Orhan Pamuk: “VỚI TÔI QUÁ KHỨ LÀ NIỀM AN ỦI” (Phần 2)
- Thứ tư - 12/11/2014 21:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Theo một nghĩa nào đó tôi là người phân tâm: dù tôi làm gì, một nửa kia của tôi cũng liên tục quan sát, hoài nghi, có ý kiến về việc tôi làm. Ngay lúc này tôi cũng không hoàn toàn ở đây, một phần bản ngã của tôi vẫn dõi theo tôi từ bên ngoài. Theo một nghĩa nhất định quan hệ của tôi với cái tôi tưởng tượng kia là một sự hành xác”.
Xem Phần 1 của cuộc phỏng vấn.
Minh họa: Internet
“Lâu đài trắng” được xây dựng dựa trên cuộc đối thoại giữa hai chàng trai trẻ, những người - theo tôi - là đặc trưng cho hai mặt của một tính cách. Tại sao ông lại tách tính cách đó thành hai?
Câu chuyện có hai tầng ý nghĩa. Một bên là đề tài dopelganger (ảo hình của một ai đó), vấn đề alter ego (phiên bản). Có thể thấy thủ thuật này trong các tác phẩm của Hoffmann, Edgar Allan Poe, Nabokov và Borges, tôi rất tâm đắc và nghĩ sẽ sử dụng trong tiểu thuyết.
Mặt khác, chúng ta đều biết Istanbul và Thổ Nhĩ Kỳ được chia làm hai phần: một nửa thuộc vế Phương Tây - Châu Âu, nửa kia thuộc về Phương Đông - Châu Á. Đó là một thực tế mà mỗi đứa trẻ đều biết. Ở Thổ Nhĩ Kỳ cái gọi là “những tiểu thuyết Đông - Tây” làm thành một mảng văn học đồ sộ, có thể coi là một thể loại độc lập.
Đại loại một câu chuyện điển hình thế này: Một cô gái sống bên nửa Đông Istanbul, nhưng lại muốn sống trong thế giới Phương Tây, cuối cùng sau nhiều nỗi truân chuyên, cô trở thành gái điếm. Có thể đây không phải là một ví dụ hay, nhưng đúng là có những câu chuyện đạo đức như thế. Tôi muốn châm biếm nhè nhẹ những tiểu thuyết kiểu ấy.
Nhưng sự việc còn một khía cạnh riêng tư nữa, phát sinh từ cá tính tâm lý của tôi. Theo một nghĩa nào đó tôi là người phân tâm (schizophrenia): dù tôi làm gì, một nửa kia của tôi cũng liên tục quan sát, hoài nghi, có ý kiến về việc tôi làm. Ngay lúc này tôi cũng không hoàn toàn ở đây, một phần bản ngã của tôi vẫn dõi theo tôi từ bên ngoài. Theo một nghĩa nhất định quan hệ của tôi với cái tôi tưởng tượng kia là một sự hành xác.
Tôi sử dụng điều này trong khi viết, cái tôi tưởng tượng kia thành hình trong tiểu thuyết. Việc ở một nơi nào đó trong thành phố tồn tại một Orhan khác, đối với tôi là một ác mộng.
Nhưng về cuối cuốn tiểu thuyết hai giác độ đã hòa nhập vào nhau. Có lẽ phần lớn độc giả lúng túng không nhận ra người kể chuyện, và họ đang đọc câu chuyện của ai.
Có thể ông nói đúng. Tôi nhận được nhiều thư của những học sinh viết bài luận về tiểu thuyết này, họ hỏi tôi ở cuối tiểu thuyết anh chàng người Ý hay người Thổ kể chuyện, và họ đã đổi chỗ từ khi nào. Những lúc như thế chính tôi cũng đâm lúng túng: chẳng lẽ tôi đã lừa độc giả của mình? Những khi tâm trạng kém vui, tôi trả lời hơi bất nhã: đây là một trò chơi văn chương, xin tự khám phá lấy.
Đôi khi tôi cũng cảm thấy mình đã làm khó dễ cho người đọc vì không trả lời thẳng những câu hỏi của họ. Nhưng tôi là một tác giả như thế, không thể khác.
Đề tài trung tâm của tiểu thuyết này là câu hỏi “ta là ai?”. Theo tôi tác phẩm muốn nói việc nhận ra bản ngã ngày nay cũng chẳng dễ dàng hơn so với thế kỷ XVII. Ông có thấy vậy không?
