VỀ CHỮ “THỜI” TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
- Thứ sáu - 22/05/2015 03:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Rốt lại, cái thời thường mang đến cho người ta những điều hằng mơ ước, trân trọng. Bạn đã có cái thời của mình, đã nắm giữ được cái thời đó hay chưa?”.
Ở Việt Nam, từ xưa đến nay, chưa từng nghe nói đã sản sinh một triết gia hay một triết thuyết nào riêng biệt. Tuy nhiên, trong đời sống tinh thần của mọi tầng lớp người, dù trí thức hay bình dân đều luôn tiềm tàng những suy ngẫm về nhân sinh rất sâu sắc.
Những suy ngẫm ấy được kết tinh thành những cốt lõi, những tiêu đề, tiêu chí, hoặc giả một lý thuyết (Theorary) hay một ám dụ luân lưu từ đời này qua đời khác, tích tụ lại thành một gia sản đồ sộ, quý báu. Hàng ngày, mỗi người trong chúng ta đều có thể mang một vài món trong cái gia sản quý báu đó ra mà sử dụng một cách hồn nhiên, mà không hề đặc biệt quan tâm.
Chữ “thời” qua trải nghiệm thời gian mang nhiều biến hóa tùy theo từng trường hợp, từng ngữ cảnh hay hoàn cảnh. Xin thử đưa ra một ví dụ. Hai anh bạn thời trung học gặp lại nhau, nói chuyện về những người cùng lớp ngày xưa. Một anh nói: “Ông nhớ thằng Nam không? Nó vừa lười vừa dốt, học hành chả ra gì, vậy mà bây giờ gặp thời, mới vài năm đã phất. Chả bù cho thằng Trung, học xuất sắc, lại được học bổng du học ngoại quốc hẳn hoi, thế mà nay chỉ lèng èng sống qua ngày”.
Anh bạn kia đáp ngay: “Hai tên đó ai mà quên. Ông bảo thằng Nam “gặp thời” hả, cái “thế” làm nên cái “thời” cho nó đấy. Nó con nhà giàu, cần gì học. Lấy vợ giàu cho môn đăng hộ đối. Thời buổi Internet, bố mẹ hai bên cho tiền mở một tiệm bán computer, nó không phất mới là lạ. Không phải nó gặp thời, mà cái thời nằm trong tay nó. Còn thằng Trung con nhà nghèo, tuy học giỏi xuất sắc, được học bổng du học ngoại quốc, nhưng lại là một cái học bổng về ngành nhân văn.
Nhà nghèo đã là một cái bất cập rồi, lại học văn chương triết học là một ngành không hợp thời, với bằng cấp ở ngoại quốc, về nước chỉ làm giáo sư nghiên cứu hay sáng tác, nay không còn là thời của thi phú, văn chương tư tưởng nữa, ông hiểu không. Trong xã hội ngày nay, thằng Trung mài chữ kiếm ra tiền để sống, để có cơm ăn áo mặc, đã có thể nói đó là cái “thời” của nó cũng chẳng tệ”.
Trong mẩu chuyện nhỏ trên đây, chữ “thời” được hai người bạn lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi anh đầu tiên nói, Nam gặp thời nên làm ăn mới có mấy năm đã phất, chữ “thời” trong ngữ cảnh này đương nhiên có nghĩa là vận may. Anh thứ nhì trả lời, cái thế làm nên cái thời cho Nam, và cái thời nằm trong tay Nam thì chữ thời ở đây lại có nghĩa là vận mệnh của Nam. Vận mệnh nằm trong tay anh ta vì anh ta giàu, lấy được vợ giàu, mở được business đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội hiện đại.
Và chữ “thời”, khi anh thứ nhì nói, ngành học văn chương triết học nói chung không còn hợp thời nữa và ngày nay không còn là thời của thi ca tư tưởng nữa, hai chữ “thời” trong ngữ cảnh này lại có ý nghĩa là, thời điểm, thời tính, vận hội. Thêm một chữ “thời” cũng do anh thứ nhì nói về Trung, cho rằng cái thời của Trung như vậy cũng không đến nỗi tệ, tức là trong xã hội hiện nay, mà Trung còn “mài chữ”- dùng văn chương thi phú tư tưởng để kiếm sống đủ nuôi thân, gia đình và còn tồn tại được, thì cái vận may, vận mệnh của Trung cũng không đến nỗi tệ.
Xem ra nội hàm của chữ “thời” ứng hóa theo từng bối cảnh mà nó xuất hiện. Cái thời với từng cá nhân thường liên quan ít nhiều, nếu không muốn nói là ảnh hưởng bởi cái “thời” của xã hội, và đất nước. Cái thời lắm khi mang mễ theo cái thế hoặc được đưa dẫn bởi cái thế. Thời thế là kết quả của sự chuyển động biến dịch. Là kết tấu của nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên cái thời của từng cá nhân không nằm trong quy trình với cái thời của xã hội.
