TRANG HẠ 3S
- Thứ ba - 06/12/2011 15:41
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Đời sống quý báu và muôn màu muôn vẻ, văn chương trên giấy chỉ mở ra một thế giới không tưởng hoặc huyễn tưởng người đọc. Chẳng có văn chương nào cao quý hơn được đời sống”.
Nhà văn, dịch giả Trang Hạ - Ảnh do nhân vật cung cấp
1. Sách
Cuốn sách đầu tiên trong đời tôi được đọc là “Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam” – của bố, khổ nhỏ xíu, vừa đánh vần vừa đọc từng dòng. Cuốn sách thứ hai là “Thơ Tố Hữu” – của mẹ, vừa nằm vừa đánh vần từng câu, hậu quả là lên lớp hai tôi đã bắt đầu làm thơ, câu nào câu nấy y hệt Tố Hữu viết.
Cuốn sách thứ ba là “Kỹ thuật tình báo” của ông trùm tình báo Allen Dulles, đọc thuộc lòng từng trang trong suốt những năm tuổi thơ. Gia đình tôi chỉ có đúng ba cuốn sách ấy, tôi đã đọc tới mức cho đến giờ, còn có thể nhắc lại nội dung từng đoạn, đặc điểm của các chương.
Nên đây là ba cuốn sách duy nhất mà trí nhớ tôi còn dành phần cho chúng. Sau đó, từ lúc bắt đầu mười tuổi, tôi ngốn như điên vô số sách từ các tủ sách của bạn học cùng lớp, tiếc đều đã quên. Những tác phẩm kinh điển phương tây, vài tiểu thuyết châu Á, đôi ba truyện Tàu, vài tập cổ tích, vô số sách khoa học kỹ thuật, đều đã biến mất trong trí nhớ.
Có lẽ, đó là đặc ân của Thượng đế dành cho một người viết văn như tôi: Không bị ảnh hưởng, không biết sợ, không lo âu. Tôi chỉ nhìn thấy đời sống, tôi không nhìn thấy văn chương. Đời sống quý báu và muôn màu muôn vẻ, văn chương trên giấy chỉ mở ra một thế giới không tưởng hoặc huyễn tưởng người đọc. Chẳng có văn chương nào cao quý hơn được đời sống.
Nên thực chất, công việc viết văn của tôi hoàn toàn không phải là việc sáng tác văn chương, cũng không nhằm chiếm đoạt lấy đỉnh cao nhân văn và sáng tạo nào. Tôi viết chỉ để chuyện trò cùng mọi người, những người sống quanh tôi, sống cùng tôi một chặng đường đời. Chúng ta nặng lòng vì đời sống và những thân phận, chúng ta coi sống mới là hành trình thiêng liêng nhất, và viết/đọc chỉ là hành vi thỏa mãn cái tôi cá nhân tương đương thủ dâm. Chẳng cần ai vỗ tay công nhận ta sành điệu khi thủ dâm. Thế là đủ.
Nên sau này, tôi luôn rưng rưng khi nhìn thấy những kẻ khốn cùng bán bóng bay còn nán ngồi đọc tờ giấy báo gói đồ hay cuốn sách lậu in nhòe nhoẹt bầy bán vỉa hè. Tôi sợ tất thảy mọi cuốn sách đóng bìa cứng và in chữ vàng, hoặc bọc bìa vàng, đóng khung trong hộp sang trọng. Tôi nghĩ sạp báo vỉa hè mới là thiên đường của độc giả, những nhà sách sang trọng hay cuộc họp báo ra mắt sách xôm tụ chỉ là một cử chỉ rởm đời của một nhóm nhỏ thị dân hiếu danh.
Nên tôi thường trốn mỗi khi được mời tham dự ra mắt sách. Nên nhiều nhà văn khác cũng trốn tôi khi được nhà sách mời tới buổi ra mắt sách của… Trang Hạ! Tôi hài lòng vì điều ấy. Độc giả chào đón tôi là đủ.
