về trong trí óc Loan với âm thanh lao xao mà Thảo đem lại.
Này, lâu nay mày có liên lạc gì với con Phượng không?. Loan giật mình tỉnh giấc trước cái đét đùi điếng người của Thảo. Phượng hả? Ờ, ờ... cũng thi thoảng. À, mà nó cũng đang sống hạnh phúc cùng anh chồng Tây và con gái ở thành phố D đấy! Hả... Mày nói gì? Chồng Tây? Hạnh phúc? Mày không biết hay là cố tình giấu tao thế? Mày sợ tao đi buôn chuyện về nó hả? Sao mày đánh giá thấp tao vậy?... Thảo mở to mắt, dí sát mặt vào Loan khiến nàng lập bập. Nhìn vậy là mày chẳng biết gì rồi. Cũng phải thôi, với tính cách của nó và hoàn cảnh ấy, chẳng bao giờ nó nói ra cùng ai...
Phượng có con ngoài giá thú với một người Việt lưu vong ư? Sao lại thế nhỉ? Rõ là nó đã gửi cho nàng những bức hình đám cưới bình dị ấm cúng với một nhóm người. Mà anh chồng trông cũng thật trí thức và nhân hậu. Có lẽ nào con bé Thảo này nhầm hoặc vì mặc cảm với Phượng từ ngày xưa mà nhìn gà hóa cuốc?
Khi bắt gặp cái Phượng đi với chồng bà bạn cùng hội làm ăn, tao vô cùng ngạc nhiên. Tao không bao giờ nghĩ cái kiểu tiểu thư như nó sẽ chấp nhận tình trạng chung chạ không có tương lai như vậy. Mà anh chồng ấy cũng chỉ là dân Việt tụi mình, vượt biên bằng mối hôn nhân giả như bao người thôi. Nghe đâu vừa làm chồng, vừa làm vệ sĩ lái xe cho bà ta. Thực ra ngày trước tao cũng rất ghét cái tính của nó. Rồi năm lần bảy lượt mày bỏ tao vì nó. Nhưng giờ cùng hoàn cảnh tha phương, tao thấy nó cũng thật tội. Có lẽ cái lão chồng Tây kiếm đủ tiền từ vụ kết hôn giả chuồn rồi. Chẹp... Chẹp... Thôi chết, tao có hẹn ăn tối với bà chị chồng. Hôm nào nhà tao với nhà mày gặp nhau, hàn huyên cả ngày nhé.
Cô bạn đi rồi mà Loan vẫn ngồi trân trân trước ly kem đã tan chảy thành nước tự bao giờ. Ly nước hồng hồng, đen đen, ngậy ngậy trong ly thủy tinh làm nàng càng muốn ói. Nàng không thể hiểu nổi tại sao con bạn chí cốt của nàng lại có thể chấp nhận một cuộc sống tha hương nhọc nhằn đến vậy.
Đêm hôm ấy, nàng đã ngọt nhạt đủ điều, chỉ mong Phượng nghĩ lại về quyết định di cư, cho dù biết hy vọng quá mỏng manh. Bạn nàng luôn mang trong mình những tính cách nhìn bề ngoài tưởng chừng rất đối lập nhau. Quyết đoán đến cực đoan, nhưng lại lãng mạn đến tận cùng. Cẩn thận và chu đáo đến từng chi tiết, nhưng lại lãng du bất tử.
Chẳng biết làm gì hơn, sau ngày tiễn Phượng ra sân bay, trong vòng một tháng, ngày nào trước khi đi ngủ, Loan cũng thắp nén hương khấn trời Phật phù hộ cho bạn mình Thượng lộ Bình an, gặp được Đối tác ăn ý. Thi thoảng một vài tuần, nàng lại nhận được thư điện tử của Phượng. Cuộc sống ở phương trời xa của bạn nàng có vẻ không khác hơn cuộc sống ở nhà là bao. Nào tìm lớp, tìm trường để học thêm bằng cấp hòng có việc làm tốt hơn. Cái bằng loại giỏi và gần chục năm kinh nghiệm quản lý ở nhà cũng chỉ có thể giúp Phượng kiếm chân trông thư viện ở Viện nghiên cứu của Đối tác. Mà như thế cũng là hơn bao người khác.
Bẵng đi hơn năm sau, nàng cũng không nhận được bức thư nào của Phượng. Loan cũng đôi khi sốt ruột, nhưng nghĩ bạn mình chắc cũng bận rộn với nơi ở mới, công việc mới, những mối quan hệ mới nên cũng tặc lưỡi cho qua. Dần dà, họa hoằn tên Phượng được nhắc tới trong bữa cơm tối của vợ chồng nàng như là sự nhắc nhở của tiềm thức. Vậy mà...
*
Lâu lắm rồi Phượng mới lại nhìn thấy cái tên quen thuộc của con bạn thân trên dòng thư điện tử. Tại sao mày lại chấp nhận cuộc sống tha hương vất vưởng thế? Về nhà đi, còn có người nọ người kia, không bị cô đơn.
Biết nói gì với nó đây, khi mà cuộc sống của nó lúc nào cũng đủ đầy, cũng viên mãn? Biết nói gì với nó đây khi mà cả hai vợ chồng nó đều thuộc típ người mẫu mực và truyền thống?
