“THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI” TRONG “BỐN MÙA” CỦA MÁRAI SÁNDOR (Kỳ 4)
- Thứ bảy - 14/07/2012 13:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Tôi nghĩ văn chương là sản phẩm của những vùng khí hậu hiền hòa. Ở xứ nhiệt đới chỉ có thể sống”.
Xem Kỳ 1, Kỳ 2 và Kỳ 3 của loạt tản văn.
Tháng Bảy - Ảnh: Bích Ngọc (từ Hà Nội)
Buổi sáng, ngay từ lúc mới thức dậy đã thấy trong không khí có gì đó như điềm dữ.
Lũ chim rục rịch bắt đầu từ hai rưỡi sáng (1). Chúng tranh cãi từ ba giờ đến năm giờ, chúng chuẩn bị bước vào một ngày mới, vào cuộc sống. Đó là những giờ bí ẩn. Thành phố ngủ dưới những lớp voan phủ khê nồng, mệt mỏi, mơ màng chuẩn bị đón cái nóng ba mươi tư độ của ban ngày. Nhưng lúc sáng sớm, nó hít thở làn không khí dễ chịu, thanh tao, đầy hương vị, bổ dưỡng của sáng tháng Bảy. Tôi đứng trên ban-công, giữa một vùng xanh, nghe tiếng rì rào thức dậy của cây cỏ. Mùa hè đây rồi, tôi nghĩ; và giống như một cảm xúc tràn ngập trong tôi, không khoan nhượng, và đầy những kỷ niệm giản dị, rất cụ thể: tôi cảm thấy mùi một bể bơi, như mùi một trái mơ, mùi lành lạnh của chiếc ghế bành phủ vải nhựa mà thời học sinh, vào những chiều tháng bảy, tôi thường nằm đọc ngấu nghiến “Con trai người có trái tim đá” và “Thời hoàng kim của Transylvania” của Jokai (2). Rồi tôi thấy một sườn đồi trong hoàng hôn, cha tôi đi dưới hàng bạch dương, tay cầm khẩu súng săn, phía trước là Castor và Pollux (3), hai chú chó săn nhỏ, mẹ tôi mặc áo dài trắng đứng trước hiên ngôi nhà nhỏ trong vườn, và xung quanh đầy những bóng chiều màu nâu và xanh thẫm. Lúc đó cha tôi trạc tuổi bốn mươi, ông đội chiếc mũ cói màu vàng, trên cây súng săn lủng lẳng một xâu chim cút mắt vằn đỏ. Tôi thấy rặng liễu ven bờ sông nhỏ, một đám bụi trên đường cái quan, mặt trăng tròn đầy phía trên tượng Nepomuki Saint John (4) trong đêm hè nóng bức. Bọn say rượu lang thang đã vặt cụt mũi ngài.
Tôi nghe tiếng gáy của dế. Có tiếng cười con gái đâu đó trong đêm, sau rặng liễu những cô gái Slovakia đang tắm dưới sông. Đó là mùa hè, tôi nhớ về mùa hè như thế.
Năm giờ tôi trở vào phòng, đóng cửa sổ. Là nhà văn tôi cần có một không gian nhân tạo để làm việc. Không thể ra bể tắm tháng Bảy và viết. Không thể khật khưỡng dưới nắng nóng trên các quảng trường công cộng chảy nhễ nhại và viết. Viết không phải là một nghề tự nhiên. Tôi làm việc trong phòng tối, dưới ánh đèn điện, trong môi trường nhân tạo. Ta hãy thủy chung với những điều kiện nhân tạo của mình. Người thợ mỏ cũng không thể làm khác, anh ta chỉ có thể tìm thấy quặng trong môi trường tăm tối, ẩm ướt. tìm và thấy quặng là ý nghĩa duy nhất của cuộc đời anh ta. Tôi tự động viên mình như vậy, trong khi ban ngày – từ thế giới bên ngoài – những thông tin viên hớt hải đến và kể về những tin dữ khủng khiếp. Họ bảo nóng đến chảy nhựa đường, một gã hồ lì sòng bạc bị giết chết, khối người ngất trên đường phố, không khí nóng như rang, mọi thứ đều hư hỏng thối rữa vì nóng. Trong căn phòng tối tôi sống lặng lẽ không động tĩnh, nghe tin tức xong lại ngồi vào bàn viết một vài dòng, có thể về mùa hè, về nóng, về những vụ cháy đồng cỏ đang hủy diệt thế giới bên ngoài. Tôi biết làm gì khi đây là việc của tôi, ngay cả khi nóng bức?