Về mặt này, tôi không hiểu biết nhiều về thế kỷ XVII. Nhưng chắc hẳn văn hóa Ottoman khi đó đã mở về phía văn hóa Châu Âu và các nền văn hóa khác. Điều quan trọng là trong vòng hai trăm năm trở lại đây, từ khi những người Ottoman ý thức được rằng văn hóa Phương Tây rất mạnh - cả về quân sự -, thì người Thổ đã quyết định tiếp nhận những thành quả và giá trị của văn minh Phương Tây.
Tuy nhiên quá trình “Tây hóa” kéo theo rất nhiều vấn đề, câu hỏi “ta là ai?” trở thành vấn đề trọng tâm của ý thức về bản sắc. Việc một dân tộc gắn bó với hai nền văn minh, hay không thực sự gắn bó với nền văn minh nào, làm nảy sinh rất nhiều vấn đề. Câu hỏi được đặt ra là: “Chúng ta là người Thổ hay là người Âu? Thực ra chúng ta là ai? Ta thuộc về đâu?”. Bản sắc dân tộc trở nên khó nắm bắt.
Tôi nhận thấy đây không chỉ là bản sắc Thổ Nhĩ Kỳ mà là vấn đề bao quát hơn thế nhiều: vấn đề bản sắc riêng của con người.
Đúng như vậy! Nhưng tôi nghĩ vấn đề bản sắc không trở thành trọng tâm ở các nước mà ảnh hưởng quốc tế ít nhận biết được, những thay đổi văn hóa cơ bản không diễn ra. Ở đâu càng có nhiều dân nhập cư tới đất nước, và những biến đổi văn hóa diễn ra càng sâu sắc, thì vấn đề bản sắc càng quan yếu hơn. Ở những nơi đó, ngay cả chính trị cũng xoay quanh vấn đề bản sắc. Nghĩa là, tất nhiên ở mỗi nơi người ta đọc cuốn sách một cách khác nhau, mỗi người tự tìm ra những vấn đề của riêng mình.
Một chi tiết quan trọng là các nhân vật chính luôn hoài nghi vốn kiến thức của họ, vì thế mà họ tiến bộ dần từng bước. Ông cho rằng việc chúng ta thường xuyên xem xét lại những hiểu biết của chúng ta về thế giới quan trọng đến vậy sao?
Vâng, tôi nghĩ rằng cơ bản là chúng ta phải có khả năng nhìn nhận thế giới bằng con mắt của tuổi trẻ. Vì thế mà có một chất trẻ trung trong cuốn sách. Tuổi thiếu niên thường thích triết học, tâm lý học và phép siêu hình, và rất tàn nhẫn đối với nhau. Hai người đàn ông hành hạ nhau như hai thiếu niên, đúng như khi hai anh em tôi chơi với nhau, chơi cờ hay đọc lexicon.
Theo cách của trẻ con, chúng tôi rất quan tâm tới những gì bí hiểm, siêu hình, và trong khi tranh chấp chúng tôi hành nhau đến nơi đến chốn. Chúng tôi tranh đua nhau, xem ai biết nhiều hơn, ai có cá tính mạnh mẽ hơn. Mạch tâm lý của cuốn tiểu thuyết được xây dựng dựa trên những chi tiết tự thuật, dù câu chuyện xảy ra ở thế kỷ XVII.
Một nhân vật trong “Lâu đài trắng” - hodzsa - đã đốt những ghi chép của mình. Hành động đó thể hiện sự bất mãn muôn thuở của nhà văn với tác phẩm của mình?
Đúng thế! Tôi cũng phê phán nghiêm khắc với bản thân, nhưng xét cho cùng tôi là một nhà văn hạnh phúc. Ơn Chúa, tâm trạng phê phán, bất mãn ấy không khống chế nổi tôi. Tâm trạng ấy đã làm thui chột nhiều nhà văn. Cũng như các nhà văn khác, tôi quan tâm nhiều tới sự hoàn thiện, nhưng rất may trong tôi còn có chút tự phụ, chính nó cuối cùng đã cứu vớt tôi.
Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông: “Tên tôi là Đỏ” - rất tiếc chưa được dịch sang tiếng Hung (*) -, nói về tiểu hội họa (miniature) Thổ Nhĩ Kỳ. Điều gì đã cuốn hút ông trong môn nghệ thuật giàu truyền thống dân tộc này?
Như tôi đã nói, thời trẻ tôi chuẩn bị để trở thành họa sĩ, vì thế khi trở thành nhà văn, tôi đã quyết định viết một cuốn sách về giới hội họa và về những trải nghiệm của riêng tôi.
Nghĩa là ông đã thực hiện một lời hứa.
Lúc đầu tôi định viết về một họa sĩ đương đại, nhưng tôi nghĩ cái đó sẽ khó độc đáo. Vì thế tôi đã tìm một đề tài trong sáng và lãng mạn nào đó: những họa sĩ Ottoman và Ba Tư. Dù cái nền câu chuyện là Istanbul, nhưng nó nói về nghệ thuật Ba Tư nhiều hơn về nghệ thuật Ottoman. Vì các nghệ sĩ Ottoman đã sao chép nghệ thuật Ba Tư, học ở đó hầu như tất cả.
Họ là những người thày thực sự. Nhưng đồng thời cả hai đều thuộc nghành nghệ thuật đã phát triển rực rỡ từ thế kỷ XV đến XVII. Tôi muốn viết về họ và về niềm vui của hội họa, về việc vẽ là một cảm xúc ra sao, một họa sĩ cảm thấy gì trong khi sáng tạo. Tôi quan tâm đến những ý tưởng, suy nghĩ của người họa sĩ khi tạo ra tác phẩm. Chính điều đó đã thôi thúc tôi viết về giới họa sĩ.
Một chi tiết còn đọng lại sâu sắc nhất trong tâm trí tôi, đó là khi một nghệ sĩ tiểu hội họa bị mù đúng vào lúc đạt tới đỉnh cao nghề nghiệp.
Tôi cũng cảm thấy như vậy. Trên các bức tranh miniature các họa sĩ phải vẽ từng chi tiết nhỏ nhất, họ phải tập trung rất lâu vào mỗi chi tiết nhỏ. Không ít người đã hỏng thị giác trong khi làm việc.
Công việc này còn một cách tiếp cận triết học nữa. Vào thời đó, trong hội họa sự sùng bái tính độc đáo chưa tới mức như hiện nay trong xã hội Phương Tây. Họa sĩ thực sự giỏi thường tái tạo tác phẩm của người đi trước. Nếu một người đã bốn chục năm ròng vẽ đi vẽ lại một bức tranh, thì người đó không cần nhìn thấy nữa, vì bàn tay ông ta đã thuộc bức tranh.
Cái đẹp của sự lặp đi lặp lại, của những họa tiết nhỏ nhất, việc suốt đời người tập trung vào một chi tiết nhỏ, đối với tôi đều là những ý nghĩ quan trọng. Có lẽ trong tiểu thuyết này tôi cũng đã viết về bản thân mình, về việc đã ba mươi năm tôi dành cuộc đời cho nghiệp viết. Khi viết “Tên tôi là Đỏ”, mặc dù về hình thức tôi viết về các họa sĩ Ottoman và Ba Tư, nhưng thực chất là tôi kể về bản thân mình.
Nhưng làm thế nào mà một mạch tự truyện lại có hình thức một tiểu thuyết trinh thám? Vì trung tâm cuốn sách là vụ giết một họa sĩ nổi danh, cũng như diễn biến của vụ án. Vì sao ông lại sử dụng thể loại này?
Cái này tôi lấy của Umberto Eco đấy. Tôi cảm thấy mình có trong tay một cốt truyện, nhưng sẽ chẳng có ai đọc nó, thế là tôi làm một tiểu thuyết trinh thám. Dù phải thú nhận rằng tiểu thuyết trinh thám không phải là thể loại tôi ưa thích. Tôi chỉ quan tâm tới những vấn đề triết học và cuộc sống thường nhật của giới họa sĩ. Thú thật, tôi viết thành truyện trinh thám với mục đích để mọi người tìm đọc.