Cái thời, vận may của cá nhân, nếu có được cái thế là những điều kiện để tạo ra vận may đó, thì sẽ nắm được cái thời- vận mệnh của mình. Còn cái thời của xã hội, đất nước, tức là cái vận hội của xã hội, đất nước, cũng cần lấy cái thế là những điều kiện để thúc đẩy cái vận hội đó vươn lên.
Thời và thế của xã hội, đất nước là một vài toán phức tạp, biến ảo mà đáp số đôi khi được tìm thấy nhờ một nhà tiên tri sáng mắt.
Nguyễn Huệ - Quang Trung không có cái thế, nhưng ngài đã tạo ra cái “thời” của mình trước, rồi cái thế đến sau. Như vậy ngài là người anh hùng đã tự tạo ra được thời thế cho mình. Và từ cá nhân của ngài, ngài đã tạo ra được vận hội cho đất nước. Trái lại, Gia Long - Nguyễn Ánh đã nắm trong tay cái thế từ đầu. Nguyễn Ánh với gia thế là dòng dõi của chúa Nguyễn Hoàng, một cái thế rất lớn, nhưng ông ta lận đận mãi không thể tạo ra được cái thời, hay nắm bắt được cái thời cho mình.
Cái thời chỉ đến với Nguyễn Ánh khi cái chết bất đắc kỳ tử cướp đi sinh mạng của Nguyễn Huệ. Quang Trung - Nguyễn Huệ mất đi tạo ra cái thời cho Nguyễn Ánh - Gia Long. Cái thời - vận may này của Nguyễn Ánh Gia Long được hỗ trợ bởi cái thế đã có sẵn của ông nên Nguyễn Ánh định được cái thời vận mệnh của mình mà thành vua Gia Long. Tuy nhiên cái thời và cái thế của Nguyễn Ánh - Gia Long không tạo ra được cái thời và cái thế cho xã hội, đất nước.
Quang Trung - Nguyễn Huệ là một trường hợp cực kỳ hiếm hoi, là từ một cá nhân tạo được cái thời - thế cho chính mình và cái thời thế của cá nhân ngài đã ảnh hưởng bao trùm lên cả đất nước, xã hội.
Một giai thoại lịch sử cùng thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh - Gia Long, về danh sĩ Ngô Thì Nhậm mà trong đó chữ “thời” được Ngô Thì Nhậm sử dụng để đáp trả vế đối của Đặng Trần Thường, hết sức tài tình và uyên ảo.
Vốn có mối quen biết từ trước nhưng Ngô Thì Nhậm theo giúp Nguyễn Huệ còn Đặng Trần Thường phò tá Nguyễn Ánh. Sau khi nhà Tây Sơn mất, Nguyễn Ánh lên ngôi, bắt đầu cuộc trả thù các đại thần triều cũ. Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích… bị kết án đánh roi tại sân Văn Miếu năm 1803. Đặng Trần Thường là người chủ trì xử phạt.
Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:
“Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai” (vế đối hiểm hóc vì có 5 chữ “ai” và có chữ “trần” là tên đệm của Đặng Trần Thường).
Ngô Thì Nhậm khảng khái đáp:
“Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế” (vế đối lại cũng có 5 chữ “thế”, nói lên được hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng. Và vế đối cũng có chữ “thời” (thì) là tên đệm của Ngô Thì Nhậm).
Hai câu đối nhau chan chát, cực kỳ chỉnh không sai trật một ly, phát tiết hào khí và trí dụng thâm sâu của bậc quốc sĩ. Tương truyền, giận vì Ngô Thì Nhậm không chịu chiều theo sự o ép của mình mà sửa đổi lại câu chữ, Đặng Trần Thường sai người đánh ông bằng roi tẩm thuốc độc, Ngô Thì Nhậm sau trận chịu hình đã qua đời.
Ngày nay sự ứng hóa của chữ “thời” đã cao thâm tới mức đơn giản, như khi nói về một người trong lĩnh vực làm ăn mà luôn tính toán chậm chạp, thiếu quyết đoán, người ta sẽ buông một câu: “Làm ăn kiểu tay này thì chẳng bao giờ kịp thời cả”. Chữ “thời” ngắn gọn trong trường hợp này lại bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Kịp thời là nắm bắt kịp vận may. Kịp thời là đuổi kịp cái vận hội tốt. Kịp thời là đem được cái vận mệnh của mình mà song hành với thời cuộc.
Người ta cũng thường nói: “Đời người con gái chỉ có một thời”. Chữ “thời” này nghĩa đen là thời xuân sắc, nhưng nghĩa bóng vẫn là vận may, cơ hội. Người ta lại nói, đời người ai cũng có một thời. Chữ “thời” ở đây lại là những năm tháng tốt đẹp nhất, thịnh vượng nhất.