Gần bảy giờ tối tôi đi ra phố. Mặt trời còn lấp lóa trên đỉnh núi János với sự giận dữ của một kẻ cuồng du trước giờ hấp hối. Chiếc xe đưa tôi tới tòa soạn lắc lư trên mặt đường lát đá còn nóng bỏng. Trong tòa soạn giờ này chúng tôi bắt đầu làm việc, khi những người khác – các vị bộ trưởng, những người tưới vườn, người lái tàu – đang đứng tắm dưới vòi hoa sen. Chúng tôi làm việc trong cái nóng lờ mờ tối, như những người đốt lò da đen trước lò hơi trên chiến hạm. Những người thợ, nhà báo, nhà văn, mặc sơ mi tay xắn cao đi lại ngoài hành lang, có khi cãi nhau vì những tình tiết nhỏ, vì những điều kiện trần trụi của công việc trí não. Chúng tôi đưa thứ tư liệu nhớp nháp, đôi khi dính cả máu mà ban ngày đã ủ chín nẫu lên khuôn. Gần nửa đêm, công việc xong, chúng tôi đi ra đường mặt mày nhợt nhạt, quần áo đã tề chỉnh hơn, giống như những người da trắng ở xứ nhiệt đới, họ buộc phải làm chủ bản thân ngay cả khi thiên nhiên khắc nghiệt và những người bản xứ nổi giận.
Ba giờ sáng tôi lại đứng ngoài ban-công nghe chim hót. Tôi nghĩ văn chương là sản phẩm của những vùng khí hậu hiền hòa. Ở xứ nhiệt đới chỉ có thể sống. Và tôi còn nghĩ, uể oải vì nóng và nhớ: ở vùng nhiệt đới chắc cũng không đến nỗi tồi. Sống, hay thiếp đi trong sự ấp ủ năm mươi độ của đời sống không thể tồi; sống, chỉ sống thôi.
Ghi chú:
(1) Ở Trung Âu vào mùa hè ngày dài, đêm ngắn, khoảng 4 giờ sáng trở ra trời đã bắt đầu rạng sáng. Thời Márai viết những dòng này chưa có lệ đổi từ giờ mùa đông sang giờ mùa hè, nên hai rưỡi đêm tương đương ba rưỡi sáng giờ hiện nay.
(2) Jokai Mór (1825-1904): nhà văn, nhà viết tiểu thuyết lớn của Hungary thế kỷ 19, là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Hungary. Tác phẩm “Con trai người có trái tim đá” (A kőszívű ember fiai) được được dịch giả Lê Xuân Giang dịch ra tiếng Việt.
(3) Castor và Pollux: là hai anh em sinh đôi thường xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp.
(4) Nepomuki Szent János (Nepomuki Saint John, tiếng Czeh: Svatý Jan Napomucký): trong thời kỳ 1340-1350 là Thần hộ mệnh của nước Czeh, được phong Thánh năm 1729.
Tháng Bảy - Ảnh: Bích Ngọc (từ Hà Nội)
THÁNG BẢY
Buổi sáng, ngay từ lúc mới thức dậy đã thấy trong không khí có gì đó như điềm dữ.
Lũ chim rục rịch bắt đầu từ hai rưỡi sáng (1). Chúng tranh cãi từ ba giờ đến năm giờ, chúng chuẩn bị bước vào một ngày mới, vào cuộc sống. Đó là những giờ bí ẩn. Thành phố ngủ dưới những lớp voan phủ khê nồng, mệt mỏi, mơ màng chuẩn bị đón cái nóng ba mươi tư độ của ban ngày. Nhưng lúc sáng sớm, nó hít thở làn không khí dễ chịu, thanh tao, đầy hương vị, bổ dưỡng của sáng tháng Bảy. Tôi đứng trên ban-công, giữa một vùng xanh, nghe tiếng rì rào thức dậy của cây cỏ. Mùa hè đây rồi, tôi nghĩ; và giống như một cảm xúc tràn ngập trong tôi, không khoan nhượng, và đầy những kỷ niệm giản dị, rất cụ thể: tôi cảm thấy mùi một bể bơi, như mùi một trái mơ, mùi lành lạnh của chiếc ghế bành phủ vải nhựa mà thời học sinh, vào những chiều tháng bảy, tôi thường nằm đọc ngấu nghiến “Con trai người có trái tim đá” và “Thời hoàng kim của Transylvania” của Jokai (2). Rồi tôi thấy một sườn đồi trong hoàng hôn, cha tôi đi dưới hàng bạch dương, tay cầm khẩu súng săn, phía trước là Castor và Pollux (3), hai chú chó săn nhỏ, mẹ tôi mặc áo dài trắng đứng trước hiên ngôi nhà nhỏ trong vườn, và xung quanh đầy những bóng chiều màu nâu và xanh thẫm. Lúc đó cha tôi trạc tuổi bốn mươi, ông đội chiếc mũ cói màu vàng, trên cây súng săn lủng lẳng một xâu chim cút mắt vằn đỏ. Tôi thấy rặng liễu ven bờ sông nhỏ, một đám bụi trên đường cái quan, mặt trăng tròn đầy phía trên tượng Nepomuki Saint John (4) trong đêm hè nóng bức. Bọn say rượu lang thang đã vặt cụt mũi ngài.
