TRONG CUỘC ĐỜI
- Thứ sáu - 18/03/2016 03:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Không ai mãi trường tồn, nhưng các nghệ sĩ khi ra đi, nếu cái họ để lại còn được nghe, đọc và nhắc tới, thì họ vẫn còn đó, vì đã “khắc tên mình trên đời”. Kể cả khi chúng ta bất giác quên đi cá nhân họ, họ sẽ vẫn “là người chiến thắng”, cả bạo bệnh lẫn sự quên lãng”.
Khoảng những năm 1978-1979 gì đó, mình vớ được một cái cassette toàn nhạc “The Beatles”, mà lại toàn nhạc tình nhẹ nhàng (báo hại mình, hồi mới sang Hung cứ tưởng “Bít-tơn” toàn thể loại êm ru như thế). Vụ này đã trình bày trong một note cũ.
Trong cái album mà sau này mình mới biết là nhạc tuyển “Love Songs” ấy, có một bài mình rất thích và đã nghe đi nghe lại bao lần. Đó là “In My Life”, ra đời hơn dăm chục năm nay, mà có tạp chí từng xếp là ca khúc hay nhất mọi thời đại trong list của họ:
There are places I remember
all my life, though some has changed
… All the places had their moments
with lovers and friends
I still can recall
Some are dead and some are living
In my life, I've love them all.
Có người bạn mình đã dịch thế này:
Có những nơi trong đời tôi sẽ nhớ mãi
… Mỗi vùng đất gắn với từng khoảnh khắc
với bè bạn thân quen, với mối tình yêu dấu
Có người đã chết, có người vẫn đang sống
Trong cuộc đời, tôi yêu tất cả.
Đoạn đệm trong bài hát rất kinh điển và “hợp lý”, về sau đọc thì được biết là của Sir. George Martin, nhà phủ thủy âm thanh của “The Beatles”, chàng “Beatle thứ năm” với những đóng góp, cống hiến không thể kể xiết trong các album của ban nhạc này.
George Martin vừa ra đi ở tuổi 90 hôm 8-3 vừa rồi. Báo chí và người yêu nhạc bên này không quên ông, mình thì mở nghe lại “In My Life” để hình dung cảnh ông chơi solo trên chiếc piano điện cổ. Ký ức của gần bốn chục năm trước ùa trở về, xôn xao...
Sau George Martin một tuần, thì dồn dập Thanh Tùng, rồi Trần Lập rời cõi tạm. Mạng FB dậy sóng, rất nhiều người đã chia sẻ những kỷ niệm hay cảm tưởng về người đã khuất, hoặc tác phẩm của họ. Nhiều dòng rất cảm động, đọc bất giác ứa nước mắt.
Nhưng ký ức ấy có thể kéo dài bao lâu? Cho đến kỳ giỗ đầu, hay thứ hai của họ, những con người nổi tiếng và của công chúng ấy? Thời gian luôn khắc nghiệt và sự quên lãng không chừa một ai, có lẽ một phần cũng vì con người có quá nhiều cái phải nhớ.
Không ai mãi trường tồn, nhưng các nghệ sĩ khi ra đi, nếu cái họ để lại còn được nghe, đọc và nhắc tới, thì họ vẫn còn đó, vì đã “khắc tên mình trên đời”. Kể cả khi chúng ta bất giác quên đi cá nhân họ, họ sẽ vẫn “là người chiến thắng”, cả bạo bệnh lẫn sự quên lãng.
Tối nay, mình đã nghe lại “Lối cũ ta về”, rồi “Người đàn bà hóa đá”...
Trong cái album mà sau này mình mới biết là nhạc tuyển “Love Songs” ấy, có một bài mình rất thích và đã nghe đi nghe lại bao lần. Đó là “In My Life”, ra đời hơn dăm chục năm nay, mà có tạp chí từng xếp là ca khúc hay nhất mọi thời đại trong list của họ:
There are places I remember
all my life, though some has changed
… All the places had their moments
with lovers and friends
I still can recall
Some are dead and some are living
In my life, I've love them all.
Có người bạn mình đã dịch thế này:
Có những nơi trong đời tôi sẽ nhớ mãi
… Mỗi vùng đất gắn với từng khoảnh khắc
với bè bạn thân quen, với mối tình yêu dấu
Có người đã chết, có người vẫn đang sống
Trong cuộc đời, tôi yêu tất cả.
Đoạn đệm trong bài hát rất kinh điển và “hợp lý”, về sau đọc thì được biết là của Sir. George Martin, nhà phủ thủy âm thanh của “The Beatles”, chàng “Beatle thứ năm” với những đóng góp, cống hiến không thể kể xiết trong các album của ban nhạc này.
George Martin vừa ra đi ở tuổi 90 hôm 8-3 vừa rồi. Báo chí và người yêu nhạc bên này không quên ông, mình thì mở nghe lại “In My Life” để hình dung cảnh ông chơi solo trên chiếc piano điện cổ. Ký ức của gần bốn chục năm trước ùa trở về, xôn xao...
Sau George Martin một tuần, thì dồn dập Thanh Tùng, rồi Trần Lập rời cõi tạm. Mạng FB dậy sóng, rất nhiều người đã chia sẻ những kỷ niệm hay cảm tưởng về người đã khuất, hoặc tác phẩm của họ. Nhiều dòng rất cảm động, đọc bất giác ứa nước mắt.
Nhưng ký ức ấy có thể kéo dài bao lâu? Cho đến kỳ giỗ đầu, hay thứ hai của họ, những con người nổi tiếng và của công chúng ấy? Thời gian luôn khắc nghiệt và sự quên lãng không chừa một ai, có lẽ một phần cũng vì con người có quá nhiều cái phải nhớ.
Không ai mãi trường tồn, nhưng các nghệ sĩ khi ra đi, nếu cái họ để lại còn được nghe, đọc và nhắc tới, thì họ vẫn còn đó, vì đã “khắc tên mình trên đời”. Kể cả khi chúng ta bất giác quên đi cá nhân họ, họ sẽ vẫn “là người chiến thắng”, cả bạo bệnh lẫn sự quên lãng.
Tối nay, mình đã nghe lại “Lối cũ ta về”, rồi “Người đàn bà hóa đá”...