VĂN HÓA XIN LỖI
- Thứ ba - 04/08/2015 00:19
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Không tự thấy cái lỗi và xin lỗi thì lỗi sai vẫn ở đó, không mất đi. Và sẽ lại sai nữa. Rồi lần sau, biết đâu bão lớn sẽ đổ ập xuống và không thể cứu vãn được”.
“Các anh muốn hút thuốc lá thì nhất định không được gạt tàn hoặc vứt điếu thuốc hút dở ra đường phố, nơi công cộng để tránh bị phạt” - cô bé hướng dẫn viên nói với đoàn trong lần chúng tôi vừa từ Malaysia sang Singapore. Trên xe, cô tiếp tục nói về các quy định khác của đất nước xanh này nhằm tránh cho việc chúng tôi bị phạt một-cách-không-đáng-có do thiếu-thông-tin hoặc thiếu-hiểu-biết. Thế nên, chúng tôi không ngạc nhiên khi vào một nhà hàng ở Takashimaya ăn buffet và đọc dòng chữ “Lấy vừa đủ ăn” cũng như nếu đồ ăn dư trên đĩa vượt 200g thì sẽ bị tính thêm tiền. Cả đoàn ăn thì vẫn thoải mái, trêu trọc nhau về cái quy định nhưng đều ý thức là cần lấy đủ để ăn hết chứ không bỏ thừa.
Lại nhớ thời gian ở Mỹ, tôi thấy có người cầm chai có bọc giấy ở ngoài vỏ thì có thắc mắc với bạn bè. Hỏi ra thì biết uống bia, rượu ngoài nơi công cộng phải có giấy bọc vào (để tránh cho trẻ em bắt chước,) nếu vi phạm sẽ bị phạt. Ở đất nước này, cũng không khó để thấy những biển báo như “Clean after the dog” (Hãy dọn dẹp nếu chó đi vệ sinh) để những người dắt chó đi công viên chơi phải dọn dẹp nếu chó yêu của họ có bậy ra nơi công cộng.
Đó chỉ là một vài ví dụ về văn minh ở xứ người. Sống trong một môi trường có kỷ luật, kỷ cương như thế chắc hẳn có nhiều bạn thấy ngột ngạt, nhưng chắc chắn đó là sự văn minh và tôn trọng tối thiểu chính bản thân mình và những người xung quanh.
Những ví dụ kể trên có liên quan gì tới sự việc vợ chồng ca sĩ Lệ Quyên gần đây bị phạt 8 triệu vì cho con trai tè vào túi nôn khi trên máy bay?
Vụ việc bắt nguồn từ thông tin được đưa lên Facebook của một người đi cùng chuyến bay nên hẳn nhiên nó cũng được bàn luận sôi nổi và tạo ra khá nhiều tranh cãi trên mạng. Nhiều người đứng về phía cô ca sĩ cho rằng hành động đó là vì tình mẹ con, và đấy là ứng xử “giải quyết vấn đề” nhanh nhẹn. Họ tìm mọi cớ, lấy ví dụ bản thân để bao biện cho hành vi được phe chống cho là thiếu ý thức. Ca sĩ Lệ Quyên cũng lên báo chia sẻ rằng cô làm thế cũng vì “bất đắc dĩ”.
Nhưng tiếc thay, cô vẫn chưa ý thức được hành động đó không đẹp đẽ, cô không nhận ra cái sai để xin lỗi. Hai tuần trong tâm bão cô chỉ ngồi tự hỏi tại sao và tại sao. Nhưng đám đông công chúng đang cần cô có lời xin lỗi lại cho rằng cô ngó lơ và coi thường họ. Do vậy, từ phía những người không đồng tình họ tiếp tục đưa ra các luận điểm để giúp cô và những người cùng quan điểm của cô hiểu thế nào là không gian công cộng “đặc biệt” trên máy bay, thế nào là ý thức của người lớn, sự lười nhác và kém văn hóa. Rằng cô có con trai thì cho tè vào túi nôn, vậy nếu con cô là con gái thì cô cũng sẽ làm thế hay không? Rồi thời gian lấy túi nôn, xé vỏ rồi lồng vào nhau thì có nhanh hơn là đưa con vào nhà vệ sinh hay không? v.v…
Cục Hàng không vào cuộc đã đưa ra mức phạt hai vợ chồng Lệ Quyên sau khi tiến hành thực nghiệm thực tế. “Chúng tôi cũng đã tiến hành rất nhiều thực nghiệm trước khi đưa ra quyết định phạt. Vợ chồng ca sĩ trên và cháu bé ngồi ở khoang Deluxe, cạnh 2 nhà vệ sinh cách đó khoảng 2m” - ông Nguyễn Trọng Thắng, Chánh thanh tra Cục Hàng không nói với báo chí. “Từ chỗ hai vợ chồng ca sĩ Lệ Quyên đi ra nhà vệ sinh chỉ mất chừng mấy giây. Khoảng thời gian lấy hai túi nôn ở ghế trước rồi xé và lồng vào nhau nhiều hơn rất nhiều so với thời gian đi vào nhà vệ sinh (WC)”.
