RA MẮT ĐẠI TỪ ĐIỂN HUNG - VIỆT, VIỆT - HUNG TẠI BUDAPEST
- Thứ ba - 23/06/2015 14:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lần đầu tiên, một bộ đại từ điển Việt - Hung, Hung - Việt đã được biên soạn và giới thiệu ra mắt tại Budapest, Hungary. Tác giả của từ điển, ông Trần Đình Kiêm, từng là một cựu du học sinh, cán bộ ngoại giao, nhà báo... tại Hungary.
Diễn ra trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hungary, sự kiện này được tổ chức tại Trung Tâm Thăng Long của người Việt tại Budapest vào tối 19/6 vừa qua, với sự tham dự của nhiều vị khách Việt - Hung, trong đó có nhiều cựu lãnh đạo ngoại giao, báo chí Hungary.
Phát biểu trong buổi ra mắt đại từ điển, Tham tán ĐSQ Việt Nam tại Hungary Nguyễn Viết Khuê cùng các thân hữu Hung - Việt của tác giả Trần Đình Kiêm đã đánh giá rất cao nỗ lực của ông, coi việc biên soạn hết sức công phu và tự in ấn hai bộ từ điển là một nỗ lực lớn, hiếm có của một cá nhân.
Không chỉ hết sức hữu ích đối với cộng đồng Việt Nam tại Hungary, mà, như nhận định của Đại sứ Nguyễn Thanh Tuấn, hai tập đại từ điển này càng có ý nghĩa khi Hungary đang thực hiện chính sách “Hướng Đông”, và quan hệ hợp tác Việt - Hung ngày càng mở rộng và phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Chia sẻ động lực thúc đẩy tác giả thực hiện công trình lớn này ở tuổi 69, ông Trần Đình Kiêm cho hay, ông làm việc này xuất phát từ sự đam mê và tình yêu đối với đất nước, con người và ngôn ngữ Hungary, mảnh đất mà ông đã gắn bó suốt cuộc đời kể từ những năm tháng sinh viên giữa thập niên 60.
Phát biểu trong buổi ra mắt đại từ điển, Tham tán ĐSQ Việt Nam tại Hungary Nguyễn Viết Khuê cùng các thân hữu Hung - Việt của tác giả Trần Đình Kiêm đã đánh giá rất cao nỗ lực của ông, coi việc biên soạn hết sức công phu và tự in ấn hai bộ từ điển là một nỗ lực lớn, hiếm có của một cá nhân.
Không chỉ hết sức hữu ích đối với cộng đồng Việt Nam tại Hungary, mà, như nhận định của Đại sứ Nguyễn Thanh Tuấn, hai tập đại từ điển này càng có ý nghĩa khi Hungary đang thực hiện chính sách “Hướng Đông”, và quan hệ hợp tác Việt - Hung ngày càng mở rộng và phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Chia sẻ động lực thúc đẩy tác giả thực hiện công trình lớn này ở tuổi 69, ông Trần Đình Kiêm cho hay, ông làm việc này xuất phát từ sự đam mê và tình yêu đối với đất nước, con người và ngôn ngữ Hungary, mảnh đất mà ông đã gắn bó suốt cuộc đời kể từ những năm tháng sinh viên giữa thập niên 60.
Lịch sử từ điển Hung - Việt khởi đầu với cuốn “Tự điển Hung - Việt” (2 tập) do tập thể sinh viên Việt Nam tại Hungary biên soạn và được NXB Viện Hàn lâm ấn hành đầu thập niên 70. Đây từng là bộ sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ DHS, NCS, cán bộ Việt Nam học tập tại Hung.
Tuy nhiên, với thời gian, công trình đã tỏ ra có một số khiếm khuyết, đòi hỏi một ấn bản mới hơn, được cập nhật hơn, phục vụ được tốt hơn cộng đồng Việt Nam tại Hungary hình thành từ cuối những năm 90. Bên cạnh đó, “cặp đôi” của nó là “Tự điển Việt - Hung” thì chưa bao giờ được soạn thảo.
Để đáp ứng nhu cầu đó và với mong muốn đóng góp vào việc tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, ông Trần Đình Kiêm đã biên soạn, và cho ấn hành tại Hungary và Việt Nam vào các năm 2000 và 2002 các bộ từ điển Hung - Việt và Việt - Hung (lần đầu tiên) với nguồn kinh phí cá nhân.
Bộ từ điển cỡ trung đó đã được cộng đồng Việt tại Hung sử dụng cho dù do khó khăn về tài chính, số lượng in ấn phát hành còn khiêm tốn và không được chính thức bán ra thị trường sách. Ngoài ra, bộ sách còn có nhiều lỗi về in ấn, lượng từ mục còn ít, chưa đầy đủ và chưa hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, với thời gian, công trình đã tỏ ra có một số khiếm khuyết, đòi hỏi một ấn bản mới hơn, được cập nhật hơn, phục vụ được tốt hơn cộng đồng Việt Nam tại Hungary hình thành từ cuối những năm 90. Bên cạnh đó, “cặp đôi” của nó là “Tự điển Việt - Hung” thì chưa bao giờ được soạn thảo.
Để đáp ứng nhu cầu đó và với mong muốn đóng góp vào việc tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, ông Trần Đình Kiêm đã biên soạn, và cho ấn hành tại Hungary và Việt Nam vào các năm 2000 và 2002 các bộ từ điển Hung - Việt và Việt - Hung (lần đầu tiên) với nguồn kinh phí cá nhân.
Bộ từ điển cỡ trung đó đã được cộng đồng Việt tại Hung sử dụng cho dù do khó khăn về tài chính, số lượng in ấn phát hành còn khiêm tốn và không được chính thức bán ra thị trường sách. Ngoài ra, bộ sách còn có nhiều lỗi về in ấn, lượng từ mục còn ít, chưa đầy đủ và chưa hoàn chỉnh.