Tôi sợ những nhà văn khoác lên việc viết văn của anh ta những hào quang thiêng liêng, và các nhà phê bình khoác lên tác phẩm của người khác những vai trò to lớn. Đọc và viết nếu bản chất của nó là một hành vi mang nặng đặc thù cá nhân, thì việc phân tích và xếp loại sách văn (kèm theo đó là xếp loại nhà văn, xếp loại độc giả) chỉ là một việc vơ đũa cả nắm.
Giống như khi, khá nhiều người viết ở Việt Nam được gom chung tên gọi “nhà văn trẻ”, đã gây phản cảm, ngay cả với chính tôi, ngay từ khi tôi và bạn bè cũng đều mới mười bảy và đăng những truyện ngắn đầu tay trên báo học trò. Sao có thể phân loại nhà văn theo tuổi? Hoặc sao cứ khoác đại tên gọi “nhà văn” lên người viết mà bạn cũng không cho rằng họ là nhà văn?
Giống như chia hạng độc giả “cướp-giết-hiếp” và độc giả trí thức ưa sách văn học đích thực. Sao trên đời lại có kẻ tự cho mình quyền phân loại độc giả bằng đôi mắt của một con buôn sách?
Thế giới này chỉ chia ra người đọc sách và người không đọc sách mà thôi, hoặc đọc mà cũng như không, tâm hồn đóng băng trước mọi tiếng gõ cửa nhẫn nại của chữ.
2. Sống
Muốn một người đàn bà bướng bỉnh trở nên biết điều, thì hãy nhét vào bụng nàng một đứa con! Đẻ một đứa con là phải hy sinh cái tôi, nhưng nói cho cùng, mục đích sống của tôi là phải thỏa mãn cái khoảnh khắc hiện tại, chứ không phải là để sau khi tôi chết, người ta sẽ xây nhà tưởng niệm Trang Hạ.
Tôi cũng khao khát được sống trong một xã hội văn minh. Nhiều người đã di cư ra nước ngoài, thật nhanh chóng và ít rủi ro. Tôi lại khao khát được sống trong một xã hội văn minh hơn do chính tay tôi góp phần xây dựng lên. Vào thời điểm quyết định về Việt Nam, tôi đã bắt đầu nhiễm thói quen đặt từng chặng chinh phục của ông manager: Năm năm đầu tiên, tôi làm gì?
Tôi lựa chọn làm việc theo từ khóa. 2003-2008 là từ khóa “cảm động”, rơi nước mắt vì tình người. “Mẹ điên” hay “Xin lỗi em chỉ là con đĩ”, truyện sến, v.v… thu hút độc giả là bởi từ khóa này. Bởi xã hội này thiếu nhất là nụ cười và nước mắt. Năm 2009, những ngày giáp Tết, tôi quyết định 5 năm đầu tiên kể từ khi tôi quay về Hà Nội, tôi sẽ lựa chọn từ khóa “phụ nữ”. Tôi muốn dù là viết văn, dịch thuật, trả lời phỏng vấn, tổ chức event hay ra sách, làm báo v.v… tôi đều hướng về từ khóa này. Tôi hy vọng khơi lên sự tự tin của phụ nữ, sự khao khát tiến bộ, sức mạnh thay đổi hiện tại từ lứa phụ nữ độc giả trẻ. Tôi không mang lại cho các bạn sức mạnh, tôi chỉ gợi lên sức mạnh tiềm ẩn có sẵn trong bạn. Tôi nghĩ phụ nữ xây dựng nên cuộc sống và không gian sống quanh mình, một phụ nữ độc lập chắc chắn là động lực để xã hội văn minh lên. Tôi hy vọng sau năm năm, tôi có một nhóm độc giả nữ có năng lực hành động, có chủ kiến riêng. Dù chủ kiến ấy sẽ khiến họ phủ định hoặc phản bác lại tôi. Mà xây dựng những quan điểm về phụ nữ tiến bộ cũng sẽ góp phần cải thiện thương hiệu Trang Hạ. Sự ra đời của “Đàn bà ba mươi”, chuyên san “Lửa Ấm”, các chuyên đề của Trang Hạ trên các tạp chí, những dự án truyền thông khá bình dân và có sức lan tỏa ít nhất đã làm tôi tin là tôi lựa chọn đúng.
