TẠM BIỆT GIỌNG CA “THUYỀN VÀ BIỂN”
- Thứ hai - 19/12/2016 00:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Cuộc đời của Quang Lý nhẹ trôi giữa thị trường âm nhạc đầy thị phi, êm đềm đến mức mọi người đều lắng nghe tiếng hát của anh nhưng rất ít người viết về anh cho đến khi… tim anh ngừng đập”.
Nếu phải thần tượng một giọng ca kết hợp hài hòa giữa dòng nhạc “cách mạng” và nhạc trữ tình, có lẽ không chỉ riêng tôi mà nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến Quang Lý - nghệ sĩ được mệnh danh “Tâm hồn hát”.
Tuy được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, nhưng khán giả thường hay nhắc đến Quang Lý một cách đơn thuần là “nghệ sĩ”. Những gì rườm rà mang tính áp đặt danh xưng theo kiểu NSƯT chưa bao giờ thích hợp với anh. Một cách tự nhiên, người ta càng không gọi anh là “ca sĩ” như một ranh giới đầy vinh dự dành cho “Tâm hồn hát”.
Trong tim khán giả, Quang Lý là “nghệ sĩ” thực thụ và đáng mến.
Nghe Quang Lý hát… lạ lắm! Chân chất tình đồng bào của những năm nào trong quá khứ dù anh có biểu diễn ở thế kỷ 21 chăng nữa, như đang được ngồi trên chuyến tàu vượt trăm cánh đồng về quê ngoại, đến thẳng miền ký ức.
Mộc mạc thế là thế, nhưng tiếng hát Quang Lý cũng điêu luyện đến mức chẳng ai biết nó điêu luyện thế nào, và đương nhiên là chẳng thể bắt chước. Tôi thích nhất nhận xét của nhạc sĩ Trần Tiến về tiếng hát Quang Lý: “Giọng Lý cất lên như sương bay, hình như Lý không hát, anh chỉ hé môi cho sương khói bay ra như những cánh nhạc bay”.
Quang Lý là nghệ sĩ hiếm hoi mà bài nào anh hát cũng hay, cũng hầu như không có đối thủ. Đơn giản thôi, đã là “Tâm hồn hát” không vướng bận cát bụi cuộc đời thì thể hiện bài nào mà không “siêu”.
Quang Lý định hình tên tuổi ở dòng nhạc trữ tình “cách mạng”. Mấy đứa sinh viên chúng tôi ngày đó mỗi khi thi thường có hai lựa chọn: hát nhạc “cách mạng” hoặc nhạc trữ tình (suy cho cùng cũng có hơi hướng “cách mạng”). Hiếm đứa nào chọn nhạc trẻ vì như vậy là tự trừ bớt điểm vì thầy cô không thích.
Nghe lại những băng đĩa thu tiếng hát Quang Lý là cách giải quyết mau lẹ của rất nhiều sinh viên, để học tập, để biết cách lấy hơi nhả chữ, và từ đó nhận ra chẳng đứa nào chạm nổi đến lối hát đơn chất mà độc nhất ấy, dù có là nam hay nữ.
Nhạc “cách mạng” qua tiếng hát Quang Lý làm quên hết đau thương, vỗ về thể xác trên từng thớ thịt, hoàn toàn khác với cách tiếp cận mà những ca sĩ cùng thời và những nghệ sĩ tiền bối của anh thể hiện, nghe toàn thấy... máu lửa.
Đỉnh cao của Quang Lý phải là những ca khúc trữ tình lãng mạn, anh sinh ra là để thể hiện những bản trữ tình nổi tiếng của nhạc Việt. Nhạc sĩ mà tiếng hát Quang Lý có duyên nhất phải kể đến Trần Tiến, nhiều sáng tác “đỉnh” của Trần Tiến, như “Sao em nỡ vội lấy chồng”, “Giấc mơ Chapi”, “Tóc gió thôi bay”, “Tạm biệt chim én”… qua giọng ca của Quang Lý đã trở thành chuẩn mực cho nhiều thế hệ ca sĩ trẻ.
Ngoài những sáng tác của Trần Tiến, dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp biểu diễn của Quang Lý là khi anh trình diễn những ca khúc của cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Vẫn như thường lệ, bài nào của Phan Huỳnh Điểu mà Quang Lý đã hát thì khó ai bì.
