Truyện ngắn của Nguyễn Đình Bổn: TIẾNG NÓI THẦM
- Thứ hai - 22/02/2016 16:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Cả bọn kéo vào quán nhậu đang vừa uống vừa nói xàm thì tay P. bước vào. Tay này xưa kia vốn kinh doanh bất động sản và khá giàu có, nhưng lại thích làm nhà thơ. Giờ thì P. kinh doanh khách sạn và càng giàu hơn lại vừa đoạt giải thơ cấp thành phố nên sướng lắm”.
Bảy giờ sáng, hắn đẩy chiếc xe ra cổng, nói với con gái: “Ba đến cơ quan, trưa chắc không về”. Mụ vợ ngồi bên trong ngứa miệng, cái giọng Bắc pha Nam the thé: “Cơ quan cơ à, ông có cơ quan thế tiền lương ông đâu?”.
Nghe giọng kiếm chuyện của vợ hắn nín thinh. Tiếng đứa con gái: “Mẹ, đừng nói mà mẹ”!
Hắn nổ máy xe, nghe tiếng nói thầm trong người cất lên: “Vợ mày nói đúng, hehehe, vợ mày nói đúng”.
Hắn rồ ga, cố nén tiếng nói thầm xuống khi chạy vào dòng người. Và hắn chạy đến trước cổng Hội Văn nghệ mà hắn gọi là “cơ quan”. Thì đúng là cơ quan, vì hắn là hội viên trong cả ngàn hội viên, nhưng như mụ vợ nói: “Cơ quan, thế tiền lương ông đâu?”.
Hắn nhìn thấy tại quán cà phê trước cơ quan, đã có nhiều nhà văn, thi sĩ như hắn. Tiếng nói thầm lại cất lên: “Mẹ, bọn làm biếng chớ nhà cửa gì”.
Hắn vào, kêu ly cà phê đen. Có tiếng gọi tên hắn. Giọng nữ. Hắn nhìn vào bàn bên trong. À, nhà văn nữ H., cô này vừa in cuốn tiểu thuyết. Nhà văn H. bước qua chỗ hắn, tay cầm cuốn sách, miệng nói: “Tặng anh cuốn tiểu thuyết mới nhất của H., nó là tâm huyết đời em đó”.
Hắn nhìn H., cô đã gần năm mươi, phấn son hơi quá, áo rộng cổ phơi bộ ngực đồ sộ. Hắn liếc bộ ngực. Tiếng nói thầm vang lên “vú bơm á”, hắn cố nén, cám ơn nữ nhà văn. Cô này nghe nói kinh doanh nhà hàng, đại loại vậy.
Nhà văn H. nói: “Anh đọc và viết cho em vài lời nghen”. “Ồ, tất nhiên, sách ai tặng anh cũng đọc kỹ”. Tiếng nói thầm: “Dóc quá mày, mày có coi con mẹ này là nhà văn đâu”. Hắn cố tập trung vào ly cà phê khi nữ nhà văn rời đi.
Ở bàn trong góc, tay phó nháy kiêm phó sếp đang thì thầm với một em mới toanh, mặt mũi xinh xắn, có vẻ còn là sinh viên: “Nó là thằng chó dái đó cháu ơi, coi chừng nó đưa qua khách sạn của thằng P.”. Hắn nghe tiếng nói thầm chọc vào tai mình.
Vài chục phút sau, Hội quán bắt đầu đông nghẹt văn nhân thi sĩ. Hắn đốt thuốc, nghe tiếng nói thầm: “Bọn làm biếng, bọn hư đốn”…
Gần trưa thì cả bọn rủ nhau góp tiền đi nhậu. Điểm hẹn là một quán bình dân. Tiếng nói thầm vang trong tai khi hắn chạy xe đến quán: “Mày là đồ vô dụng, mày về giúp vợ chở hàng đi”. Nhưng hắn phớt lờ, chạy đến quán nhậu.
Nghe giọng kiếm chuyện của vợ hắn nín thinh. Tiếng đứa con gái: “Mẹ, đừng nói mà mẹ”!
Hắn nổ máy xe, nghe tiếng nói thầm trong người cất lên: “Vợ mày nói đúng, hehehe, vợ mày nói đúng”.
Hắn rồ ga, cố nén tiếng nói thầm xuống khi chạy vào dòng người. Và hắn chạy đến trước cổng Hội Văn nghệ mà hắn gọi là “cơ quan”. Thì đúng là cơ quan, vì hắn là hội viên trong cả ngàn hội viên, nhưng như mụ vợ nói: “Cơ quan, thế tiền lương ông đâu?”.
Hắn nhìn thấy tại quán cà phê trước cơ quan, đã có nhiều nhà văn, thi sĩ như hắn. Tiếng nói thầm lại cất lên: “Mẹ, bọn làm biếng chớ nhà cửa gì”.
Hắn vào, kêu ly cà phê đen. Có tiếng gọi tên hắn. Giọng nữ. Hắn nhìn vào bàn bên trong. À, nhà văn nữ H., cô này vừa in cuốn tiểu thuyết. Nhà văn H. bước qua chỗ hắn, tay cầm cuốn sách, miệng nói: “Tặng anh cuốn tiểu thuyết mới nhất của H., nó là tâm huyết đời em đó”.