Mặt khác, dọc theo quá trình điều tra, bạn đọc có thể biết tất cả về môn nghệ thuật cổ xưa này. “Tên tôi là Đỏ” có hai lớp: một lớp bình dân hơn - đó là câu chuyện hình sự -, và một lớp sâu sắc, ai ca, bi thương nói về những họa sĩ trong vòng 150 năm đã hoàn thiện môn nghệ thuật đặc sắc này, loại hình nghệ thuật ngày nay không còn tồn tại, không ai quan tâm đến, cũng không ai biết về họ.
Sự mất mát đáng buồn này, đối với tôi, quan trọng hơn câu chuyện trinh thám. Có điều thể loại trinh thám làm nó hấp dẫn, cuốn hút hơn.
Bạn đọc Hungary chưa biết, nhưng ngay trong loại sách trinh thám, cuốn này cũng rất đặc biệt: ít nhất ta được nghe hai chục nhân vật kể lại câu chuyện. Ông hứng thú việc có thể viết trong nhiều vai đến mức như thế?
Vâng, tôi rất hứng khởi khi làm như thế. Đó là điều khôi hài nhất trong tác phẩm: trong số kể chuyện có các nhân vật, những con chó, và cả một đồng tiền. Tôi rất thích đoạn đầu sách, một xác chết bắt đầu kể chuyện, những chú ngựa, chó, thậm chí cả tiền đã lên tiếng trong cuốn sách này. Thậm chí ngay cái màu đỏ trên tên sách cũng là một trong những yếu tố kể chuyện.
Sự nhân cách hóa những điều trừu tượng và súc vật rất thú vị. Nhưng tôi muốn giải minh một sự hiểu lầm: dù thoạt đầu thấy cuốn sách có vẻ bỡn cợt, thực chất nó đề cập tới những vấn đề hết sức nghiêm túc.
Có phải vì thế mà ông đã lấy những người trong gia đình mình làm nguyên mẫu cho một số nhân vật trong tiểu thuyết này?Tại sao ông lại sử dụng những tình tiết tự sự trong một tiểu thuyết lịch sử mang tính hình sự như thế?
Tôi viết cuốn sách này với một ý đồ rất nghiêm chỉnh. Cuốn tiểu thuyết trình bày những vấn đề của Phương Đông và Phương Tây. Một cuốn sách đậm tính triết học, nhưng đồng thời cũng là một tiểu thuyết trinh thám. Khi bắt tay vào viết, tôi cảm thấy mình sẽ không làm chủ được diễn biến câu chuyện, nếu không gắn chút riêng tư nào.
Vì vậy tôi quyết định đưa vào tất cả những chuyện gia đình: quan hệ của tôi với người anh trai, với mẹ tôi, và cả việc cha tôi đã bỏ chúng tôi sang Tây Âu từ khi tôi còn nhỏ. Tôi chỉ việc bê chúng đặt vào khung cảnh của thế kỷ XVI. Người mẹ muốn bảo vệ hai cậu con trai và hai anh em trai thường xuyên ganh đua với nhau. Bà mẹ cố giữ hòa khí giữa hai anh em, bà làm tất cả để gìn giữ cái gia đình nhỏ.
Một câu chuyện có thể xảy ra bất kỳ thời nào, tôi chỉ bê nó đặt vào không gian tiểu thuyết. Cha tôi bỏ sang Paris, người cha trong tiểu thuyết thì đi đánh nhau với quân Ba Tư.
Theo đó thì nhân vật Orhan trong tiểu thuyết không đơn giản là phiên bản ẩn dụ của ông, mà chính là ông?
Đúng! Tất nhiên! Cũng như người anh đúng là anh trai tôi, bà mẹ đúng là mẹ tôi thật. Ngay cả tên hai người tôi cũng không thay đổi. Cũng như thế, tôi đã dùng nhiều tình tiết đọc được trên báo chí Thổ. Tất nhiên nếu người ta hỏi về từng chi tiết ấy thì tôi sẽ đáp ngay: không, tất cả đều là hư cấu.
Tôi thử tưởng tượng những người trong gia đình mình sẽ trở thành những nhân vật trong tiểu thuyết thế nào. Chắc chắn là họ sẽ không vui mừng vì việc đó. Các thành viên trong gia đình ông đã phản ứng ra sao, khi dù không muốn, họ đã bước vào văn đàn thế giới?
Ông anh tôi không được mô tả như anh ấy muốn, vì thế anh thất vọng, nhưng cũng chấp nhận, không nói gì. Mẹ tôi thì rất mừng, vì trong tiểu thuyết tôi mô tả bà là một phụ nữ tuyệt vời, được nhiều nhân vật yêu.