Tuyệt mỹ nhất trong những ca khúc mà Quang Lý trình bày phải kể đến bản nhạc bất hủ “Thuyền và biển”. Ca khúc trên đã gắn với giọng ca Quang Lý qua nhiều thập kỷ, Quang Lý hát vang vọng tinh tế từng từ, kết nối cô đọng từng câu chữ thắt chặt con tim người nghe, không thể hoàn mỹ hơn.
Lại kể về “Thuyền và biển”, sự kết hợp đầy thi vị và tạo rất nhiều cảm hứng trong nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam. Phải cần đến ba nhân tố tài năng trong ba lĩnh vực: nhà thơ của biển Xuân Quỳnh, nhạc sĩ yêu đời Phan Huỳnh Điểu, và giọng ca vàng Quang Lý, người đời mới được thưởng thức tuyệt phẩm như vậy.
Năm ngoái đây thôi, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã ra đi, hơn một năm sau, tiếng hát gắn liền với ca khúc nổi tiếng nhất của ông cũng trở về với biển. Ngày nào Xuân Quỳnh viết bài thơ “Thuyền và biển” dạt dào tình yêu đôi lứa, hôm nay nó cũng ứng nghiệm như một lời nguyền giữa hai mối tơ duyên trong âm nhạc.
Nghệ sĩ Quang Lý cũng từng thử thách bản thân trong sáng tác qua album Cung trầm phát hành năm 2009, đáng tiếc nó không đem đến thành công như mong đợi. Một cách công bằng, những ca khúc mà Quang Lý sáng tác trong album đều đạt mức chấp nhập được, tuy nhiên Quang Lý không ghi dấu ấn là bởi anh đã quá thành công khi trình diễn ca khúc của các nhạc sĩ khác, mà những ca khúc ấy hầu hết là những bài hay, rất khó để bản thân anh có thể vượt qua những cột mốc ấy.
Và khó lắm nếu muốn tìm ra một nghệ sĩ không hề có va chạm trên con đường nghệ thuật như Quang Lý. Cuộc đời nghệ thuật của nghệ sĩ Quang Lý nhẹ trôi giữa thị trường âm nhạc đầy thị phi, êm đềm đến mức mọi người đều lắng nghe tiếng hát của anh nhưng rất ít người viết về anh cho đến khi… tim anh ngừng đập.
Người tốt thường ra đi sớm, Quang Lý căng buồm ra khơi như Thuyền về với Biển, đâu đây còn vẳng bên tai tiếng hát của anh:
Tuy được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, nhưng khán giả thường hay nhắc đến Quang Lý một cách đơn thuần là “nghệ sĩ”. Những gì rườm rà mang tính áp đặt danh xưng theo kiểu NSƯT chưa bao giờ thích hợp với anh. Một cách tự nhiên, người ta càng không gọi anh là “ca sĩ” như một ranh giới đầy vinh dự dành cho “Tâm hồn hát”.
Trong tim khán giả, Quang Lý là “nghệ sĩ” thực thụ và đáng mến.
Nghe Quang Lý hát… lạ lắm! Chân chất tình đồng bào của những năm nào trong quá khứ dù anh có biểu diễn ở thế kỷ 21 chăng nữa, như đang được ngồi trên chuyến tàu vượt trăm cánh đồng về quê ngoại, đến thẳng miền ký ức.
Mộc mạc thế là thế, nhưng tiếng hát Quang Lý cũng điêu luyện đến mức chẳng ai biết nó điêu luyện thế nào, và đương nhiên là chẳng thể bắt chước. Tôi thích nhất nhận xét của nhạc sĩ Trần Tiến về tiếng hát Quang Lý: “Giọng Lý cất lên như sương bay, hình như Lý không hát, anh chỉ hé môi cho sương khói bay ra như những cánh nhạc bay”.
Quang Lý là nghệ sĩ hiếm hoi mà bài nào anh hát cũng hay, cũng hầu như không có đối thủ. Đơn giản thôi, đã là “Tâm hồn hát” không vướng bận cát bụi cuộc đời thì thể hiện bài nào mà không “siêu”.