Về tình huống tàu bay đang hạ cánh, khó thực hiện việc tiểu tiện cho bé ở nhà vệ sinh, ông Thắng cho biết: “Hướng dẫn viên đã nói “hạn chế sử dụng nhà vệ sinh” như vậy hành khách vẫn có thể sử dụng nhà vệ sinh. Chúng tôi rất phân vân vì sự việc liên quan đến cháu bé nhưng xem xét kỹ, bố mẹ cháu hoàn toàn có thể thực hiện được nhưng họ không làm. Hành vi này vi phạm trật tự, kỷ luật trên tàu bay – một không gian công cộng nhưng chật hẹp, mật độ người đông”.
“Chúng ta chưa lường trước được những gì sẽ xảy ra. Nhất là một người nổi tiếng cho con tè vào túi nôn trong khi ngồi cạnh nhà vệ sinh một đoạn rất ngắn (chừng 2m). Ví dụ tất cả mọi người trên tàu bay đứng dậy rồi thi nhau chụp ảnh thì phải làm thế nào?! Vì vậy phải suy nghĩ nhiều chiều” - ông Thắng cho biết thêm. “Cơ quan pháp luật đưa vào khung phạt đó, họ đã phải phân tích rất kỹ. Chúng tôi đã xác minh và có tài liệu để chứng minh việc người chồng đứng lên là không có thật. Nếu có hành động đó, họ đã không bị xử phạt”.
Từ trường hợp nhỏ của ca sĩ Lệ Quyên có thể thấy ý thức nơi công cộng và văn hóa xin lỗi ở Việt Nam vẫn còn là một thứ xa xỉ. Ý thức kém nhưng lại được động viên, an ủi khiến cho người ta không nhận ra cái sai. Những bao biện xung quanh các hiện tượng khiến họ nghĩ họ làm đúng và cho mình cái quyền không cần phải xin lỗi. Điều này mới thật tai hại!
Có câu “To err is human”. Là con người thì cũng có lúc mắc lỗi. Không phải không ai chưa từng làm sai điều gì. Sai nhiều, biết lỗi và đứng lên vượt qua sẽ lớn và trưởng thành. Điều quan trọng cần phải nhận ra là không thể vì lí do cá nhân của mình, lấy lý do của mình để bao biện cho việc mình làm sai. Có lỗi thì nên xin lỗi thành thực và phải nghiêm khắc với chính bản thân mình trước. Người khác nhắc nhở, góp ý, phê bình để mình tốt lên thì cần trân trọng vì nó tốt hơn rất nhiều so với người an ủi mình vượt qua bão bằng những lời như “Không sao đâu, ngoài kia toàn người ghen ăn tức ở, anh hùng bàn phím v.v...”.
Vì nếu động viên như thế, người mắc lỗi sẽ không bao giờ lớn được. Không tự thấy cái lỗi và xin lỗi thì lỗi sai vẫn ở đó, không mất đi. Và họ sẽ lại sai nữa. Rồi lần sau, biết đâu bão lớn sẽ đổ ập xuống và không thể cứu vãn được.
Lại nhớ thời gian ở Mỹ, tôi thấy có người cầm chai có bọc giấy ở ngoài vỏ thì có thắc mắc với bạn bè. Hỏi ra thì biết uống bia, rượu ngoài nơi công cộng phải có giấy bọc vào (để tránh cho trẻ em bắt chước,) nếu vi phạm sẽ bị phạt. Ở đất nước này, cũng không khó để thấy những biển báo như “Clean after the dog” (Hãy dọn dẹp nếu chó đi vệ sinh) để những người dắt chó đi công viên chơi phải dọn dẹp nếu chó yêu của họ có bậy ra nơi công cộng.
Đó chỉ là một vài ví dụ về văn minh ở xứ người. Sống trong một môi trường có kỷ luật, kỷ cương như thế chắc hẳn có nhiều bạn thấy ngột ngạt, nhưng chắc chắn đó là sự văn minh và tôn trọng tối thiểu chính bản thân mình và những người xung quanh.
Những ví dụ kể trên có liên quan gì tới sự việc vợ chồng ca sĩ Lệ Quyên gần đây bị phạt 8 triệu vì cho con trai tè vào túi nôn khi trên máy bay?
Vụ việc bắt nguồn từ thông tin được đưa lên Facebook của một người đi cùng chuyến bay nên hẳn nhiên nó cũng được bàn luận sôi nổi và tạo ra khá nhiều tranh cãi trên mạng. Nhiều người đứng về phía cô ca sĩ cho rằng hành động đó là vì tình mẹ con, và đấy là ứng xử “giải quyết vấn đề” nhanh nhẹn. Họ tìm mọi cớ, lấy ví dụ bản thân để bao biện cho hành vi được phe chống cho là thiếu ý thức. Ca sĩ Lệ Quyên cũng lên báo chia sẻ rằng cô làm thế cũng vì “bất đắc dĩ”.