Tôi dự định từ 2013, từ khóa của tôi sẽ là “người già – sự sống”. Tôi tha thiết muốn thay đổi những định kiến nặng nề của xã hội ta về người già và cái chết. Tôi không hiểu vì sao chúng ta luôn sợ hãi người già đi kiếm bạn tình, trong khi chúng ta lại sẵn sàng vui vẻ cho người già ấy nằm liệt một chỗ, vô tri giác và ta cùng gia đình hầu hạ để được tiếng là hiếu thảo!!! Chúng ta luôn sợ hãi viện dưỡng lão trong khi tôi nghĩ đó đáng lẽ phải là thiên đường, khi người già có bạn bè, có bác sĩ chăm sóc hàng ngày, được chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe tinh thần. Và kinh hãi một xã hội mà bố mẹ luôn coi con cái là lợn nuôi dưỡng già, để khi mình già thì mình mang ra mổ thịt chúng nó. Nghĩa là bắt con cái có nghĩa vụ yêu mình, chứ không cho phép chúng nó coi mình là bạn, yêu mình theo cách của chúng nó, chăm sóc bằng điều kiện mà chúng nó có thể cố gắng.
Và cả cái chết, tôi cũng không rõ vì sao người Việt Nam vô cùng kinh sợ những người khỏe mạnh đến giây phút cuối cùng trước khi chết. Gọi họ là “chết bất đắc kỳ tử”, “chết đường chết chợ”. Trong khi lại sẵn sàng chấp nhận những người không được mạnh khỏe minh mẫn những năm cuối đời, ưu ái và thông cảm gọi họ là “ốm liệt giường”. Vậy nói cho cùng, phải chúng ta đang lầm lẫn về giá trị của sự sống và cái chết? Và kéo theo nó, sự trì trệ của dịch vụ y tế gia đình, sự vô trách nhiệm của những người hoạch định chính sách phúc lợi xã hội vốn đã bất hợp lý, sự phàn nàn của những đứa con quá khứ - những bậc lão trưởng tương lai, về đời sống.
Thậm chí, có những lúc tôi muốn rút ngắn giai đoạn, muốn viết ngay về sự sống, cái chết, niềm vui và hạnh phúc của người già ngay từ năm nay. Bị thôi thúc muốn gạt bỏ hết thảy mọi việc tôi đang làm để bắt tay xây dựng những chương trình truyền thông cho người già, một tờ tuần báo cho người cao tuổi thành phố, chương trình radio cho các cụ vùng quê, một chương trình truyền hình không thu tiền dành cho người cao tuổi.
Tôi cũng sợ chết. Vì thế tôi càng khao khát được sống nhiều hơn khi tôi còn đang được sống.
3. Shock/Sex:
Với một người đàn bà viết văn thì không gì hạnh phúc hơn là được sống một cuộc sống chỉ có hai việc: Viết văn và làm tình.
Hoặc có thể người phụ nữ viết văn khác sẽ nghĩ khác tôi chăng, tôi không rõ. Hoặc biết đâu, nếu tôi là thủ quỹ hoặc kế toán trưởng, cảm xúc của tôi về đời sống cũng sẽ trở thành: Không gì hạnh phúc hơn là sống một cuộc sống chỉ có hai việc: Làm tình và đếm tiền.
!?