Quang Lý định hình tên tuổi ở dòng nhạc trữ tình “cách mạng”. Mấy đứa sinh viên chúng tôi ngày đó mỗi khi thi thường có hai lựa chọn: hát nhạc “cách mạng” hoặc nhạc trữ tình (suy cho cùng cũng có hơi hướng “cách mạng”). Hiếm đứa nào chọn nhạc trẻ vì như vậy là tự trừ bớt điểm vì thầy cô không thích.
Nghe lại những băng đĩa thu tiếng hát Quang Lý là cách giải quyết mau lẹ của rất nhiều sinh viên, để học tập, để biết cách lấy hơi nhả chữ, và từ đó nhận ra chẳng đứa nào chạm nổi đến lối hát đơn chất mà độc nhất ấy, dù có là nam hay nữ.
Nhạc “cách mạng” qua tiếng hát Quang Lý làm quên hết đau thương, vỗ về thể xác trên từng thớ thịt, hoàn toàn khác với cách tiếp cận mà những ca sĩ cùng thời và những nghệ sĩ tiền bối của anh thể hiện, nghe toàn thấy... máu lửa.
Đỉnh cao của Quang Lý phải là những ca khúc trữ tình lãng mạn, anh sinh ra là để thể hiện những bản trữ tình nổi tiếng của nhạc Việt. Nhạc sĩ mà tiếng hát Quang Lý có duyên nhất phải kể đến Trần Tiến, nhiều sáng tác “đỉnh” của Trần Tiến, như “Sao em nỡ vội lấy chồng”, “Giấc mơ Chapi”, “Tóc gió thôi bay”, “Tạm biệt chim én”… qua giọng ca của Quang Lý đã trở thành chuẩn mực cho nhiều thế hệ ca sĩ trẻ.
Ngoài những sáng tác của Trần Tiến, dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp biểu diễn của Quang Lý là khi anh trình diễn những ca khúc của cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Vẫn như thường lệ, bài nào của Phan Huỳnh Điểu mà Quang Lý đã hát thì khó ai bì.
Tuyệt mỹ nhất trong những ca khúc mà Quang Lý trình bày phải kể đến bản nhạc bất hủ “Thuyền và biển”. Ca khúc trên đã gắn với giọng ca Quang Lý qua nhiều thập kỷ, Quang Lý hát vang vọng tinh tế từng từ, kết nối cô đọng từng câu chữ thắt chặt con tim người nghe, không thể hoàn mỹ hơn.
Lại kể về “Thuyền và biển”, sự kết hợp đầy thi vị và tạo rất nhiều cảm hứng trong nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam. Phải cần đến ba nhân tố tài năng trong ba lĩnh vực: nhà thơ của biển Xuân Quỳnh, nhạc sĩ yêu đời Phan Huỳnh Điểu, và giọng ca vàng Quang Lý, người đời mới được thưởng thức tuyệt phẩm như vậy.
Năm ngoái đây thôi, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã ra đi, hơn một năm sau, tiếng hát gắn liền với ca khúc nổi tiếng nhất của ông cũng trở về với biển. Ngày nào Xuân Quỳnh viết bài thơ “Thuyền và biển” dạt dào tình yêu đôi lứa, hôm nay nó cũng ứng nghiệm như một lời nguyền giữa hai mối tơ duyên trong âm nhạc.
Nghệ sĩ Quang Lý cũng từng thử thách bản thân trong sáng tác qua album Cung trầm phát hành năm 2009, đáng tiếc nó không đem đến thành công như mong đợi. Một cách công bằng, những ca khúc mà Quang Lý sáng tác trong album đều đạt mức chấp nhập được, tuy nhiên Quang Lý không ghi dấu ấn là bởi anh đã quá thành công khi trình diễn ca khúc của các nhạc sĩ khác, mà những ca khúc ấy hầu hết là những bài hay, rất khó để bản thân anh có thể vượt qua những cột mốc ấy.
Và khó lắm nếu muốn tìm ra một nghệ sĩ không hề có va chạm trên con đường nghệ thuật như Quang Lý. Cuộc đời nghệ thuật của nghệ sĩ Quang Lý nhẹ trôi giữa thị trường âm nhạc đầy thị phi, êm đềm đến mức mọi người đều lắng nghe tiếng hát của anh nhưng rất ít người viết về anh cho đến khi… tim anh ngừng đập.
Người tốt thường ra đi sớm, Quang Lý căng buồm ra khơi như Thuyền về với Biển, đâu đây còn vẳng bên tai tiếng hát của anh:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu…
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu…