THIÊN TAI VÀ NHÂN TAI (Phần 1)
- Thứ sáu - 24/04/2020 12:16
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Tôi sinh ra ở miền Đông Nam Bộ nhiều năm trước Hiệp định Geneva. Như vậy, quãng đầu đời của tôi đã trải qua cuộc chiến dài nhất thế kỷ trên đất nước Việt Nam. Đó là một nhân tai lớn. Còn thiên tai là mưa lũ mỗi năm hầu như chỉ xảy ra ở miền Trung. Miền Nam Việt Nam mưa thuận gió hòa, ít khi nào có biến động về thời tiết hay thổ ngơi. Và biến cố chính trị thì liên miên.
Rồi 30 tháng Tư. Tôi nhập cư và định cư ở Hoa Kỳ từ cuối tháng Tám, 1975. Tính đến nay tôi đã lưu lạc trên quê hương thứ hai này gần 45 năm. Đổi thay nhiều đời Tổng thống, Dân chủ rồi Cộng hòa, Cộng hòa rồi Dân chủ, cũng trải qua nhiều tai ương khốc liệt.
Đất nước càng rộng lớn, tai ương càng nặng nề. Dường như có định số là được chứng kiến những tai ương diễn ra trên đất nước mình đang sống, tôi muốn thử làm một hồi ức thống kê về những nhân tai và thiên tai mà tôi đã từng kinh qua.
New York black out 1977.
Trong cái nóng của mùa hè ở New York, cái nóng mà tôi đã từng viết, người ta chỉ muốn cởi trần truồng và chạy ra ngoài phố la lên, khoảng 9 giờ tối ngày 13 tháng 7, năm 1977, New York đã bị mất điện. Vụ mất điện này kéo dài cho đến tận ngày hôm sau, 14 tháng 7. Thời gian đó tôi đang ở building 747, góc đường 42 và Broadway. Tôi và hai ông bạn Vinh, Hưởng ra ngoài mua thêm beer về. Vừa ra khỏi thang máy thì điện cúp tối om, làm những người vừa bước vào thang máy ngơ ngác lào xào bàn tán rồi quay ra vì cửa thang máy không đóng lại. Bọn tôi lần mò về phòng, vừa đi Vinh vừa phải bật tắt cái bật lửa để soi đường.
Về đến phòng, đã thấy anh Quang ngồi chờ với ba bốn cây nến thắp sáng trên “bàn tiệc” và một cây flashlight trên tay. Bàn tiệc thời sơ khai ấy của chúng tôi thường là những tờ giấy báo trải trên sàn phòng. Chúng tôi tiếp tục ngồi xuống uống beer và nói chuyện. Thời gian trôi qua, căn phòng có vẻ bắt đầu hơi nóng. Anh Quang lật tay nhìn đồng hồ rồi nói, “Mẹ, hơn nửa tiếng rồi mà chưa có điện lại là sao.” Máy lạnh đã dừng hơn nửa tiếng. Vinh đứng dậy nói, “Để tôi ra mở cửa sổ kiếm chút gió.”
Cánh cửa kính vừa được Vinh kéo hé ra, cùng lúc với những âm thanh kỳ lạ từ dưới đường đưa lên. Chúng tôi ở tận tầng 8 mà những âm thanh dưới đường đưa lên nghe thật rõ ràng. Đó là những tiếng đập phá, tiếng kính vỡ, tiếng hò hét tứ tung và nhiều âm thanh khác lạ, có cả tiếng còi xe cứu hỏa hoặc còi xe cảnh sát hụ từ xa. Cả bọn chúng tôi đồng loạt đứng dậy tới bên cửa sổ dòm ngó xuống đường.
Phía dưới bây giờ ngoài màu tối đen thỉnh thoảng còn lóe lên những tia đèn flashlight. Lẻ tẻ trong đám người dưới đường có kẻ có đèn flashlight. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, không biết chuyện gì đang xảy ra. Anh Quang nói, “Hỗn loạn như thế kia là có chuyện bất thường, chắc cảnh sát sắp tới.” Tôi chép miệng nói với mọi người, “Chắc chắn là vì cúp điện quá lâu nên mấy tay bất hảo hùa nhau đập phá các cửa tiệm để kiếm chác.”
Tiếng còi hụ của xe cảnh sát và xe cứu hỏa mỗi lúc một lớn hơn, không phải một xe hai xe mà là nhiều xe, và không phải chỉ ở một khúc đường phố chúng tôi đang tôi ngó xuống mà là ở khắp thành phố. Một cuộc náo loạn khủng khiếp đang mỗi lúc một bùng lên. Anh Quang tuyên bố, “Chương trình uống beer xong ra greenwich village uống cà phê coi như bỏ. Đêm nay tụi mình không thể ra ngoài đường.” Tôi thở nhẹ, “Tất nhiên là vậy.”