Virginia Woolf là nữ nhà văn Anh quốc tôi rất ấn tượng (nhưng chưa từng được đọc cuốn nào của bà dịch sang tiếng Việt, thật tiếc!) từng nói rằng, đàn bà muốn viết văn thì phải có ít tiền và một căn hộ riêng mình. Không rõ, việc những người đàn bà viết văn mà tôi quen biết đều lần lượt nhét mình vào các căn chung cư liệu có làm họ viết văn hay hơn không, tôi không rõ. Nhưng chắc chắn họ sẽ chẳng hạnh phúc nếu không có tay đàn ông nào để họ làm tình.
Một hôm ngồi nhậu với một anh chàng tuổi đã năm mươi mà không chịu dừng chinh chiến. Anh nói, hãi nhất đời anh là một lần rơi vào tay đàn bà làm thơ (thật may, làm thơ!). Đến tối nàng vẫn còn rất lịch sự, dọn phòng cho khách phương xa. Nhưng đến nửa đêm thì nàng lao vào như thể anh chàng chiến binh kia mới là con mồi. Anh bạn sợ hãi tháo chạy, bỏ lại cả ba lô hành lý lẫn đôi giày, tỉnh cả rượu phi thẳng đi ra đường tìm chỗ trốn giữa lòng Hà Nội. Tôi bật cười như điên và nói, bốc phét! Chắc chắn anh mới là người có vấn đề về… năng lực chiến đấu!
Anh bạn nói, không, đàn ông có một lợi thế, là có quyền ứng phó với mọi tình huống. Không có cảm giác và cảm hứng thì vẫn còn có ngón tay, không thì hai ngón tay! Đại loại thế! Vấn đề là, có những phụ nữ thích bị hiếp thì cũng có những người đàn ông không thích bị hiếp! Có những người đàn ông thích đi sưu tập bướm thì cũng có những người đàn ông chỉ làm tình với người phụ nữ mình thực sự thích.
Đàn bà cũng vậy. Và nghĩ cho cùng, cũng chẳng phải vì viết văn hay làm thơ khiến chúng ta đa tình và ăn nói táo tợn. Chỉ là bởi những cuộc giãi bày bằng chữ đã khiến chúng ta để lộ cái cảm xúc sâu thẳm trong con người, trong đáy tim mình. Mà không tìm những cớ đẹp đẽ che lên khao khát.
Tình còn đẹp, nếu chúng ta không lấy văn chương làm cớ để khẩu dâm. Nhưng biết lấy gì để đong đếm độ đích thực của tình yêu và tình dục? Nhưng, (lại nhưng), thà lăng loàn cái mồm còn hơn khối kẻ chỉ chính chuyên mỗi cái mồm!
Không rõ đầu óc đàn ông nghĩ gì, những có những người đàn ông/đàn bà nói rằng, với họ, câu chữ và những ý nghĩ của Trang Hạ gợi cảm, hơn cả khi thấy một người đàn bà/đàn ông trần truồng nằm sẵn trên giường.
* Profiles:
* Tác phẩm:
* Sách đã dịch:
* Sách điện tử:
Cuốn sách đầu tiên trong đời tôi được đọc là “Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam” – của bố, khổ nhỏ xíu, vừa đánh vần vừa đọc từng dòng. Cuốn sách thứ hai là “Thơ Tố Hữu” – của mẹ, vừa nằm vừa đánh vần từng câu, hậu quả là lên lớp hai tôi đã bắt đầu làm thơ, câu nào câu nấy y hệt Tố Hữu viết.
Cuốn sách thứ ba là “Kỹ thuật tình báo” của ông trùm tình báo Allen Dulles, đọc thuộc lòng từng trang trong suốt những năm tuổi thơ. Gia đình tôi chỉ có đúng ba cuốn sách ấy, tôi đã đọc tới mức cho đến giờ, còn có thể nhắc lại nội dung từng đoạn, đặc điểm của các chương.
