TÒ MÒ
- Thứ sáu - 26/06/2015 03:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Cá nhân có quyền riêng tư nhưng cộng đồng cũng có quyền được thông tin. Những người hưởng lợi từ sự nổi tiếng phải tuân thủ “luật chơi” của cuộc sống, đó là sự nổi tiếng phải đánh đổi với một ít riêng tư”.
Tò mò là một trong những bản năng thông dụng nhất của con người. Nó khiến ta muốn biết những điều bí mật xung quanh. Và nhất là bí mật liên quan đến con người, những sinh vật vừa giống vừa khác ta, thì kích thích trí tò mò nhất.
Cái gì thái quá cũng đều mang tính tiêu cực; vì thế, không tò mò (hay còn hiểu là thờ ơ) hoặc quá tò mò đều mang lại hậu quả rất không hay. Điều đó quá rõ, ai cũng biết. Điều có lẽ không nhiều người biết: những tính không hay thuộc về bản năng con người là một phần của cuộc sống, không bao giờ có thể loại trừ được, và vì vậy điều quan trọng là chúng ta xử lý nó như thế nào.
Qui luật cung/cầu
Bí mật của con người là tất cả những điều bất thường của những người quanh ta, từ rất gần đến rất xa. Ai nói rằng tôi không quan tâm đến đời tư người khác là không hiểu thực chất mình muốn nói gì, thậm chí tự dối lòng mình. Chúng ta ai cũng ít nhất một lần hạ giọng thông báo, ấy đôi ấy đôi kia đang bất hòa hoặc đã li dị, mà không quan tâm rằng đương sự có muốn ta thông báo cho người khác biết hay không.
Ranh giới giữa trao đổi thông tin và soi mói đời tư hết sức mỏng manh. Và dù không muốn nhưng bản năng khiến cái tai cứ tự động hướng về nơi phát ra những tin khác lạ. Và nữa, quyền được biết sự thật trong rất nhiều trường hợp giao thoa với việc bóc tách đời tư của những nhân vật được nhiều người biết đến.
Một kết quả hiển nhiên là có cầu thì phải có cung, qui luật nầy không ai có thể chối bỏ hay xóa bỏ được hết. Oái oăm là, điểm bão hòa về cung cầu trong thị trường tò mò có xu hướng tiến đến điểm vô tận với tốc độ kinh hoàng. Nhiều người có trách nhiệm la làng, phải có giới hạn chứ! Đúng, phải có giới hạn, và đây:
Các biện pháp điều tiết cung cầu trong thị trường tò mò
1. Hệ thống pháp luật bảo vệ đời tư
Trên nguyên tắc, thỏa mãn tò mò của cộng đồng gây tổn hại tới cá nhân thì phải bị pháp luật xử lý. Chuyện vu khống thì rõ rồi, miễn bàn mặc dù pháp luật có xử được hay không là chuyện khác. Hơn nữa, một số người nổi tiếng chọn không chấp sự vu khống vô căn cứ, ví dụ ngài Obama không kiện những người nói ông không phải dân Mỹ, không có giấy khai sinh và theo đạo Hồi, với mục đích giảm số cử tri ủng hộ ông trong cuộc bầu tổng thống Mỹ.
Rắc rối xảy ra khi đó là thông tin thật và người đưa tin có bằng chứng thật. Hoặc giả người ta chưa có bằng chứng nhưng khả năng xác nhận không khó. Có vẻ như nếu thông tin thuộc về vi phạm đạo đức thì khó có việc tòa xử người đưa tin. Ví dụ một anh chồng ngoại tình có bằng chứng thì anh ta có thể kiện người đưa ra bằng chứng anh đang ngoại tình không.
Chuyện trở nên quan trọng là khi vợ anh này đâm đơn li dị thì anh chồng ngoại tình sẽ bị xử lép vế hơn hẳn. Có một nguyên tắc trong xã hội văn minh là khi hai quyền của cộng đồng đối nghịch nhau thì người ta chọn cái lợi nhiều hơn cho cộng đồng. Trong trường hợp này, quyền riêng tư bị cho qua so với quyền của người bị phản bội trong hôn nhân.
