Nhịp Cầu Thế Giới Online

http://nhipcauthegioi.hu


THƠ JÓZSEF ATTILA

(NCTG) Thi ca Hungary, một xứ sở xa xôi và có ngôn ngữ "khó nhất thế giới", "không giống ai" (theo lời chính người Hung), thật bất ngờ, lại đến Việt Nam từ rất sớm, đa phần thông qua các bản dịch từ tiếng Pháp. Thơ của các tác gia lớn của Hung, như József Attila, cũng đến với chúng ta từ những năm đầu của kháng chiến chống Pháp: bộ đội Việt Minh đã biết đến một số bài thơ ái quốc, đồng cảm với những kiếp nghèo khó, của ông.

József Attila

Dường như có một cái gì chung giữa tâm thế và tình cảm của cư dân hai xứ sở, với sự mẫn cảm đặc biệt của các thi sĩ kiêm dịch giả Việt Nam đầu tiên của nền thơ Hung (Tế Hanh, Xuân Diệu, Nguyễn Xuân Sanh, Hoàng Trung Thông, Vũ Tú Nam...), khiến các thi phẩm Hung - dù được chuyển ngữ thông qua một ngoại ngữ thứ ba - đã được Việt hóa ở mức tối đa và trở nên rất thân thuộc, gần với cảm nhận của độc giả Việt.

Tuy nhiên, với thời gian, độc giả Việt Nam có quyền đòi hỏi những bản dịch khác, có hệ thống và đầy đủ hơn, chuẩn xác hơn, giữ được hơi thở, mạch thơ và nắm bắt được "hồn" thơ hơn, từ nguyên bản tiếng Hung. Trước đây, nhiều thế hệ du học sinh Việt Nam tại Hung dã làm công việc đó, với những cái tên quen biết như Trương Đăng Dung, Vũ Ngọc Cân...

Tiếp tới, chúng ta có Nguyễn Thụ, người đã chuyển tải một số lượng lớn thơ József Attila một cách hệ thống, chi tiết, có chọn lọc. Gần đây nhất, với sự phát triển của mạng Internet, khả năng trao đổi, giao lưu văn nghệ được đẩy mạnh, xuất hiện một số bản dịch thơ József Attila từ các cây bút đã hoặc đang có hệ lụy với nước Hung, như Phan Hồng, A.K., Hoàng Sơn... và cặp Thanh Sơn & Xuân Huê, mà NCTG cũng từng có dịp giới thiệu.

Trong dịp này, NCTG xin đăng tải một số bản dịch thơ József Attila của Thanh Sơn & Xuân Huê, kèm bản gốc để độc giả có thể tham khảo và kiểm chứng. (H.Linh)

MẸ
 
Cả tuần nhớ mẹ, mẹ ơi!
Nhớ người lầm lũi cả đời đắng cay
Giặt thuê quần áo cho ai
Mà mang kẽo kẹt rổ đai nặng nề.
 
Thuở đó con dại ngô nghê
Cứ khóc, cứ nghịch chẳng hề biết chi
Đòi mẹ bỏ hết việc đi
Bế lên sân thượng những khi chơi đùa.
 
Mẹ đi lặng lẽ tay đưa
Giũ, phơi quần áo, chẳng chừa mắt trông
Chẳng mắng mỏ, cứ như không
Áo quần theo gió mênh mông bay vờn.
 
Muộn rồi dù chẳng quấy hờn
Mới hay Người vĩ đại hơn trên đời
Chỉ còn bóng mẹ xa vời
Tóc bay màu thắm cho trời thẳm xanh.
(1934)

MAMA

Már egy hete csak a mamára
gondolok mindíg, meg-megállva.
Nyikorgó kosárral ölében,
ment a padlásra, ment serényen.

Én még őszinte ember voltam,
ordítottam, toporzékoltam.
Hagyja a dagadt ruhát másra.
Engem vigyen föl a padlásra.

Csak ment és teregetett némán,
nem szidott, nem is nézett énrám
s a ruhák fényesen, suhogva,
keringtek, szálltak a magosba.

Nem nyafognék, de most már késő,
most látom, milyen óriás ő -
szürke haja lebben az égen,
kékítőt old az ég vizében.
(1934. október)

*

MẸ  TÔI
 
Sưởi ấm hai tay, ca nước nóng
Chiều tà chủ nhật, bóng mẹ tôi
Mỉm cười, mẹ chẳng hé môi
Nghỉ ngơi trong chút nắng rơi cuối ngày
 
Chiếc nồi nhỏ mới rời tay mẹ
Đựng thức ăn, nhà chủ dành cho
Đem nằm luống nghĩ phân so
Họ ăn chắc cả nồi to hết rồi
 
Mẹ tôi đó mảnh mai, mất sớm
Giống bao người thợ giặt, tuổi cùn
Kiếp nghèo vác nặng, chân run
Là nhiều quần áo khói hun đau đầu
 
Nghề bẩn thỉu sông vùng rừng núi
Mây đùa vui, khây khỏa tâm hồn
Khí trời thay đổi đường thôn
Đàn bà giặt giũ sông khôn nơi này
 
Nhớ lúc mẹ không là được nữa
Tấm thân còm vùi dập cạn hơi
Ngày càng gầy yếu, mẹ ơi!
Hỡi ai vô sản, nghĩ thời ra sao?
 