Thực tế đó đã khiến ông Trần Đình Kiêm, từ 10 năm nay, âm thầm chỉnh lý, mở rộng và nâng cấp những gì đã làm, để cho ra mắt hai cuốn đại từ điển nghiêm túc, phong phú, thỏa mãn một số yêu cầu khoa học với tổng số trang là hơn 3.100 và lượng từ mục và mẫu câu lên tới gần 200 ngàn.
Tại buổi ra mắt, cử tọa cũng đã bày tỏ sự khâm phục với tác giả, đã không ngần ngại tự bỏ tiền in ấn bộ đại từ điển với đồng lương hưu ít ỏi, trong thời đại mà không ít người cho rằng mọi thông tin, kể cả về ngôn ngữ, có thể tìm được và tra cứu một cách dễ dàng và tiện lợi trên mạng Internet.
Tâm sự với người đến dự, ông Trần Đình Kiêm cho biết thêm, ngoài giới sinh viên Việt Nam ngày càng đông đảo trong những năm gần đây tại Hungary, khi soạn từ điển ông còn trăn trở và nghĩ tới thế hệ thứ hai đang có nguy cơ không biết, không thạo tiếng Việt và quên dần bản sắc dân tộc.
Trần Đình Kiêm tuy không phải là một nhà ngôn ngữ, nhưng đã gắn bó với đất nước và nền văn hóa Hungary từ nửa thế kỷ nay, và được đánh giá là đã làm chủ được tiếng Hung, một ngoại ngữ rất khó. Ông theo học Đại học Kỹ thuật Budapest từ năm 1966 và tốt nghiệp loại ưu tại Khoa Điện tử.
Về nước, trong nhiều năm, ông trở thành phiên dịch của Văn phòng Hãng thông tấn Hungary MTI và nhật báo lớn nhất của Hung “Tự do Nhân dân” (Népszabadság) tại Việt Nam. Về sau, ông còn làm việc trên tư cách một ký giả đại diện cho hai cơ quan trên, khi họ rút về nước cuối thập niên 80.
Trở lại Hungary, thời gian 1995-1998 ông làm việc tại ĐSQ Việt Nam, và bắt đầu ấp ủ ý tưởng biên soạn bộ từ điển làm cầu nối giữa hai ngôn ngữ Hung - Việt. Trước khi cho ra đời các cuốn từ điển, ông cũng là tác giả cuốn “Hội thoại Hung - Việt” đầu tiên, do NXB Scholastica ấn hành năm 1998.
Hiện tại, tác giả Trần Đình Kiêm sinh sống cùng gia đình tại Budapest, Hungary, và có nhiều hoạt động góp phần vào sự lớn mạnh của cộng đồng, cũng như quan hệ ngoại giao, văn hóa Việt Nam - Hungary, với bề dày kiến thức, hiểu biết về nền văn hóa và ngôn ngữ hai nước.
Một số hình ảnh tại buổi ra mắt bộ đại từ điển:
Tại buổi ra mắt, cử tọa cũng đã bày tỏ sự khâm phục với tác giả, đã không ngần ngại tự bỏ tiền in ấn bộ đại từ điển với đồng lương hưu ít ỏi, trong thời đại mà không ít người cho rằng mọi thông tin, kể cả về ngôn ngữ, có thể tìm được và tra cứu một cách dễ dàng và tiện lợi trên mạng Internet.
Tâm sự với người đến dự, ông Trần Đình Kiêm cho biết thêm, ngoài giới sinh viên Việt Nam ngày càng đông đảo trong những năm gần đây tại Hungary, khi soạn từ điển ông còn trăn trở và nghĩ tới thế hệ thứ hai đang có nguy cơ không biết, không thạo tiếng Việt và quên dần bản sắc dân tộc.
Trần Đình Kiêm tuy không phải là một nhà ngôn ngữ, nhưng đã gắn bó với đất nước và nền văn hóa Hungary từ nửa thế kỷ nay, và được đánh giá là đã làm chủ được tiếng Hung, một ngoại ngữ rất khó. Ông theo học Đại học Kỹ thuật Budapest từ năm 1966 và tốt nghiệp loại ưu tại Khoa Điện tử.
Về nước, trong nhiều năm, ông trở thành phiên dịch của Văn phòng Hãng thông tấn Hungary MTI và nhật báo lớn nhất của Hung “Tự do Nhân dân” (Népszabadság) tại Việt Nam. Về sau, ông còn làm việc trên tư cách một ký giả đại diện cho hai cơ quan trên, khi họ rút về nước cuối thập niên 80.
Trở lại Hungary, thời gian 1995-1998 ông làm việc tại ĐSQ Việt Nam, và bắt đầu ấp ủ ý tưởng biên soạn bộ từ điển làm cầu nối giữa hai ngôn ngữ Hung - Việt. Trước khi cho ra đời các cuốn từ điển, ông cũng là tác giả cuốn “Hội thoại Hung - Việt” đầu tiên, do NXB Scholastica ấn hành năm 1998.
Hiện tại, tác giả Trần Đình Kiêm sinh sống cùng gia đình tại Budapest, Hungary, và có nhiều hoạt động góp phần vào sự lớn mạnh của cộng đồng, cũng như quan hệ ngoại giao, văn hóa Việt Nam - Hungary, với bề dày kiến thức, hiểu biết về nền văn hóa và ngôn ngữ hai nước.
Một số hình ảnh tại buổi ra mắt bộ đại từ điển:
(*) Bản tin đã đăng trên báo điện tử “VietnamPlus” của TTXVN.