2. Áp lực xã hội
Khi mà pháp luật không thể xử được cái điểm cân bằng cung cầu cứ vọt lên cao thì chỉ có thể trông chờ ở áp lực xã hội khiến người ta không dám đi quá xa. Công bằng mà nói, áp lực xã hội đã làm được việc này khá tốt. Nhưng cũng đau buồn mà nói không ít trường hợp nó bất lực vì “tài năng” của một số cá nhân có thể thách thức được cả cộng đồng.
Và quyền được biết thông tin
Đặc biệt là đối với nhóm người ăn tiền thuế của cộng đồng và những người được hưởng lợi từ danh tiếng tạo dựng bởi cộng đồng. Chính khác và những người nổi tiếng đều rất cần lá phiếu của cộng đồng cho sự nghiệp của họ. Có công bằng không nếu lúc khởi nghiệp họ hoan hỉ khi hình ảnh mình phủ sóng khắp truyền thông, nhưng thành danh rồi lại phàn nàn đời tư tôi bị làm phiền toái.
Nhất là khi họ làm những điều vi phạm chuẩn đạo đức của xã hội họ đang sống, cộng đồng có quyền được biết để quyết định người thụ hưởng tiền của họ có còn xứng đáng tiếp tục được hưởng nữa hay không.
Và nữa, quyền được thần tượng ai đó
Quyền này chả có pháp luật nào qui định mà là luật bất thành văn. Nhưng nó cũng dẫn đến một quyền đối xứng là quyền được phế truất thần tượng khi thần tượng này có hành động trái với mong đợi của người hâm mộ. Chính nó đã đẻ ra cái quyền được biết thông tin để điều chỉnh vị trí của thần tượng.
Tất cả những điều nêu trên dẫn đến một thực tế không bao giờ có thể xóa bỏ được là trong truyền thông luôn tồn tại một số báo lá cải chuyên đăng tin về đời tư của những nhân vật có tiếng trong mọi lĩnh vực, nhưng chủ yếu nhắm vào chính khách và giới nghệ sĩ. Và chúng ta phải học cách sống cùng với nó chứ không thể làm được cái việc không thể là xóa bỏ nó.
Câu chuyện ở nước Mỹ
Khi anh Bill hàng xóm của bạn có bồ trong lúc đang sống với vợ thì bạn bè có bàn tán không? Có chứ, nhưng họ cho đó là chuyện giữa anh và vợ ở tòa khi họ li dị.
Ấy mà khi anh Bill tổng thống lằng nhằng với cô Monica thì anh bị ra tòa để quyết định có tiếp tục làm tổng thống được nữa không. Anh qua khỏi nhờ giỏi lèo lái của đồng đảng, gia đình, bạn bè nhưng ôm một cục nợ bự tổ trảng. Còn Monica thì dù mới chỉ là em bé sinh viên mới nứt mắt vào đời chỉ vì lóa mắt trước anh tổng thống đẹp trai, tài ba, hấp dẫn và đầy quyền lực mà bị tai tiếng cả một thập kỷ không dám ra trước đám đông. Rồi thì thì ăn năn xin lỗi đủ cả.
Nhưng đồng đảng của anh Bill thì không may mắn vậy. Khi Thượng nghị sĩ John Edward đến Harvard làm cuộc phỏng vấn truyền hình cho cuộc vận động tranh cử tổng thống, cả dàn đồng ca báo chí tung hô cái gọi là Southern Charm (sự quyến rũ của Phương Nam) của anh. Năm 2008 anh bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng không đơn giản vì những đối thủ nặng ký như Obama và Hillary.
Thực tế, anh bị dính với một cô quay phim trong khi vợ anh - trái tim ngọt ngào của người Mỹ - đang bị ung thư không có hy vọng qua khỏi. Báo lá cải “The National Enquirer” tố sự việc nhưng mọi người chối bay. Nhà báo quyết săn đuổi đến cùng và anh John phải thú nhận. Kết quả là báo được giải Pulitzer, còn cái tên của anh John thì chết hẳn với công chúng Mỹ.
Thật tiếc vì anh là ứng cử viên nặng ký cho chức Bộ trưởng Tư pháp của chính quyền Obama, một chức vụ có quyền lực cao trong nội các. Vài năm sau, vợ anh qua đời, có lẽ bạn bè trong chính giới cũng ngoảnh mặt với anh luôn vì tiệc tùng họ chẳng dám mời anh.
Còn bạn Tiger Wood đứng đầu môn thể thao quí tộc đã trả giá cho sự phởn chí của mình ra sao thì cả thiên hạ biết. Khi báo chí mới chỉ khui ra cái sự trốn vợ đi ăn vụng với gái lạ (chứ không phải đẹp vì vợ bạn đẹp ngất ngưởng) thì bạn bị cắt ngay các loại hợp đồng quảng cáo kếch xù. Sự nghiệp bạn đi xuống kể từ đó mặc dù bạn ăn năn hối lỗi, xin lỗi các kiểu trước công chúng.
Nhưng hãy cẩn thận! Cặp Brad Pitt và Angelina đã thắng kiện báo lá cải Anh tung tin họ chia tay vào năm 2010. Họ không chấp nhận được chiến dịch tung tin dồn dập này trong khi bỏ qua nhiều lời sỉ vả về quan hệ tay ba trong khi Brad và Jennifer vẫn còn là vợ chồng. Mà họ quan hệ rất kín đáo, không bắt được quả tang nhưng cộng đồng ai cũng hiểu.
Tóm gọn lại, cá nhân có quyền riêng tư nhưng cộng đồng cũng có quyền được thông tin. Những người hưởng lợi từ sự nổi tiếng phải tuân thủ “luật chơi” của cuộc sống, đó là sự nổi tiếng phải đánh đổi với một ít riêng tư. Và sự riêng tư được bảo vệ là sự riêng tư trong sạch chứ không phải sự riêng tư vi phạm chuẩn của xã hội họ đang sống.
Muốn hay không, đó là luật bất thành văn mà không bao giờ có thể loại bỏ được. Cái mà chúng ta đấu tranh là sự vu khống, là âm mưu làm hại người vô tội. Xa hơn nữa là chúng ta cho người phạm lỗi cơ hội, cho người ta đứng dậy sau lỗi lầm. Những người có tiếng nói không nên đứng ra bênh vực lỗi lầm mà chỉ nên kêu gọi cộng đồng bao dung với lỗi lầm.
Cái gì thái quá cũng đều mang tính tiêu cực; vì thế, không tò mò (hay còn hiểu là thờ ơ) hoặc quá tò mò đều mang lại hậu quả rất không hay. Điều đó quá rõ, ai cũng biết. Điều có lẽ không nhiều người biết: những tính không hay thuộc về bản năng con người là một phần của cuộc sống, không bao giờ có thể loại trừ được, và vì vậy điều quan trọng là chúng ta xử lý nó như thế nào.
Qui luật cung/cầu
Bí mật của con người là tất cả những điều bất thường của những người quanh ta, từ rất gần đến rất xa. Ai nói rằng tôi không quan tâm đến đời tư người khác là không hiểu thực chất mình muốn nói gì, thậm chí tự dối lòng mình. Chúng ta ai cũng ít nhất một lần hạ giọng thông báo, ấy đôi ấy đôi kia đang bất hòa hoặc đã li dị, mà không quan tâm rằng đương sự có muốn ta thông báo cho người khác biết hay không.
Ranh giới giữa trao đổi thông tin và soi mói đời tư hết sức mỏng manh. Và dù không muốn nhưng bản năng khiến cái tai cứ tự động hướng về nơi phát ra những tin khác lạ. Và nữa, quyền được biết sự thật trong rất nhiều trường hợp giao thoa với việc bóc tách đời tư của những nhân vật được nhiều người biết đến.
Một kết quả hiển nhiên là có cầu thì phải có cung, qui luật nầy không ai có thể chối bỏ hay xóa bỏ được hết. Oái oăm là, điểm bão hòa về cung cầu trong thị trường tò mò có xu hướng tiến đến điểm vô tận với tốc độ kinh hoàng. Nhiều người có trách nhiệm la làng, phải có giới hạn chứ! Đúng, phải có giới hạn, và đây:
Các biện pháp điều tiết cung cầu trong thị trường tò mò
1. Hệ thống pháp luật bảo vệ đời tư
Trên nguyên tắc, thỏa mãn tò mò của cộng đồng gây tổn hại tới cá nhân thì phải bị pháp luật xử lý. Chuyện vu khống thì rõ rồi, miễn bàn mặc dù pháp luật có xử được hay không là chuyện khác. Hơn nữa, một số người nổi tiếng chọn không chấp sự vu khống vô căn cứ, ví dụ ngài Obama không kiện những người nói ông không phải dân Mỹ, không có giấy khai sinh và theo đạo Hồi, với mục đích giảm số cử tri ủng hộ ông trong cuộc bầu tổng thống Mỹ.
Rắc rối xảy ra khi đó là thông tin thật và người đưa tin có bằng chứng thật. Hoặc giả người ta chưa có bằng chứng nhưng khả năng xác nhận không khó. Có vẻ như nếu thông tin thuộc về vi phạm đạo đức thì khó có việc tòa xử người đưa tin. Ví dụ một anh chồng ngoại tình có bằng chứng thì anh ta có thể kiện người đưa ra bằng chứng anh đang ngoại tình không.
Chuyện trở nên quan trọng là khi vợ anh này đâm đơn li dị thì anh chồng ngoại tình sẽ bị xử lép vế hơn hẳn. Có một nguyên tắc trong xã hội văn minh là khi hai quyền của cộng đồng đối nghịch nhau thì người ta chọn cái lợi nhiều hơn cho cộng đồng. Trong trường hợp này, quyền riêng tư bị cho qua so với quyền của người bị phản bội trong hôn nhân.
2. Áp lực xã hội
Khi mà pháp luật không thể xử được cái điểm cân bằng cung cầu cứ vọt lên cao thì chỉ có thể trông chờ ở áp lực xã hội khiến người ta không dám đi quá xa. Công bằng mà nói, áp lực xã hội đã làm được việc này khá tốt. Nhưng cũng đau buồn mà nói không ít trường hợp nó bất lực vì “tài năng” của một số cá nhân có thể thách thức được cả cộng đồng.
Và quyền được biết thông tin
Đặc biệt là đối với nhóm người ăn tiền thuế của cộng đồng và những người được hưởng lợi từ danh tiếng tạo dựng bởi cộng đồng. Chính khác và những người nổi tiếng đều rất cần lá phiếu của cộng đồng cho sự nghiệp của họ. Có công bằng không nếu lúc khởi nghiệp họ hoan hỉ khi hình ảnh mình phủ sóng khắp truyền thông, nhưng thành danh rồi lại phàn nàn đời tư tôi bị làm phiền toái.
Nhất là khi họ làm những điều vi phạm chuẩn đạo đức của xã hội họ đang sống, cộng đồng có quyền được biết để quyết định người thụ hưởng tiền của họ có còn xứng đáng tiếp tục được hưởng nữa hay không.
Và nữa, quyền được thần tượng ai đó
Quyền này chả có pháp luật nào qui định mà là luật bất thành văn. Nhưng nó cũng dẫn đến một quyền đối xứng là quyền được phế truất thần tượng khi thần tượng này có hành động trái với mong đợi của người hâm mộ. Chính nó đã đẻ ra cái quyền được biết thông tin để điều chỉnh vị trí của thần tượng.
Tất cả những điều nêu trên dẫn đến một thực tế không bao giờ có thể xóa bỏ được là trong truyền thông luôn tồn tại một số báo lá cải chuyên đăng tin về đời tư của những nhân vật có tiếng trong mọi lĩnh vực, nhưng chủ yếu nhắm vào chính khách và giới nghệ sĩ. Và chúng ta phải học cách sống cùng với nó chứ không thể làm được cái việc không thể là xóa bỏ nó.
Câu chuyện ở nước Mỹ
Khi anh Bill hàng xóm của bạn có bồ trong lúc đang sống với vợ thì bạn bè có bàn tán không? Có chứ, nhưng họ cho đó là chuyện giữa anh và vợ ở tòa khi họ li dị.