Hắn nhìn H., cô đã gần năm mươi, phấn son hơi quá, áo rộng cổ phơi bộ ngực đồ sộ. Hắn liếc bộ ngực. Tiếng nói thầm vang lên “vú bơm á”, hắn cố nén, cám ơn nữ nhà văn. Cô này nghe nói kinh doanh nhà hàng, đại loại vậy.
Nhà văn H. nói: “Anh đọc và viết cho em vài lời nghen”. “Ồ, tất nhiên, sách ai tặng anh cũng đọc kỹ”. Tiếng nói thầm: “Dóc quá mày, mày có coi con mẹ này là nhà văn đâu”. Hắn cố tập trung vào ly cà phê khi nữ nhà văn rời đi.
Ở bàn trong góc, tay phó nháy kiêm phó sếp đang thì thầm với một em mới toanh, mặt mũi xinh xắn, có vẻ còn là sinh viên: “Nó là thằng chó dái đó cháu ơi, coi chừng nó đưa qua khách sạn của thằng P.”. Hắn nghe tiếng nói thầm chọc vào tai mình.
Vài chục phút sau, Hội quán bắt đầu đông nghẹt văn nhân thi sĩ. Hắn đốt thuốc, nghe tiếng nói thầm: “Bọn làm biếng, bọn hư đốn”…
Gần trưa thì cả bọn rủ nhau góp tiền đi nhậu. Điểm hẹn là một quán bình dân. Tiếng nói thầm vang trong tai khi hắn chạy xe đến quán: “Mày là đồ vô dụng, mày về giúp vợ chở hàng đi”. Nhưng hắn phớt lờ, chạy đến quán nhậu.
*
Hắn tỉnh lại và biết ngay đang ở trong bệnh viện. Hình như trong một phòng dịch vụ. Chất cồn trong người đã tan hết. Hắn thấy tỉnh táo lạ thường, thậm chí thấy khỏe.
Hắn chống tay ngồi dậy. Trong ánh đèn sáng hắn nhìn thấy mình nằm chung trong một phòng có 6 giường, khá sạch sẽ. Cô con gái nằm ngủ ngon lành trên cái sô-pha dành cho người nuôi bệnh. Hắn đưa tay sờ đầu vì thấy cồm cộm. Đầu hắn đang quấn băng. Rồi hắn nhớ lại rõ mồn một…
Hắn nhớ khi cả bọn kéo vào quán nhậu đang vừa uống vừa nói xàm thì tay P. bước vào. Tay này xưa kia vốn kinh doanh bất động sản và khá giàu có, nhưng lại thích làm nhà thơ. Giờ thì P. kinh doanh khách sạn và càng giàu hơn lại vừa đoạt giải thơ cấp thành phố nên sướng lắm.
Bất kỳ lúc nào, P. cũng có thể đãi văn nghệ sĩ thành phố như hắn nhậu.
Vừa bước vào, tay P. đã la lên: “Tui đãi hết chầu này, sẵn tặng thơ cho mấy ông luôn”. Ngay sau đó, một đệ tử của P. khệ nệ mang vào một thùng các-tông lớn. P. ngồi vào cái ghế anh tiếp viên vừa mang đến, mở bút ra và cứ theo thứ tự từ trái sang, ký tặng tất cả, ngay cả người không quen.
Tập thơ dày cộp, nghe nói in hết 50 triệu. Ký xong, P. bảo anh tiếp viên: “Đem chú 2 thùng Ken, cứ hết mang thêm, đem cái menu ra đây luôn”. P. ngồi đối diện hắn, giờ đứng lên nâng ly bia sủi bọt: “Dô đi các bạn hiền, chúc mừng nhà thơ P. đoạt giải”.
Bia chảy ào ào, ly cụng côm cốp. Văn nhân thi sĩ nốc bia như bò uống nước. P cụng ly hắn, la to: “Trăm phần trăm”, “Dô, dô, chúc mừng!”. Tửu lượng hắn đã bão hòa. Hắn cảm thấy không vui. Ngay lúc đó P. kề sát mặt hắn, trong tiếng ồn ào của bàn nhậu hỏi to: “Ông thấy thơ tui hay không?”.
Tiếng nói thầm trong người hắn vang lên, nhưng hắn cố kìm nén, lảm nhảm: “Được lắm, có mấy bài đặc sắc”.
P. đang phấn khích, lôi cổ áo hắn: “Được lắm là sao? Đoạt giải thành phố mà. Ông thấy thơ tui hay không?”.
Men bia đã đánh gục con người hắn, hắn mặc kệ cho tiếng nói thầm, và hắn gào lên, ngay mặt P.: “Thơ ông như cái tự do!”.
“Đ.M. Cái gì? Ông nói thơ tui như cái gì?”.
“Tao nói nè: Thơ mày như con cặc!”.
Như trong một đoạn phim quay chậm, hắn nhìn thấy nhà thơ kiêm kinh doanh khách sạn theo giờ chụp cổ chai bia, vung lên, nhằm thẳng vào trán hắn!