Những cơn gió lọt vào phòng thật hiếm hoi. Những âm thanh hỗn tạp thì càng lúc càng nhiều, và càng lúc như càng mãnh liệt hơn. Sáng hôm sau, quá 9 giờ chúng tôi mới có điện trở lại. Và ngày hôm đó, khi chúng tôi xuống phố là đi giữa một New York đổ vỡ hoang tàn, xác xơ và tiều tụy. Tổng kết về cuộc bạo loạn cướp phá được ghi nhận như sau: 1616 cửa tiệm đã bị đập phá và cướp bóc, 1.037 đám cháy, và đã gây ra một vụ bắt bớ lớn nhất trong lịch sử thành phố. 4.500 kẻ bạo loạn đã bị bắt. 500 cảnh sát bị thương.
Tổng số thiệt hại ít nhất là 300 triệu dollars, tương đương với 1.2 tỷ vào năm 2017. Vụ mất điện đã xảy ra trên toàn thành phố và khắp các khu nhưng mỗi khu mất điện vào một giờ khác nhau. Cũng vậy, ngày hôm sau mỗi khu có điện lại cũng vào những giờ khác nhau. Ngoài những tổng kết vừa nêu trên còn có những vụ cưỡng hiếp trong thang máy hoặc rải rác đây đó.
Nguyên do vụ New York black out ngày 13-14 tháng 7, 1977 đến nay vẫn còn là một câu hỏi. Mỗi khu vực trong thành phố New York có từng nguồn cung cấp điện khác nhau. Vậy vụ mất điện này là do technical problem hay là do có bàn tay người can dự, chưa có câu trả lời. Tất nhiên đây không phải thiên tai. Nhưng không biết phải gọi là… cái gì tai đây?
Đất nước càng rộng lớn, tai ương càng nặng nề. Dường như có định số là được chứng kiến những tai ương diễn ra trên đất nước mình đang sống, tôi muốn thử làm một hồi ức thống kê về những nhân tai và thiên tai mà tôi đã từng kinh qua.
New York black out 1977.
Trong cái nóng của mùa hè ở New York, cái nóng mà tôi đã từng viết, người ta chỉ muốn cởi trần truồng và chạy ra ngoài phố la lên, khoảng 9 giờ tối ngày 13 tháng 7, năm 1977, New York đã bị mất điện. Vụ mất điện này kéo dài cho đến tận ngày hôm sau, 14 tháng 7. Thời gian đó tôi đang ở building 747, góc đường 42 và Broadway. Tôi và hai ông bạn Vinh, Hưởng ra ngoài mua thêm beer về. Vừa ra khỏi thang máy thì điện cúp tối om, làm những người vừa bước vào thang máy ngơ ngác lào xào bàn tán rồi quay ra vì cửa thang máy không đóng lại. Bọn tôi lần mò về phòng, vừa đi Vinh vừa phải bật tắt cái bật lửa để soi đường.
Về đến phòng, đã thấy anh Quang ngồi chờ với ba bốn cây nến thắp sáng trên “bàn tiệc” và một cây flashlight trên tay. Bàn tiệc thời sơ khai ấy của chúng tôi thường là những tờ giấy báo trải trên sàn phòng. Chúng tôi tiếp tục ngồi xuống uống beer và nói chuyện. Thời gian trôi qua, căn phòng có vẻ bắt đầu hơi nóng. Anh Quang lật tay nhìn đồng hồ rồi nói, “Mẹ, hơn nửa tiếng rồi mà chưa có điện lại là sao.” Máy lạnh đã dừng hơn nửa tiếng. Vinh đứng dậy nói, “Để tôi ra mở cửa sổ kiếm chút gió.”
Cánh cửa kính vừa được Vinh kéo hé ra, cùng lúc với những âm thanh kỳ lạ từ dưới đường đưa lên. Chúng tôi ở tận tầng 8 mà những âm thanh dưới đường đưa lên nghe thật rõ ràng. Đó là những tiếng đập phá, tiếng kính vỡ, tiếng hò hét tứ tung và nhiều âm thanh khác lạ, có cả tiếng còi xe cứu hỏa hoặc còi xe cảnh sát hụ từ xa. Cả bọn chúng tôi đồng loạt đứng dậy tới bên cửa sổ dòm ngó xuống đường.
Phía dưới bây giờ ngoài màu tối đen thỉnh thoảng còn lóe lên những tia đèn flashlight. Lẻ tẻ trong đám người dưới đường có kẻ có đèn flashlight. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, không biết chuyện gì đang xảy ra. Anh Quang nói, “Hỗn loạn như thế kia là có chuyện bất thường, chắc cảnh sát sắp tới.” Tôi chép miệng nói với mọi người, “Chắc chắn là vì cúp điện quá lâu nên mấy tay bất hảo hùa nhau đập phá các cửa tiệm để kiếm chác.”