Rốt lại, cái thời thường mang đến cho người ta những điều hằng mơ ước, trân trọng. Bạn đã có cái thời của mình, đã nắm giữ được cái thời đó hay chưa?
Những suy ngẫm ấy được kết tinh thành những cốt lõi, những tiêu đề, tiêu chí, hoặc giả một lý thuyết (Theorary) hay một ám dụ luân lưu từ đời này qua đời khác, tích tụ lại thành một gia sản đồ sộ, quý báu. Hàng ngày, mỗi người trong chúng ta đều có thể mang một vài món trong cái gia sản quý báu đó ra mà sử dụng một cách hồn nhiên, mà không hề đặc biệt quan tâm.
Chữ “thời” qua trải nghiệm thời gian mang nhiều biến hóa tùy theo từng trường hợp, từng ngữ cảnh hay hoàn cảnh. Xin thử đưa ra một ví dụ. Hai anh bạn thời trung học gặp lại nhau, nói chuyện về những người cùng lớp ngày xưa. Một anh nói: “Ông nhớ thằng Nam không? Nó vừa lười vừa dốt, học hành chả ra gì, vậy mà bây giờ gặp thời, mới vài năm đã phất. Chả bù cho thằng Trung, học xuất sắc, lại được học bổng du học ngoại quốc hẳn hoi, thế mà nay chỉ lèng èng sống qua ngày”.
Anh bạn kia đáp ngay: “Hai tên đó ai mà quên. Ông bảo thằng Nam “gặp thời” hả, cái “thế” làm nên cái “thời” cho nó đấy. Nó con nhà giàu, cần gì học. Lấy vợ giàu cho môn đăng hộ đối. Thời buổi Internet, bố mẹ hai bên cho tiền mở một tiệm bán computer, nó không phất mới là lạ. Không phải nó gặp thời, mà cái thời nằm trong tay nó. Còn thằng Trung con nhà nghèo, tuy học giỏi xuất sắc, được học bổng du học ngoại quốc, nhưng lại là một cái học bổng về ngành nhân văn.
Nhà nghèo đã là một cái bất cập rồi, lại học văn chương triết học là một ngành không hợp thời, với bằng cấp ở ngoại quốc, về nước chỉ làm giáo sư nghiên cứu hay sáng tác, nay không còn là thời của thi phú, văn chương tư tưởng nữa, ông hiểu không. Trong xã hội ngày nay, thằng Trung mài chữ kiếm ra tiền để sống, để có cơm ăn áo mặc, đã có thể nói đó là cái “thời” của nó cũng chẳng tệ”.
Trong mẩu chuyện nhỏ trên đây, chữ “thời” được hai người bạn lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi anh đầu tiên nói, Nam gặp thời nên làm ăn mới có mấy năm đã phất, chữ “thời” trong ngữ cảnh này đương nhiên có nghĩa là vận may. Anh thứ nhì trả lời, cái thế làm nên cái thời cho Nam, và cái thời nằm trong tay Nam thì chữ thời ở đây lại có nghĩa là vận mệnh của Nam. Vận mệnh nằm trong tay anh ta vì anh ta giàu, lấy được vợ giàu, mở được business đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội hiện đại.
Và chữ “thời”, khi anh thứ nhì nói, ngành học văn chương triết học nói chung không còn hợp thời nữa và ngày nay không còn là thời của thi ca tư tưởng nữa, hai chữ “thời” trong ngữ cảnh này lại có ý nghĩa là, thời điểm, thời tính, vận hội. Thêm một chữ “thời” cũng do anh thứ nhì nói về Trung, cho rằng cái thời của Trung như vậy cũng không đến nỗi tệ, tức là trong xã hội hiện nay, mà Trung còn “mài chữ”- dùng văn chương thi phú tư tưởng để kiếm sống đủ nuôi thân, gia đình và còn tồn tại được, thì cái vận may, vận mệnh của Trung cũng không đến nỗi tệ.
Xem ra nội hàm của chữ “thời” ứng hóa theo từng bối cảnh mà nó xuất hiện. Cái thời với từng cá nhân thường liên quan ít nhiều, nếu không muốn nói là ảnh hưởng bởi cái “thời” của xã hội, và đất nước. Cái thời lắm khi mang mễ theo cái thế hoặc được đưa dẫn bởi cái thế. Thời thế là kết quả của sự chuyển động biến dịch. Là kết tấu của nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên cái thời của từng cá nhân không nằm trong quy trình với cái thời của xã hội.
