“XIN CHỚ ĐỂ CHÚNG CON SA CHƯỚC CÁM DỖ...”
- Chủ nhật - 09/06/2019 14:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Theo lời kinh này thì từ giờ trở đi, con người là tự do và có thể “tự mình” hay bị quỷ dữ lôi kéo vào đường cám dỗ, và họ chỉ có thể cầu xin Chúa cứu giúp giữ cho mình khỏi bị sa ngã mà thôi”.
Vậy là rút cục Đức Giáo hoàng Phanxicô (Francis) đã quyết định thay đổi một câu trong lời “Kinh Lạy Cha” (Lord's Prayer, hay Pater Noster trong tiếng La Tinh), một lời cầu nguyện có thể nói là quen thuộc nhất với hầu hết tín hữu Ki-tô giáo trên thế giới (đa số Ki-tô hữu đều đọc lời kinh này liền trước bữa ăn).
Cụ thể, câu kinh trước khi thay đổi “xin dẫn lối chúng con không vào đường cám dỗ” (lead us not into temptation*), giờ được đổi thành “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (do not let us fall into temptation).
Từ lâu, giới thần học Công giáo đã có những chất vấn coi lời “Kinh Lạy Cha” như cũ là không xác đáng vì như thế, lời cũ hầu như có hàm ý là Chúa có thể dẫn dắt con người vào ngả sa ngã (hoặc không) một cách... tùy ý!
Thành ra khi con người rơi vào ngả sa ngã, cám dỗ, có thể quay qua đổ cho Chúa có nhúng tay dắt con người đến chỗ sa ngã, cám dỗ, hoặc cũng có thể quay qua trách cứ Chúa đã làm ngơ, bỏ mặc, không dẫn lối để mặc con người đi vào ngả sa ngã, cám dỗ.
Theo “Kinh Thánh” và Truyền thống Ki-tô giáo thì “Kinh Lạy Cha” là lời cầu nguyện được chính Chúa Jesus truyền dạy cho các môn đệ và các tín đồ ngay từ lúc còn tại thế. Ngôn ngữ Chúa Jesus sử dụng khi đó, theo nhiều nhà nghiên cứu, là tiếng Aramic, ngôn ngữ của giới bình dân và những người nghèo khổ vùng Galilee thời đó.
Có điều, ngôn ngữ mà giới học giả - những người chứng kiến hay nghe kể và ghi chép lại thành các sách Phúc Âm sau này - lại là tiếng Hy Lạp cổ (Koine Greek) nên hẳn cũng có sự sai khác ít nhiều.
Các “bản dịch” “Kinh Thánh”, mà trong đó có “Kinh Lạy Cha”, cơ bản là một quá trình diễn giải dựa trên một nền tảng hoặc triết lý thần học nào đó, hơn là cách thức chuyển ngữ hay “dịch” ngữ nghĩa các câu cú và từ ngữ theo lối thông thường.
Tuy lời “Kinh Lạy Cha” như cũ (**) không ăn nhập hoàn toàn với các lý giải thần học về Thiên Chúa được hoàn thiện bởi Thánh Tôma Aquina từ hồi thế kỷ thứ 13 (Thomas Aquinas, 1225-1274), nhưng Giáo hội Công giáo vẫn dè dặt e ngại sửa lời kinh này, bởi vì một trong hai “hòn đá tảng” của Giáo hội là “truyền thống”, trong đó có bao hàm từ cách thức tổ chức giáo hội, các nghi thức nghi lễ và cả các lời kinh đã trở nên quen thuộc.
Và giờ thì Đức Giáo hoàng Phanxicô, một người tương đối quyết đoán và có nhiều cải cách, sau 2 năm kể từ khi ngỏ ý, đã quyết định thay đổi lời kinh cho phù hợp hơn với các quan điểm thần học Ki-tô giáo.
Điều đó cũng có nghĩa là theo lời kinh này thì từ giờ trở đi, con người là tự do và có thể “tự mình” hay bị quỷ dữ lôi kéo vào đường cám dỗ, và họ chỉ có thể cầu xin Chúa cứu giúp giữ cho mình khỏi bị sa ngã mà thôi.
Thú vị là lời “Kinh Lạy Cha” tiếng Việt chắc sẽ không phải thay đổi gì vì từ xưa tới giờ, câu kinh này trong tiếng Việt vẫn đã là “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, y hệt như câu kinh cầu mà Đức Giáo hoàng Phanxicô mới quyết định đổi qua.
“Lạy Cha chúng con ở trên trời... Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ..
Amen...”. (***)
Ghi chú (của NCTG):
(*) Bản tiếng La Tinh: “Et ne nos inducas in tentationem”.