Reng! Reng! Reng! Reng! Em còn đang làm việc à? Cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi để không bị đau đầu nhé. Cuối tuần này anh đến đón em và con đi cắm trại nhé. Hôn Kẹo Chip giúp anh! Chúc em ngủ ngon!
Nàng sẽ kể cho nó - Đối tác của nàng đấy? Lúc nào cũng vẫn thủ thỉ và quan tâm. Quan tâm cả khi họ không thể là vợ chồng. Trải qua cơn chấn động tinh thần khi biết mình có tình cảm với anh bạn thân, Jo quay về xin lỗi nàng. Anh ân hận vì đã lôi nàng ra khỏi quê hương mà không thể mang lại cho nàng Hạnh phúc như đã hứa. Anh để lại cho nàng căn nhà, sau khi lo đầy đủ thủ tục kiếm cho nàng được chiếc thẻ định cư. Khi con nàng sinh ra, anh đã làm thủ tục nhận con nuôi hợp pháp. Vào những kỳ nghỉ lễ Tạ ơn, anh lại đưa nàng và Kẹo Chip về sum vầy với cha mẹ.
Nhớ cái ngày ở nhà, chỉ vì nàng hay qua lại và chơi bời với nhóm bạn trong đó có một chàng trai đồng tính ẻo lả mà nó giận không thèm điện thoại mấy tháng trời. Nó lo nàng cứ mải mê với lũ bạn lông bông (là cách nó gọi các bà cô ông mãnh độc thân) rồi cũng sẽ bị lây các dị tính. Nhưng nó không biết rằng những người bạn dị tính ấy nửa đêm cũng lùng sục cửa hàng thuốc để nàng kìm những cơn đau bụng dữ dội.
Reng! Reng! Tiếng chuông điện thoại lại ngắt nàng ra khỏi cơn hồi tưởng. Bà góa đã biết chuyện Kẹo Chip. Cả ngày hôm nay bà ấy chẳng ăn uống, nói năng gì. Anh không dám ra khỏi nhà. Mai em chịu khó đưa con tới lớp nhé. Anh sẽ tính thời gian nói chuyện lại với bà ấy. Anh sẽ lo mọi chuyện. Tin anh nhé! Tít! Tít! Tít!
Nàng sẽ kể cho nó - Sữa Bò của nàng đấy? Vẫn cái cách ngắn gọn và dứt điểm, như cuộc giao phối chóng vánh kết tinh nên hạt ngọc bé nhỏ. Khi biết tin nàng có bầu, Sữa Bò đã dành thời gian được tự do đi bar để đưa nàng đi khám, để nấu những món ăn Việt mà vì nghén nàng không thể chịu nổi mùi khi chế biến. Cái ngày nàng ở cữ, cả người anh chàng bầm tím vì những cái cấu, cái đập của nàng trong cơn đâu thiên chức.
Sữa Bò không trí thức và chỉn chu như những anh chàng mà chồng Loan giới thiệu, nhưng lại mang đến cho nàng năng lượng của cuộc sống. Dù khó mấy, nàng tin Sữa Bò sẽ cố gắng hết sức không để mẹ con nàng đơn lẻ.
Mẹ! Mẹ! Xích đu... Con bé hua hua tay như cố tóm sợi dây trong không trung, cái mỏ chu lên, cái mũi chun chun. Nàng chắc con bé đang mơ được chạy nhảy bên bờ sông nhà bà nội. Nàng hình dung hạt ngọc bé nhỏ đang lẫm chậm chạy trên thảm cỏ cố vươn về chiếc xích đu gỗ đung đưa trước cây sồi già.
Nàng sẽ kể cho nó - Kẹo Chip của nàng đấy. Chỉ một giấc mơ thôi cũng sẽ theo con bé cả cuộc đời. Giấc mơ cuộc đời con sẽ được John, Nàng và Sữa Bò nuôi dưỡng và bay xa.
Nàng mở cửa sổ, thoáng rùng mình trước cơn gió lạnh. Mùi hương dịu nhẹ của cây cỏ về đêm mơn man khuôn mặt nàng. Tháng tư, trời bên này vẫn còn tiết đông. Ở bên nhà, có lẽ đang giao mùa. Đêm và sáng se lạnh, trưa nóng, chiều mát. Chẳng ở đâu có đủ bốn mùa trong một ngày như thế. Nàng chợt nhớ dáng hình chị hàng hoa. Mùa này, thúng hoa của chị chắc đang chật đầy hoa loa kèn trắng lấp ló trong đám lá xanh.
Hai mắt Phượng trĩu lại. Nàng gập máy tính lên giường ôm chặt con bé. Con bé ú ớ, chép chép miệng rồi rúc vào ngực nàng. Rồi nàng thấy mình bồng bềnh trong đêm đông đầy sao. Một vì sao cứ hướng về nàng nhấp nháy như thể muốn báo hiệu nó là sinh mệnh của nàng, cũng như những vì sao khác là sinh mệnh của John, Sữa Bò, Loan, của chị hàng hoa... Nàng thiếp đi...