Cái thời, vận may của cá nhân, nếu có được cái thế là những điều kiện để tạo ra vận may đó, thì sẽ nắm được cái thời- vận mệnh của mình. Còn cái thời của xã hội, đất nước, tức là cái vận hội của xã hội, đất nước, cũng cần lấy cái thế là những điều kiện để thúc đẩy cái vận hội đó vươn lên.
Thời và thế của xã hội, đất nước là một vài toán phức tạp, biến ảo mà đáp số đôi khi được tìm thấy nhờ một nhà tiên tri sáng mắt.
Nguyễn Huệ - Quang Trung không có cái thế, nhưng ngài đã tạo ra cái “thời” của mình trước, rồi cái thế đến sau. Như vậy ngài là người anh hùng đã tự tạo ra được thời thế cho mình. Và từ cá nhân của ngài, ngài đã tạo ra được vận hội cho đất nước. Trái lại, Gia Long - Nguyễn Ánh đã nắm trong tay cái thế từ đầu. Nguyễn Ánh với gia thế là dòng dõi của chúa Nguyễn Hoàng, một cái thế rất lớn, nhưng ông ta lận đận mãi không thể tạo ra được cái thời, hay nắm bắt được cái thời cho mình.
Cái thời chỉ đến với Nguyễn Ánh khi cái chết bất đắc kỳ tử cướp đi sinh mạng của Nguyễn Huệ. Quang Trung - Nguyễn Huệ mất đi tạo ra cái thời cho Nguyễn Ánh - Gia Long. Cái thời - vận may này của Nguyễn Ánh Gia Long được hỗ trợ bởi cái thế đã có sẵn của ông nên Nguyễn Ánh định được cái thời vận mệnh của mình mà thành vua Gia Long. Tuy nhiên cái thời và cái thế của Nguyễn Ánh - Gia Long không tạo ra được cái thời và cái thế cho xã hội, đất nước.
Quang Trung - Nguyễn Huệ là một trường hợp cực kỳ hiếm hoi, là từ một cá nhân tạo được cái thời - thế cho chính mình và cái thời thế của cá nhân ngài đã ảnh hưởng bao trùm lên cả đất nước, xã hội.
Một giai thoại lịch sử cùng thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh - Gia Long, về danh sĩ Ngô Thì Nhậm mà trong đó chữ “thời” được Ngô Thì Nhậm sử dụng để đáp trả vế đối của Đặng Trần Thường, hết sức tài tình và uyên ảo.
Vốn có mối quen biết từ trước nhưng Ngô Thì Nhậm theo giúp Nguyễn Huệ còn Đặng Trần Thường phò tá Nguyễn Ánh. Sau khi nhà Tây Sơn mất, Nguyễn Ánh lên ngôi, bắt đầu cuộc trả thù các đại thần triều cũ. Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích… bị kết án đánh roi tại sân Văn Miếu năm 1803. Đặng Trần Thường là người chủ trì xử phạt.
Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:
“Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai” (vế đối hiểm hóc vì có 5 chữ “ai” và có chữ “trần” là tên đệm của Đặng Trần Thường).
Ngô Thì Nhậm khảng khái đáp:
“Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế” (vế đối lại cũng có 5 chữ “thế”, nói lên được hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng. Và vế đối cũng có chữ “thời” (thì) là tên đệm của Ngô Thì Nhậm).
Hai câu đối nhau chan chát, cực kỳ chỉnh không sai trật một ly, phát tiết hào khí và trí dụng thâm sâu của bậc quốc sĩ. Tương truyền, giận vì Ngô Thì Nhậm không chịu chiều theo sự o ép của mình mà sửa đổi lại câu chữ, Đặng Trần Thường sai người đánh ông bằng roi tẩm thuốc độc, Ngô Thì Nhậm sau trận chịu hình đã qua đời.
Ngày nay sự ứng hóa của chữ “thời” đã cao thâm tới mức đơn giản, như khi nói về một người trong lĩnh vực làm ăn mà luôn tính toán chậm chạp, thiếu quyết đoán, người ta sẽ buông một câu: “Làm ăn kiểu tay này thì chẳng bao giờ kịp thời cả”. Chữ “thời” ngắn gọn trong trường hợp này lại bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Kịp thời là nắm bắt kịp vận may. Kịp thời là đuổi kịp cái vận hội tốt. Kịp thời là đem được cái vận mệnh của mình mà song hành với thời cuộc.
Người ta cũng thường nói: “Đời người con gái chỉ có một thời”. Chữ “thời” này nghĩa đen là thời xuân sắc, nhưng nghĩa bóng vẫn là vận may, cơ hội. Người ta lại nói, đời người ai cũng có một thời. Chữ “thời” ở đây lại là những năm tháng tốt đẹp nhất, thịnh vượng nhất.
Rốt lại, cái thời thường mang đến cho người ta những điều hằng mơ ước, trân trọng. Bạn đã có cái thời của mình, đã nắm giữ được cái thời đó hay chưa?