Nên đây là ba cuốn sách duy nhất mà trí nhớ tôi còn dành phần cho chúng. Sau đó, từ lúc bắt đầu mười tuổi, tôi ngốn như điên vô số sách từ các tủ sách của bạn học cùng lớp, tiếc đều đã quên. Những tác phẩm kinh điển phương tây, vài tiểu thuyết châu Á, đôi ba truyện Tàu, vài tập cổ tích, vô số sách khoa học kỹ thuật, đều đã biến mất trong trí nhớ.
Có lẽ, đó là đặc ân của Thượng đế dành cho một người viết văn như tôi: Không bị ảnh hưởng, không biết sợ, không lo âu. Tôi chỉ nhìn thấy đời sống, tôi không nhìn thấy văn chương. Đời sống quý báu và muôn màu muôn vẻ, văn chương trên giấy chỉ mở ra một thế giới không tưởng hoặc huyễn tưởng người đọc. Chẳng có văn chương nào cao quý hơn được đời sống.
Nên thực chất, công việc viết văn của tôi hoàn toàn không phải là việc sáng tác văn chương, cũng không nhằm chiếm đoạt lấy đỉnh cao nhân văn và sáng tạo nào. Tôi viết chỉ để chuyện trò cùng mọi người, những người sống quanh tôi, sống cùng tôi một chặng đường đời. Chúng ta nặng lòng vì đời sống và những thân phận, chúng ta coi sống mới là hành trình thiêng liêng nhất, và viết/đọc chỉ là hành vi thỏa mãn cái tôi cá nhân tương đương thủ dâm. Chẳng cần ai vỗ tay công nhận ta sành điệu khi thủ dâm. Thế là đủ.
Nên sau này, tôi luôn rưng rưng khi nhìn thấy những kẻ khốn cùng bán bóng bay còn nán ngồi đọc tờ giấy báo gói đồ hay cuốn sách lậu in nhòe nhoẹt bầy bán vỉa hè. Tôi sợ tất thảy mọi cuốn sách đóng bìa cứng và in chữ vàng, hoặc bọc bìa vàng, đóng khung trong hộp sang trọng. Tôi nghĩ sạp báo vỉa hè mới là thiên đường của độc giả, những nhà sách sang trọng hay cuộc họp báo ra mắt sách xôm tụ chỉ là một cử chỉ rởm đời của một nhóm nhỏ thị dân hiếu danh.
Nên tôi thường trốn mỗi khi được mời tham dự ra mắt sách. Nên nhiều nhà văn khác cũng trốn tôi khi được nhà sách mời tới buổi ra mắt sách của… Trang Hạ! Tôi hài lòng vì điều ấy. Độc giả chào đón tôi là đủ.
Tôi sợ những nhà văn khoác lên việc viết văn của anh ta những hào quang thiêng liêng, và các nhà phê bình khoác lên tác phẩm của người khác những vai trò to lớn. Đọc và viết nếu bản chất của nó là một hành vi mang nặng đặc thù cá nhân, thì việc phân tích và xếp loại sách văn (kèm theo đó là xếp loại nhà văn, xếp loại độc giả) chỉ là một việc vơ đũa cả nắm.
Giống như khi, khá nhiều người viết ở Việt Nam được gom chung tên gọi “nhà văn trẻ”, đã gây phản cảm, ngay cả với chính tôi, ngay từ khi tôi và bạn bè cũng đều mới mười bảy và đăng những truyện ngắn đầu tay trên báo học trò. Sao có thể phân loại nhà văn theo tuổi? Hoặc sao cứ khoác đại tên gọi “nhà văn” lên người viết mà bạn cũng không cho rằng họ là nhà văn?
Giống như chia hạng độc giả “cướp-giết-hiếp” và độc giả trí thức ưa sách văn học đích thực. Sao trên đời lại có kẻ tự cho mình quyền phân loại độc giả bằng đôi mắt của một con buôn sách?