Tiếng còi hụ của xe cảnh sát và xe cứu hỏa mỗi lúc một lớn hơn, không phải một xe hai xe mà là nhiều xe, và không phải chỉ ở một khúc đường phố chúng tôi đang tôi ngó xuống mà là ở khắp thành phố. Một cuộc náo loạn khủng khiếp đang mỗi lúc một bùng lên. Anh Quang tuyên bố, “Chương trình uống beer xong ra greenwich village uống cà phê coi như bỏ. Đêm nay tụi mình không thể ra ngoài đường.” Tôi thở nhẹ, “Tất nhiên là vậy.”
Những cơn gió lọt vào phòng thật hiếm hoi. Những âm thanh hỗn tạp thì càng lúc càng nhiều, và càng lúc như càng mãnh liệt hơn. Sáng hôm sau, quá 9 giờ chúng tôi mới có điện trở lại. Và ngày hôm đó, khi chúng tôi xuống phố là đi giữa một New York đổ vỡ hoang tàn, xác xơ và tiều tụy. Tổng kết về cuộc bạo loạn cướp phá được ghi nhận như sau: 1616 cửa tiệm đã bị đập phá và cướp bóc, 1.037 đám cháy, và đã gây ra một vụ bắt bớ lớn nhất trong lịch sử thành phố. 4.500 kẻ bạo loạn đã bị bắt. 500 cảnh sát bị thương.
Tổng số thiệt hại ít nhất là 300 triệu dollars, tương đương với 1.2 tỷ vào năm 2017. Vụ mất điện đã xảy ra trên toàn thành phố và khắp các khu nhưng mỗi khu mất điện vào một giờ khác nhau. Cũng vậy, ngày hôm sau mỗi khu có điện lại cũng vào những giờ khác nhau. Ngoài những tổng kết vừa nêu trên còn có những vụ cưỡng hiếp trong thang máy hoặc rải rác đây đó.
Nguyên do vụ New York black out ngày 13-14 tháng 7, 1977 đến nay vẫn còn là một câu hỏi. Mỗi khu vực trong thành phố New York có từng nguồn cung cấp điện khác nhau. Vậy vụ mất điện này là do technical problem hay là do có bàn tay người can dự, chưa có câu trả lời. Tất nhiên đây không phải thiên tai. Nhưng không biết phải gọi là… cái gì tai đây?
Earthquake ở San Francisco, California ngày 17 tháng 10 năm 1989.
Lúc đó tôi đang ngồi làm việc trước máy computer trong tiệm sách Văn Uyển của tôi ở số 496 South, 2nd Street, góc đường William và đường số 2, thành phố San Jose. Bắt đầu là những rung chuyển chấn động, sách trên kệ rơi xuống đất. Rung chuyển chấn động mạnh dần, mạnh dần, rồi những chiếc xe ngoài parking lot tâng lên rớt xuống như những trái banh. Tôi nghe có tiếng kêu la rồi tôi nghe tiếng khóc của con gái tôi ở tầng trên.
Chỗ tôi đang ở là một căn nhà Victoria lớn có rất nhiều phòng. Tôi thuê nguyên tầng trên để gia đình tôi ở, tầng dưới tôi thuê một unit nhỏ để làm quán sách Văn Uyển, cũng là tòa soạn của Tạp chí Văn Uyển. Bên phải quán sách Văn Uyển là phòng mạch của một bác sĩ châm cứu. Áp lưng quán sách là toà soạn Tuần báo Người Việt tự do. Lại còn một cái nhà in tên Gapdi ở dưới basement nữa.
Đã từng ở California nhiều năm, nên từ những rung chuyển đầu tiên tôi đã thầm “báo động.” Khi vừa nghe tiếng cháu Âu Cơ, tên ở nhà là Bông Giấy, đứa con gái chưa đầy 2 tuổi của mình khóc trên lầu, tôi vội vàng đóng cửa tiệm sách và phóng lên. Tôi vừa ôm cháu vào ngực dỗ dành vừa đưa mắt nhìn lên màn hình chiếc Tivi đang mở, tôi thấy cảnh cầu Oakland, chiếc cầu dài nhất bắc ngang vịnh San Francisco đang gãy đổ và từng chiếc từng chiếc xe ôtô đang chạy trên cầu lần lượt rơi tòm xuống biển.
Con gái tôi đã nín khóc, nhưng nó có vẻ mệt và vùi mặt vào ngực tôi ngủ. Từ lúc đó cho đến suốt cả đêm tôi đã ôm cháu như thế, vẫn mang giày và ôm con gái đang nằm ngủ úp mặt vào ngực mình để ngủ qua đêm, đề phòng những dư chấn động đất có thể xảy ra để sẵn sàng ứng phó. Động đất ở San Francisco nhưng San Jose cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhiều building to cao đã bị nứt.