(**) Bản tiếng Hungary: “És ne vígy minket kísértetbe!” (Và chớ đưa chúng con vào đường cám dỗ).
(***) Bản thông dụng của “Kinh Lạy Cha” trong tiếng Việt:
Lạy Cha chúng con ở trên trời,
chúng con nguyện danh Cha cả sáng,
nước Cha trị đến,
ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày
và tha nợ chúng con
như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.
Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,
xin cứu chúng con cho khỏi quỷ dữ.
Amen.
Cụ thể, câu kinh trước khi thay đổi “xin dẫn lối chúng con không vào đường cám dỗ” (lead us not into temptation*), giờ được đổi thành “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (do not let us fall into temptation).
Từ lâu, giới thần học Công giáo đã có những chất vấn coi lời “Kinh Lạy Cha” như cũ là không xác đáng vì như thế, lời cũ hầu như có hàm ý là Chúa có thể dẫn dắt con người vào ngả sa ngã (hoặc không) một cách... tùy ý!
Thành ra khi con người rơi vào ngả sa ngã, cám dỗ, có thể quay qua đổ cho Chúa có nhúng tay dắt con người đến chỗ sa ngã, cám dỗ, hoặc cũng có thể quay qua trách cứ Chúa đã làm ngơ, bỏ mặc, không dẫn lối để mặc con người đi vào ngả sa ngã, cám dỗ.
Theo “Kinh Thánh” và Truyền thống Ki-tô giáo thì “Kinh Lạy Cha” là lời cầu nguyện được chính Chúa Jesus truyền dạy cho các môn đệ và các tín đồ ngay từ lúc còn tại thế. Ngôn ngữ Chúa Jesus sử dụng khi đó, theo nhiều nhà nghiên cứu, là tiếng Aramic, ngôn ngữ của giới bình dân và những người nghèo khổ vùng Galilee thời đó.
Có điều, ngôn ngữ mà giới học giả - những người chứng kiến hay nghe kể và ghi chép lại thành các sách Phúc Âm sau này - lại là tiếng Hy Lạp cổ (Koine Greek) nên hẳn cũng có sự sai khác ít nhiều.
Các “bản dịch” “Kinh Thánh”, mà trong đó có “Kinh Lạy Cha”, cơ bản là một quá trình diễn giải dựa trên một nền tảng hoặc triết lý thần học nào đó, hơn là cách thức chuyển ngữ hay “dịch” ngữ nghĩa các câu cú và từ ngữ theo lối thông thường.
Tuy lời “Kinh Lạy Cha” như cũ (**) không ăn nhập hoàn toàn với các lý giải thần học về Thiên Chúa được hoàn thiện bởi Thánh Tôma Aquina từ hồi thế kỷ thứ 13 (Thomas Aquinas, 1225-1274), nhưng Giáo hội Công giáo vẫn dè dặt e ngại sửa lời kinh này, bởi vì một trong hai “hòn đá tảng” của Giáo hội là “truyền thống”, trong đó có bao hàm từ cách thức tổ chức giáo hội, các nghi thức nghi lễ và cả các lời kinh đã trở nên quen thuộc.
Và giờ thì Đức Giáo hoàng Phanxicô, một người tương đối quyết đoán và có nhiều cải cách, sau 2 năm kể từ khi ngỏ ý, đã quyết định thay đổi lời kinh cho phù hợp hơn với các quan điểm thần học Ki-tô giáo.
Điều đó cũng có nghĩa là theo lời kinh này thì từ giờ trở đi, con người là tự do và có thể “tự mình” hay bị quỷ dữ lôi kéo vào đường cám dỗ, và họ chỉ có thể cầu xin Chúa cứu giúp giữ cho mình khỏi bị sa ngã mà thôi.
Thú vị là lời “Kinh Lạy Cha” tiếng Việt chắc sẽ không phải thay đổi gì vì từ xưa tới giờ, câu kinh này trong tiếng Việt vẫn đã là “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, y hệt như câu kinh cầu mà Đức Giáo hoàng Phanxicô mới quyết định đổi qua.
“Lạy Cha chúng con ở trên trời... Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ..
Amen...”. (***)
Ghi chú (của NCTG):
(*) Bản tiếng La Tinh: “Et ne nos inducas in tentationem”.
(**) Bản tiếng Hungary: “És ne vígy minket kísértetbe!” (Và chớ đưa chúng con vào đường cám dỗ).
(***) Bản thông dụng của “Kinh Lạy Cha” trong tiếng Việt:
Lạy Cha chúng con ở trên trời,
chúng con nguyện danh Cha cả sáng,
nước Cha trị đến,
ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày
và tha nợ chúng con
như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.
Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,
xin cứu chúng con cho khỏi quỷ dữ.
Amen.