Ấy mà khi anh Bill tổng thống lằng nhằng với cô Monica thì anh bị ra tòa để quyết định có tiếp tục làm tổng thống được nữa không. Anh qua khỏi nhờ giỏi lèo lái của đồng đảng, gia đình, bạn bè nhưng ôm một cục nợ bự tổ trảng. Còn Monica thì dù mới chỉ là em bé sinh viên mới nứt mắt vào đời chỉ vì lóa mắt trước anh tổng thống đẹp trai, tài ba, hấp dẫn và đầy quyền lực mà bị tai tiếng cả một thập kỷ không dám ra trước đám đông. Rồi thì thì ăn năn xin lỗi đủ cả.
Nhưng đồng đảng của anh Bill thì không may mắn vậy. Khi Thượng nghị sĩ John Edward đến Harvard làm cuộc phỏng vấn truyền hình cho cuộc vận động tranh cử tổng thống, cả dàn đồng ca báo chí tung hô cái gọi là Southern Charm (sự quyến rũ của Phương Nam) của anh. Năm 2008 anh bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng không đơn giản vì những đối thủ nặng ký như Obama và Hillary.
Thực tế, anh bị dính với một cô quay phim trong khi vợ anh - trái tim ngọt ngào của người Mỹ - đang bị ung thư không có hy vọng qua khỏi. Báo lá cải “The National Enquirer” tố sự việc nhưng mọi người chối bay. Nhà báo quyết săn đuổi đến cùng và anh John phải thú nhận. Kết quả là báo được giải Pulitzer, còn cái tên của anh John thì chết hẳn với công chúng Mỹ.
Thật tiếc vì anh là ứng cử viên nặng ký cho chức Bộ trưởng Tư pháp của chính quyền Obama, một chức vụ có quyền lực cao trong nội các. Vài năm sau, vợ anh qua đời, có lẽ bạn bè trong chính giới cũng ngoảnh mặt với anh luôn vì tiệc tùng họ chẳng dám mời anh.
Còn bạn Tiger Wood đứng đầu môn thể thao quí tộc đã trả giá cho sự phởn chí của mình ra sao thì cả thiên hạ biết. Khi báo chí mới chỉ khui ra cái sự trốn vợ đi ăn vụng với gái lạ (chứ không phải đẹp vì vợ bạn đẹp ngất ngưởng) thì bạn bị cắt ngay các loại hợp đồng quảng cáo kếch xù. Sự nghiệp bạn đi xuống kể từ đó mặc dù bạn ăn năn hối lỗi, xin lỗi các kiểu trước công chúng.
Nhưng hãy cẩn thận! Cặp Brad Pitt và Angelina đã thắng kiện báo lá cải Anh tung tin họ chia tay vào năm 2010. Họ không chấp nhận được chiến dịch tung tin dồn dập này trong khi bỏ qua nhiều lời sỉ vả về quan hệ tay ba trong khi Brad và Jennifer vẫn còn là vợ chồng. Mà họ quan hệ rất kín đáo, không bắt được quả tang nhưng cộng đồng ai cũng hiểu.
Tóm gọn lại, cá nhân có quyền riêng tư nhưng cộng đồng cũng có quyền được thông tin. Những người hưởng lợi từ sự nổi tiếng phải tuân thủ “luật chơi” của cuộc sống, đó là sự nổi tiếng phải đánh đổi với một ít riêng tư. Và sự riêng tư được bảo vệ là sự riêng tư trong sạch chứ không phải sự riêng tư vi phạm chuẩn của xã hội họ đang sống.
Muốn hay không, đó là luật bất thành văn mà không bao giờ có thể loại bỏ được. Cái mà chúng ta đấu tranh là sự vu khống, là âm mưu làm hại người vô tội. Xa hơn nữa là chúng ta cho người phạm lỗi cơ hội, cho người ta đứng dậy sau lỗi lầm. Những người có tiếng nói không nên đứng ra bênh vực lỗi lầm mà chỉ nên kêu gọi cộng đồng bao dung với lỗi lầm.