Vụ động đất ở San Francisco lúc đó được ghi nhận là 6.9 độ richter, làm 67 người thiệt mạng, và thiệt hại lên tới 5 tỷ dollars. Căn nhà ở góc đường South Second và William không còn nữa. Năm 1997 tôi rời khỏi San Jose, rời khỏi California. Mấy chục năm sau trở lại San Jose, tôi thấy căn nhà đã bị cháy từ bao giờ.
Khủng bố 9/11/2001.
Tôi về ở Virginia đã mấy năm và đã làm tờ Lẽ Phải được gần 1 năm. Sáng hôm ấy tôi có việc ra Union Station ở đường Massachussette tức đường số 1 Washington D.C. Union Station Capital rất gần Toà Bạch Ốc. Lúc tôi quay về lấy đường 14 để bắt vào 395 South, trở lại Virginia, sắp chui ra 395 South, chỉ còn vài giây nữa, thì tôi bỗng nhiên nghe một tiếng va chạm khủng khiếp, tiếng va chạm của trời sập xuống đất, tiếng va chạm của hai hành tinh đập vào nhau. Tôi thấy khói và lửa bốc lên.
Từ trong xe trên highway, tôi ngó xuống thung lũng phía bên tay phải, Pentagon nằm ở đó. Khói và lửa bốc lên nghi ngút từ Pentagon. Pentagon huyền thoại bây giờ nhìn thật kỳ cục. Một chiếc Boeing 747 đâm xéo vào đó, 1/3 chiếc Boeing phía đuôi vẫn còn ló ra ngoài. Tiếng còi hú báo động, bóng người chạy lố nhố. Mấy chiếc xe cảnh sát trờ tới, có tiếng loa cảnh sát bảo mọi người phải tiếp tục đi, không được dừng xe bên đường ngắm ngó gì hết.
Tôi về đến khu Eden của Virginia và vào quán Xe lửa của Toàn Bò. Eden là trung tâm của người Việt vùng Virginia, Washington D.C và Maryland, và quán phở Xe lửa của Toàn Bò là nơi tụ hội của anh em làm báo hay những người có dính dáng tới giới văn nghệ. Tại trụ sở thông tấn Toàn Bò, tôi dần dà biết được nhiều thông tin nhưng có thể tóm gọn đây là một kế hoạch khủng bố kinh hoàng, đồng loạt và đồng thời nhắm vào nước Mỹ.
Chẳng bao lâu sau đó, mọi thông tin cũng đã được gắn kết đầy đủ. Có tất cả 4 chiếc phi cơ chở hành khách bị bọn không tặc cưỡng chiếm, một chiếc phải đâm vào Pentagon như tôi vừa kể phía trên, hai chiếc phải đâm vào Twin Tower, tức là Trading Buildings ở New York, chiếc thứ tư, cuối cùng, phải đâm vào Tòa Bạch Ốc. Nhưng phi hành đoàn và hành khách trên chuyến phi cơ đã thống nhất cùng nhau một lòng chống lại bọn khủng bố, do đó, chiếc phi cơ này đã đâm xuống một đám ruộng ở Pitsburg, Pennsylvania.
Và tất nhiên, phi hành đoàn, hành khách và cả bọn khủng bố đều tan xác. Bọn khủng bố al-Qaeda đã thừa nhận chúng là thủ phạm. (Xin mở một dấu ngoặc ở đây, tôi hết sức ngưỡng mộ và đồng tình với quyết định này của phi hành đoàn và hành khách trên chuyến phi cơ đáng lẽ phải đâm vào Tòa Bạch Ốc. Chống lại lệnh của bọn khủng bố tất nhiên là phải chết, nhưng làm theo lệnh của bọn chúng thì cũng chết. Vấn đề là sự chọn lựa cái chết. Thà chết, nhưng không để bọn khủng bố đạt được mục đích. Thà chết, như những người anh hùng, chứ không nên chết như những con cừu).
Tôi kính trọng phi hành đoàn và những hành khách trên chuyến phi cơ này như những người hùng. Tất nhiên, phi hành đoàn và những hành khách trên các chuyến bay đã đâm vào Pentagon và Twin Tower, tôi cũng đều tiếc thương họ. Tổng kết những thiệt hại của vụ 9/11 được ghi nhận như sau, 2.977 người thiệt mạng, 25 ngàn người bị thương, ít nhất là 10 tỷ dollars do thiệt hại những hạ tầng cơ sở và tài sản. Chưa kể, sau đó có rất nhiều người bị bệnh hô hấp và ung thư do hít phải khói bụi.
Xem Phần 2 của bài viết.