Nhưng tiếc thay, cô vẫn chưa ý thức được hành động đó không đẹp đẽ, cô không nhận ra cái sai để xin lỗi. Hai tuần trong tâm bão cô chỉ ngồi tự hỏi tại sao và tại sao. Nhưng đám đông công chúng đang cần cô có lời xin lỗi lại cho rằng cô ngó lơ và coi thường họ. Do vậy, từ phía những người không đồng tình họ tiếp tục đưa ra các luận điểm để giúp cô và những người cùng quan điểm của cô hiểu thế nào là không gian công cộng “đặc biệt” trên máy bay, thế nào là ý thức của người lớn, sự lười nhác và kém văn hóa. Rằng cô có con trai thì cho tè vào túi nôn, vậy nếu con cô là con gái thì cô cũng sẽ làm thế hay không? Rồi thời gian lấy túi nôn, xé vỏ rồi lồng vào nhau thì có nhanh hơn là đưa con vào nhà vệ sinh hay không? v.v…
Cục Hàng không vào cuộc đã đưa ra mức phạt hai vợ chồng Lệ Quyên sau khi tiến hành thực nghiệm thực tế. “Chúng tôi cũng đã tiến hành rất nhiều thực nghiệm trước khi đưa ra quyết định phạt. Vợ chồng ca sĩ trên và cháu bé ngồi ở khoang Deluxe, cạnh 2 nhà vệ sinh cách đó khoảng 2m” - ông Nguyễn Trọng Thắng, Chánh thanh tra Cục Hàng không nói với báo chí. “Từ chỗ hai vợ chồng ca sĩ Lệ Quyên đi ra nhà vệ sinh chỉ mất chừng mấy giây. Khoảng thời gian lấy hai túi nôn ở ghế trước rồi xé và lồng vào nhau nhiều hơn rất nhiều so với thời gian đi vào nhà vệ sinh (WC)”.
Về tình huống tàu bay đang hạ cánh, khó thực hiện việc tiểu tiện cho bé ở nhà vệ sinh, ông Thắng cho biết: “Hướng dẫn viên đã nói “hạn chế sử dụng nhà vệ sinh” như vậy hành khách vẫn có thể sử dụng nhà vệ sinh. Chúng tôi rất phân vân vì sự việc liên quan đến cháu bé nhưng xem xét kỹ, bố mẹ cháu hoàn toàn có thể thực hiện được nhưng họ không làm. Hành vi này vi phạm trật tự, kỷ luật trên tàu bay – một không gian công cộng nhưng chật hẹp, mật độ người đông”.
“Chúng ta chưa lường trước được những gì sẽ xảy ra. Nhất là một người nổi tiếng cho con tè vào túi nôn trong khi ngồi cạnh nhà vệ sinh một đoạn rất ngắn (chừng 2m). Ví dụ tất cả mọi người trên tàu bay đứng dậy rồi thi nhau chụp ảnh thì phải làm thế nào?! Vì vậy phải suy nghĩ nhiều chiều” - ông Thắng cho biết thêm. “Cơ quan pháp luật đưa vào khung phạt đó, họ đã phải phân tích rất kỹ. Chúng tôi đã xác minh và có tài liệu để chứng minh việc người chồng đứng lên là không có thật. Nếu có hành động đó, họ đã không bị xử phạt”.
Từ trường hợp nhỏ của ca sĩ Lệ Quyên có thể thấy ý thức nơi công cộng và văn hóa xin lỗi ở Việt Nam vẫn còn là một thứ xa xỉ. Ý thức kém nhưng lại được động viên, an ủi khiến cho người ta không nhận ra cái sai. Những bao biện xung quanh các hiện tượng khiến họ nghĩ họ làm đúng và cho mình cái quyền không cần phải xin lỗi. Điều này mới thật tai hại!
Có câu “To err is human”. Là con người thì cũng có lúc mắc lỗi. Không phải không ai chưa từng làm sai điều gì. Sai nhiều, biết lỗi và đứng lên vượt qua sẽ lớn và trưởng thành. Điều quan trọng cần phải nhận ra là không thể vì lí do cá nhân của mình, lấy lý do của mình để bao biện cho việc mình làm sai. Có lỗi thì nên xin lỗi thành thực và phải nghiêm khắc với chính bản thân mình trước. Người khác nhắc nhở, góp ý, phê bình để mình tốt lên thì cần trân trọng vì nó tốt hơn rất nhiều so với người an ủi mình vượt qua bão bằng những lời như “Không sao đâu, ngoài kia toàn người ghen ăn tức ở, anh hùng bàn phím v.v...”.
Vì nếu động viên như thế, người mắc lỗi sẽ không bao giờ lớn được. Không tự thấy cái lỗi và xin lỗi thì lỗi sai vẫn ở đó, không mất đi. Và họ sẽ lại sai nữa. Rồi lần sau, biết đâu bão lớn sẽ đổ ập xuống và không thể cứu vãn được.