PHỐ NỘM BÒ KHÔ
- Thứ tư - 06/02/2019 02:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Đấy có lẽ là con phố ngắn nhất Hà Nội cũng nên - Phố Hồ Hoàn Kiếm, cắt ngang từ phố Cầu Gỗ ra giáp với Đinh Tiên Hoàng nhìn ra Hồ Gươm. Nhưng ít người nhớ đến cái tên vừa đẹp vừa lạ này mà người ta thường gọi là phố nộm bò khô.
Chẳng biết món này có bán từ bao giờ chỉ biết ngày xưa còn bé tí mình đã thấy có hàng nộm thịt bò khô ở đây. Ngày xửa ngày xưa chưa có nhiều hàng như bây giờ mà chỉ có hai ông Tàu mặc quần áo nâu đứng bán. Hình như hai ông này có họ hàng với nhau vì thấy họ không bao giờ cãi cọ hay tranh khách của nhau. Khi nào vắng khách hai ông Tàu lại lấy cái kéo cắt lách cách, lách cách rất vui tai. Bán nộm thịt bò không tốn nhiều diện tích. Môt cái quầy con con một ngăn có đu đủ bào, một bên để các loại thơm: mùi, thơm, kinh giới của làng Láng, một ngăn để thịt bò khô đủ các loại: nạm, gầu, gân, gan... một hộp lạc rang giã dập, một chai dấm pha sẵn, một chai mắm, một chai dấm nguyên chất và không thể thiếu một lọ tương ớt xay đặc biệt màu đỏ tươi.
Nộm bò khô là món ăn vặt nên thường là lúc không no không đói, rảnh rỗi người ta mới đi ăn. Không ai ăn để lấy no cả nên ít ai ăn vào sáng sớm, thường ăn vào tầm chiều cho đến tối. Đủ đủ trắng xanh kèm theo mấy sợi cà rốt nạo, mấy miệng nạm nâu sẫm, mấy miếng gân vàng trong vắt, ít gan bò khô màu nâu sậm, ít miếng bò dát mỏng rán giòn màu đỏ tươi vì được ngâm tẩm với hoa hiên. Cái kéo lách cách như múa, từng miếng thịt, miếng gan,miếng gân rơi nhẹ xuống đĩa đu đủ trắng muốt. Trên cùng là ít rau thơm xanh mướt cắt nhỏ cùng với lạc rang giã dập vàng ươm. Bức tranh màu sắc phải thực sự hoàn chỉnh khi có thêm thìa tương ớt nữa thì mới sành điệu. Sau cùng nước nộm sẽ được múc dội ngập đĩa nộm.
Nhẩn nha, lặng lẽ, vừa ăn vừa ngắm một góc phố cổ, ngắm người qua lại. Ăn miếng nạm khô mềm ngọt, miếng gân lựt xựt, miếng gan bùi bùi, miếng thịt rán giòn ngọt thơm, lạc rang beo béo, đu đủ giòn tan, húp tý nước nộm chua ngọt cay sè trong một buổi chiều mùng 3, mùng 4 Tết nắng vàng tung tẩy, sau những bữa tiệc tùng ê hề bánh chứng, giò, gà thì quả thật toẹt vời ông mặt trời.
Nộm bò khô là món ăn vặt nên thường là lúc không no không đói, rảnh rỗi người ta mới đi ăn. Không ai ăn để lấy no cả nên ít ai ăn vào sáng sớm, thường ăn vào tầm chiều cho đến tối. Đủ đủ trắng xanh kèm theo mấy sợi cà rốt nạo, mấy miệng nạm nâu sẫm, mấy miếng gân vàng trong vắt, ít gan bò khô màu nâu sậm, ít miếng bò dát mỏng rán giòn màu đỏ tươi vì được ngâm tẩm với hoa hiên. Cái kéo lách cách như múa, từng miếng thịt, miếng gan,miếng gân rơi nhẹ xuống đĩa đu đủ trắng muốt. Trên cùng là ít rau thơm xanh mướt cắt nhỏ cùng với lạc rang giã dập vàng ươm. Bức tranh màu sắc phải thực sự hoàn chỉnh khi có thêm thìa tương ớt nữa thì mới sành điệu. Sau cùng nước nộm sẽ được múc dội ngập đĩa nộm.
Nhẩn nha, lặng lẽ, vừa ăn vừa ngắm một góc phố cổ, ngắm người qua lại. Ăn miếng nạm khô mềm ngọt, miếng gân lựt xựt, miếng gan bùi bùi, miếng thịt rán giòn ngọt thơm, lạc rang beo béo, đu đủ giòn tan, húp tý nước nộm chua ngọt cay sè trong một buổi chiều mùng 3, mùng 4 Tết nắng vàng tung tẩy, sau những bữa tiệc tùng ê hề bánh chứng, giò, gà thì quả thật toẹt vời ông mặt trời.
Tuổi thơ của mình gắn với Hiệu sách Bờ Hồ, rạp chiếu bóng Hòa Bình nay là Nhà hát múa rối Thăng Long, hồ Gươm và cả hàng thịt bò khô nữa. Có những lần đi học về, nhà hết thức ăn mẹ lại cho mấy hào mang cái bát sang đường mua nộm thịt bò khô. Nói với ông Tàu xin thêm nhiều nước nộm rồi về trộn vào cơm nguội, vừa ăn vừa xuýt xoa chảy nước mắt vì tương ớt cay quá.
Trưa nay, ra Hiệu sách Bà Hoa mua mấy quyển sách rồi tạt qua ngồi nhẩn nha thịt bò khô. Sau đợt năm 79, ông Tàu ngày xưa nghe nói đã trở về cố hương và mất lâu rồi. Những người bán bây giờ cũng có người tự nhận là cháu chắt mấy đời của ông, cũng có người bảo là học mót được nghề. Tuy không cùng một lò nhưng cái cách bầy hàng vẫn giống ngày xưa.
Mình kín đáo ngắm nhìn mọi người trẻ già, trai gái ngồi ăn nộm say mê.
Nộm vẫn ngon nhưng tự dưng lại thấy thoáng buồn. Phố xá ồn ào quá nên không nghe rõ tiếng kéo lách cách vui tai của người bán hàng hay đường kéo bây giờ không còn diệu nghệ như ông Tàu ngày xưa nữa - tiếng kéo gọi tâm hồn ăn uống làm bọn mình cứ nghe thấy là đã ứa hết nước miếng...