Thế giới này chỉ chia ra người đọc sách và người không đọc sách mà thôi, hoặc đọc mà cũng như không, tâm hồn đóng băng trước mọi tiếng gõ cửa nhẫn nại của chữ.
2. Sống
Muốn một người đàn bà bướng bỉnh trở nên biết điều, thì hãy nhét vào bụng nàng một đứa con! Đẻ một đứa con là phải hy sinh cái tôi, nhưng nói cho cùng, mục đích sống của tôi là phải thỏa mãn cái khoảnh khắc hiện tại, chứ không phải là để sau khi tôi chết, người ta sẽ xây nhà tưởng niệm Trang Hạ.
Tôi cũng khao khát được sống trong một xã hội văn minh. Nhiều người đã di cư ra nước ngoài, thật nhanh chóng và ít rủi ro. Tôi lại khao khát được sống trong một xã hội văn minh hơn do chính tay tôi góp phần xây dựng lên. Vào thời điểm quyết định về Việt Nam, tôi đã bắt đầu nhiễm thói quen đặt từng chặng chinh phục của ông manager: Năm năm đầu tiên, tôi làm gì?
Tôi lựa chọn làm việc theo từ khóa. 2003-2008 là từ khóa “cảm động”, rơi nước mắt vì tình người. “Mẹ điên” hay “Xin lỗi em chỉ là con đĩ”, truyện sến, v.v… thu hút độc giả là bởi từ khóa này. Bởi xã hội này thiếu nhất là nụ cười và nước mắt. Năm 2009, những ngày giáp Tết, tôi quyết định 5 năm đầu tiên kể từ khi tôi quay về Hà Nội, tôi sẽ lựa chọn từ khóa “phụ nữ”. Tôi muốn dù là viết văn, dịch thuật, trả lời phỏng vấn, tổ chức event hay ra sách, làm báo v.v… tôi đều hướng về từ khóa này. Tôi hy vọng khơi lên sự tự tin của phụ nữ, sự khao khát tiến bộ, sức mạnh thay đổi hiện tại từ lứa phụ nữ độc giả trẻ. Tôi không mang lại cho các bạn sức mạnh, tôi chỉ gợi lên sức mạnh tiềm ẩn có sẵn trong bạn. Tôi nghĩ phụ nữ xây dựng nên cuộc sống và không gian sống quanh mình, một phụ nữ độc lập chắc chắn là động lực để xã hội văn minh lên. Tôi hy vọng sau năm năm, tôi có một nhóm độc giả nữ có năng lực hành động, có chủ kiến riêng. Dù chủ kiến ấy sẽ khiến họ phủ định hoặc phản bác lại tôi. Mà xây dựng những quan điểm về phụ nữ tiến bộ cũng sẽ góp phần cải thiện thương hiệu Trang Hạ. Sự ra đời của “Đàn bà ba mươi”, chuyên san “Lửa Ấm”, các chuyên đề của Trang Hạ trên các tạp chí, những dự án truyền thông khá bình dân và có sức lan tỏa ít nhất đã làm tôi tin là tôi lựa chọn đúng.
Tôi dự định từ 2013, từ khóa của tôi sẽ là “người già – sự sống”. Tôi tha thiết muốn thay đổi những định kiến nặng nề của xã hội ta về người già và cái chết. Tôi không hiểu vì sao chúng ta luôn sợ hãi người già đi kiếm bạn tình, trong khi chúng ta lại sẵn sàng vui vẻ cho người già ấy nằm liệt một chỗ, vô tri giác và ta cùng gia đình hầu hạ để được tiếng là hiếu thảo!!! Chúng ta luôn sợ hãi viện dưỡng lão trong khi tôi nghĩ đó đáng lẽ phải là thiên đường, khi người già có bạn bè, có bác sĩ chăm sóc hàng ngày, được chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe tinh thần. Và kinh hãi một xã hội mà bố mẹ luôn coi con cái là lợn nuôi dưỡng già, để khi mình già thì mình mang ra mổ thịt chúng nó. Nghĩa là bắt con cái có nghĩa vụ yêu mình, chứ không cho phép chúng nó coi mình là bạn, yêu mình theo cách của chúng nó, chăm sóc bằng điều kiện mà chúng nó có thể cố gắng.
Và cả cái chết, tôi cũng không rõ vì sao người Việt Nam vô cùng kinh sợ những người khỏe mạnh đến giây phút cuối cùng trước khi chết. Gọi họ là “chết bất đắc kỳ tử”, “chết đường chết chợ”. Trong khi lại sẵn sàng chấp nhận những người không được mạnh khỏe minh mẫn những năm cuối đời, ưu ái và thông cảm gọi họ là “ốm liệt giường”. Vậy nói cho cùng, phải chúng ta đang lầm lẫn về giá trị của sự sống và cái chết? Và kéo theo nó, sự trì trệ của dịch vụ y tế gia đình, sự vô trách nhiệm của những người hoạch định chính sách phúc lợi xã hội vốn đã bất hợp lý, sự phàn nàn của những đứa con quá khứ - những bậc lão trưởng tương lai, về đời sống.
Thậm chí, có những lúc tôi muốn rút ngắn giai đoạn, muốn viết ngay về sự sống, cái chết, niềm vui và hạnh phúc của người già ngay từ năm nay. Bị thôi thúc muốn gạt bỏ hết thảy mọi việc tôi đang làm để bắt tay xây dựng những chương trình truyền thông cho người già, một tờ tuần báo cho người cao tuổi thành phố, chương trình radio cho các cụ vùng quê, một chương trình truyền hình không thu tiền dành cho người cao tuổi.
Tôi cũng sợ chết. Vì thế tôi càng khao khát được sống nhiều hơn khi tôi còn đang được sống.
3. Shock/Sex:
Với một người đàn bà viết văn thì không gì hạnh phúc hơn là được sống một cuộc sống chỉ có hai việc: Viết văn và làm tình.
Hoặc có thể người phụ nữ viết văn khác sẽ nghĩ khác tôi chăng, tôi không rõ. Hoặc biết đâu, nếu tôi là thủ quỹ hoặc kế toán trưởng, cảm xúc của tôi về đời sống cũng sẽ trở thành: Không gì hạnh phúc hơn là sống một cuộc sống chỉ có hai việc: Làm tình và đếm tiền.
!?
Virginia Woolf là nữ nhà văn Anh quốc tôi rất ấn tượng (nhưng chưa từng được đọc cuốn nào của bà dịch sang tiếng Việt, thật tiếc!) từng nói rằng, đàn bà muốn viết văn thì phải có ít tiền và một căn hộ riêng mình. Không rõ, việc những người đàn bà viết văn mà tôi quen biết đều lần lượt nhét mình vào các căn chung cư liệu có làm họ viết văn hay hơn không, tôi không rõ. Nhưng chắc chắn họ sẽ chẳng hạnh phúc nếu không có tay đàn ông nào để họ làm tình.
Một hôm ngồi nhậu với một anh chàng tuổi đã năm mươi mà không chịu dừng chinh chiến. Anh nói, hãi nhất đời anh là một lần rơi vào tay đàn bà làm thơ (thật may, làm thơ!). Đến tối nàng vẫn còn rất lịch sự, dọn phòng cho khách phương xa. Nhưng đến nửa đêm thì nàng lao vào như thể anh chàng chiến binh kia mới là con mồi. Anh bạn sợ hãi tháo chạy, bỏ lại cả ba lô hành lý lẫn đôi giày, tỉnh cả rượu phi thẳng đi ra đường tìm chỗ trốn giữa lòng Hà Nội. Tôi bật cười như điên và nói, bốc phét! Chắc chắn anh mới là người có vấn đề về… năng lực chiến đấu!
Anh bạn nói, không, đàn ông có một lợi thế, là có quyền ứng phó với mọi tình huống. Không có cảm giác và cảm hứng thì vẫn còn có ngón tay, không thì hai ngón tay! Đại loại thế! Vấn đề là, có những phụ nữ thích bị hiếp thì cũng có những người đàn ông không thích bị hiếp! Có những người đàn ông thích đi sưu tập bướm thì cũng có những người đàn ông chỉ làm tình với người phụ nữ mình thực sự thích.
Đàn bà cũng vậy. Và nghĩ cho cùng, cũng chẳng phải vì viết văn hay làm thơ khiến chúng ta đa tình và ăn nói táo tợn. Chỉ là bởi những cuộc giãi bày bằng chữ đã khiến chúng ta để lộ cái cảm xúc sâu thẳm trong con người, trong đáy tim mình. Mà không tìm những cớ đẹp đẽ che lên khao khát.
Tình còn đẹp, nếu chúng ta không lấy văn chương làm cớ để khẩu dâm. Nhưng biết lấy gì để đong đếm độ đích thực của tình yêu và tình dục? Nhưng, (lại nhưng), thà lăng loàn cái mồm còn hơn khối kẻ chỉ chính chuyên mỗi cái mồm!
Không rõ đầu óc đàn ông nghĩ gì, những có những người đàn ông/đàn bà nói rằng, với họ, câu chữ và những ý nghĩ của Trang Hạ gợi cảm, hơn cả khi thấy một người đàn bà/đàn ông trần truồng nằm sẵn trên giường.
* Profiles:
Trang Hạ
1975
3 con
Biên kịch nghiệp dư, làm mẹ chuyên trách
http://trangha.vn
1975
3 con
Biên kịch nghiệp dư, làm mẹ chuyên trách
http://trangha.vn
* Tác phẩm:
“Tình Khúc” – Tập truyện ngắn, NXB Trẻ 1995
“Người bạn gái đầu tiên” – (In chung), NXB Thanh Niên 1998
“Những đống lửa bên vịnh Tây Tử” - Tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn 2007
“Đàn bà ba mươi” – Tản văn, NXB Văn Học 2010
“Chuyện kể dưới ngọn đèn đường” – Tiểu thuyết, NXB Văn Học 2010
“Rãnh ngực và tiệc đêm” – Tản văn, NXB Thời Đại 2012
“Chồng xứ lạ” - Tiểu thuyết, NXB Thời Đại 2012
“Người bạn gái đầu tiên” – (In chung), NXB Thanh Niên 1998
“Những đống lửa bên vịnh Tây Tử” - Tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn 2007
“Đàn bà ba mươi” – Tản văn, NXB Văn Học 2010
“Chuyện kể dưới ngọn đèn đường” – Tiểu thuyết, NXB Văn Học 2010
“Rãnh ngực và tiệc đêm” – Tản văn, NXB Thời Đại 2012
“Chồng xứ lạ” - Tiểu thuyết, NXB Thời Đại 2012
* Sách đã dịch:
“Nàng Hằng Nga” (2 tập) – NXB Trẻ 2000
“Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” – NXB Hội Nhà Văn 2007
“Mẹ điên” – NXB Phụ Nữ 2008
“Lỡ tay chạm ngực con gái” – NXB Phụ Nữ 2009
“Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” – NXB Hội Nhà Văn 2007
“Mẹ điên” – NXB Phụ Nữ 2008
“Lỡ tay chạm ngực con gái” – NXB Phụ Nữ 2009
* Sách điện tử:
“Sợi dây tình yêu”
“Đàn ông tình dục đàn bà tình yêu”
“Lộ đăng hạ cố sự”
“Người đàn ông quỳ cuối giường” (Viettel - mbook.com.vn)
“Đàn ông tình dục đàn bà tình yêu”
“Lộ đăng hạ cố sự”
“Người đàn ông quỳ cuối giường” (Viettel - mbook.com.vn)