Giặt giũ nhiều, mẹ còng lưng xuống
Thuở đó, tôi đâu biết rằng Người
Từng mơ áo sạch khoác ngoài
Thoảng anh bưu điện đoái hoài hỏi thăm
(1931)

ANYÁM

A bögrét két kezébe fogta,
úgy estefelé egy vasárnap
csöndesen elmosolyodott
s ült egy kicsit a félhomályban -

Kis lábaskában hazahozta
kegyelmeséktől vacsoráját,
lefeküdtünk és eltünődtem,
hogy ők egész fazékkal esznek -

Anyám volt, apró, korán meghalt,
mert a mosónők korán halnak,
a cipeléstől reszket lábuk
és fejük fáj a vasalástól -

S mert hegyvidéknek ott a szennyes!
Idegnyugtató felhőjáték
a gőz s levegőváltozásul
a mosónőnek ott a padlás -

Látom, megáll a vasalóval.
Törékeny termetét a tőke
megtörte, mindíg keskenyebb lett -
gondoljátok meg, proletárok -

A mosástól kicsit meggörnyedt,
én nem tudtam, hogy ifjú asszony,
álmában tiszta kötényt hordott,
a postás olyankor köszönt néki -
(1931. január 6.)

*

LÀ NGƯỜI LÀM VƯỜN

Làm vườn chăm sóc cỏ cây
Dậy theo nắng sớm, vui lây với trời
Mọi việc cứ kệ cho đời
Chỉ lo cấy ghép hoa rời với nhau
 
Những bông hoa ghép trước sau
Cung một giá trị như nhau thôi mà
Dẫu cho gai góc mọc ra
Hoa vẫn rất thật như là tôi đây
 
Sữa tươi, thuốc tẩu hàng ngày
Sống tâm ngay thẳng, tiếng hay giữ gìn
Dù thất bại không hề nao núng
Trồng cấy mình cho đúng con người
 
Đời luôn cần có hoa tươi
Mặt trời thức, ngủ, luôn cười với hoa
Cho dù trái đất nổ òa
Thì trên mộ đó, hoa xòa cánh che
(1925)

KERTÉSZ LESZEK
 
Kertész leszek, fát nevelek,
kelő nappal én is kelek,
nem törődök semmi mással,
csak a beojtott virággal.

Minden beojtott virágom
kedvesem lesz virágáron,
ha csalán lesz, azt se bánom,
igaz lesz majd a virágom.

Tejet iszok és pipázok,
jóhíremre jól vigyázok,
nem ér engem veszedelem,
magamat is elültetem.

Kell ez nagyon, igen nagyon,
napkeleten, napnyugaton -
ha már elpusztul a világ,
legyen a sírjára virág.
(1925. április)

*

CHO CUỘC SỐNG NGÀY MAI
 
Đời người như máy guồng quay
Giản đơn kiếm ổ bánh xoay qua ngày
Yêu thương chan chứa, lòng ngay
Chịu cam kiếp sống rủi may do trời.
 
Chúng ta lúc nhỏ chơi bời
Lớn khôn ngó cảnh chim trời , bùn nhơ
Trai tài không thể làm ngơ
Để đời vất vưởng sống dơ qua ngày.
 
Hãy dũng cảm với lòng ngay thật
Cùng niềm tin sắt dá không lay
Chúng ta cùng quyết ra tay
Đổi thay cuộc sống ngày nay cho đời.
 
Dù hung bạo, quyết không rời
Đứng lên đạp đổ xích trời, xiềng vua
Ta chiến đấu, không thể thua
Ánh dương bừng sáng, đuổi xua đêm tàn.
(1922)
 
FIATAL ÉLETEK INDULÓJA

Apáink mindig robotoltak,
Hogy lenne enni kevés kenyerünk,
Bús kedvvel, daccal, de dologban voltak,
Az isten se törődött velünk.

De fölnőttünk már valahára,
Kik nem tudjuk, mi az vígan élni,
És mostan vashittel, jó bátorsággal
Sorsunk akarjuk fölcserélni.

Tudjuk, apánkkal gyávák voltunk,
Nem volt jogunk se, csak igazságunk.
Most nincs, ki megállat az élet-úton,
De, ha akad, nyakára hágunk.

Mi vagyunk az Élet fiai,
A küzdelemre fölkent daliák,
Megmozdulunk, hejh, összeroppan akkor
Alattunk ez a régi világ!
(1922. okt.)

Tác giả bài viết: Thanh Sơn & Xuân Huê dịch