Tôi nghe tiếng gáy của dế. Có tiếng cười con gái đâu đó trong đêm, sau rặng liễu những cô gái Slovakia đang tắm dưới sông. Đó là mùa hè, tôi nhớ về mùa hè như thế.
Năm giờ tôi trở vào phòng, đóng cửa sổ. Là nhà văn tôi cần có một không gian nhân tạo để làm việc. Không thể ra bể tắm tháng Bảy và viết. Không thể khật khưỡng dưới nắng nóng trên các quảng trường công cộng chảy nhễ nhại và viết. Viết không phải là một nghề tự nhiên. Tôi làm việc trong phòng tối, dưới ánh đèn điện, trong môi trường nhân tạo. Ta hãy thủy chung với những điều kiện nhân tạo của mình. Người thợ mỏ cũng không thể làm khác, anh ta chỉ có thể tìm thấy quặng trong môi trường tăm tối, ẩm ướt. tìm và thấy quặng là ý nghĩa duy nhất của cuộc đời anh ta. Tôi tự động viên mình như vậy, trong khi ban ngày – từ thế giới bên ngoài – những thông tin viên hớt hải đến và kể về những tin dữ khủng khiếp. Họ bảo nóng đến chảy nhựa đường, một gã hồ lì sòng bạc bị giết chết, khối người ngất trên đường phố, không khí nóng như rang, mọi thứ đều hư hỏng thối rữa vì nóng. Trong căn phòng tối tôi sống lặng lẽ không động tĩnh, nghe tin tức xong lại ngồi vào bàn viết một vài dòng, có thể về mùa hè, về nóng, về những vụ cháy đồng cỏ đang hủy diệt thế giới bên ngoài. Tôi biết làm gì khi đây là việc của tôi, ngay cả khi nóng bức?
Gần bảy giờ tối tôi đi ra phố. Mặt trời còn lấp lóa trên đỉnh núi János với sự giận dữ của một kẻ cuồng du trước giờ hấp hối. Chiếc xe đưa tôi tới tòa soạn lắc lư trên mặt đường lát đá còn nóng bỏng. Trong tòa soạn giờ này chúng tôi bắt đầu làm việc, khi những người khác – các vị bộ trưởng, những người tưới vườn, người lái tàu – đang đứng tắm dưới vòi hoa sen. Chúng tôi làm việc trong cái nóng lờ mờ tối, như những người đốt lò da đen trước lò hơi trên chiến hạm. Những người thợ, nhà báo, nhà văn, mặc sơ mi tay xắn cao đi lại ngoài hành lang, có khi cãi nhau vì những tình tiết nhỏ, vì những điều kiện trần trụi của công việc trí não. Chúng tôi đưa thứ tư liệu nhớp nháp, đôi khi dính cả máu mà ban ngày đã ủ chín nẫu lên khuôn. Gần nửa đêm, công việc xong, chúng tôi đi ra đường mặt mày nhợt nhạt, quần áo đã tề chỉnh hơn, giống như những người da trắng ở xứ nhiệt đới, họ buộc phải làm chủ bản thân ngay cả khi thiên nhiên khắc nghiệt và những người bản xứ nổi giận.
Ba giờ sáng tôi lại đứng ngoài ban-công nghe chim hót. Tôi nghĩ văn chương là sản phẩm của những vùng khí hậu hiền hòa. Ở xứ nhiệt đới chỉ có thể sống. Và tôi còn nghĩ, uể oải vì nóng và nhớ: ở vùng nhiệt đới chắc cũng không đến nỗi tồi. Sống, hay thiếp đi trong sự ấp ủ năm mươi độ của đời sống không thể tồi; sống, chỉ sống thôi.
Ghi chú:
(1) Ở Trung Âu vào mùa hè ngày dài, đêm ngắn, khoảng 4 giờ sáng trở ra trời đã bắt đầu rạng sáng. Thời Márai viết những dòng này chưa có lệ đổi từ giờ mùa đông sang giờ mùa hè, nên hai rưỡi đêm tương đương ba rưỡi sáng giờ hiện nay.
(2) Jokai Mór (1825-1904): nhà văn, nhà viết tiểu thuyết lớn của Hungary thế kỷ 19, là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Hungary. Tác phẩm “Con trai người có trái tim đá” (A kőszívű ember fiai) được được dịch giả Lê Xuân Giang dịch ra tiếng Việt.
(3) Castor và Pollux: là hai anh em sinh đôi thường xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp.
(4) Nepomuki Szent János (Nepomuki Saint John, tiếng Czeh: Svatý Jan Napomucký): trong thời kỳ 1340-1350 là Thần hộ mệnh của nước Czeh, được phong Thánh năm 1729.