Nhưng tới đây mới là phần chủ yếu. Tôi vừa viết xong cuốn tự truyện, hai tháng nữa sẽ phát hành tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó sẽ còn nhiều câu chuyện ghê gớm hơn. Chắc nhiều người sẽ không bằng lòng, nhưng lạy Chúa, tôi là nhà văn. Viết sách là một ân huệ lớn.
Những chuyện gia đình bao giờ cũng là những chất liệu sẵn có cho các nhà văn. Thế còn những tầng vỉa khác của cuốn sách, để có được phông lịch sử chẳng hạn, ông đã bỏ ra bao nhiêu công phu khảo cứu?
Dẫu không phải là một nhà khoa học, tôi vẫn nghiên cứu rất nhiều. Đó là điều không thể thiếu, nhưng may mắn thay, đối với tôi đó không phải là công việc mà là một thú vui. Một phần thư viện của tôi là những cuốn sách tôi đã đọc trong quá trình khảo cứu. Vì là một đam mê, nên tôi không bao giờ cảm thấy mình làm công việc nghiên cứu. Tôi rất hứng thú với nó.
Những nhân viên Bảo tàng Lịch sử Istanbul cũng giúp đỡ tôi rất nhiều, nếu cần tới sách vở tài liệu. Thực chất tôi làm công việc của những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, tôi đọc rất nhiều, tuy có lẽ tôi tìm tòi từ những giác độ khác. Trong trường hợp “Tên tôi là Đỏ” khâu chuẩn bị, xử lý đề tài, khảo cứu đã mất tám năm. Trong đó thời gian viết chỉ hết hai năm.
Một thời gian khá dài. Tuy nhiên có lẽ phần lớn người đọc biết: viết văn không phải là cuộc chạy cự ly ngắn ...
Biết nói thế nào được, nhịp độ của tôi là thế. Có những nhà văn viết một hơi dài, và có những người viết chậm, nhâm nhi thưởng thức. Tôi hợp với nhịp độ của Thomas Mann: tỉ mỉ, chậm rãi, cẩn thận, không đi đâu vội vã. Tolstoy cũng thế: chậm, nhưng có phương pháp, đều đặn.
Có một câu ngạn ngữ: “Bụt chùa nhà không thiêng”. Nhưng hình như ông là một ngoại lệ, vì ông được công nhận ở cả trong nước và các nơi khác trên thế giới. Tôi đọc thấy có tác phẩm của ông tiêu thụ hết một trăm nghìn cuốn trong một tháng. Theo ông điều gì làm nên thành công vang dội hiếm thấy như thế trong văn chương bác học?
Thú thực tôi cũng không biết tại sao, nhưng tôi có một câu trả lời vui. Cả ở Thổ Nhĩ Kỳ cả ở các nơi khác người ta thường hỏi tôi, tại sao sách của tôi bán chạy thế. Tôi thường đáp: chính tôi cũng không biết, nhưng việc các vị hỏi tôi trước ống kính chỉ làm tăng số liệu thống kê lượng sách bán ra thôi.
Đúng là tôi không biết giải thích hiện tượng này thế nào. Sách của các nhà văn thế hệ trước nhiều lắm chỉ bán hết năm mười nghìn cuốn, của tôi là hai trăm nghìn. Một phần cũng vì vào thời điểm các tác phẩm của tôi được ấn hành, số lượng độc giả Thổ Nhĩ Kỳ có bước tăng trưởng nhảy vọt. Và sự gia tăng đó đương nhiên tác động tích cực tới văn học Thổ, trong đó có tôi.
Mặt khác, tôi thường viết về quá khứ Thổ đã có phần bị lãng quên, mà sau Kemal Atatürk không ai nói tới, vì họ cho đó là Ottoman, phản động và không thuộc Âu Châu. Thêm vào đó tôi đã viết về qua khứ đó bằng bút pháp thể nghiệm, hậu hiện đại, Tây Phương, và hơn nữa tất cả những điều đó đã được tôi thể hiện một cách rất triệt để. Tôi đã miêu tả chi tiết quá khứ Ottoman, và cố gắng đồng nhất với nền văn minh hào hùng và vĩ đại đã quá vãng ấy.
Và trong khi làm việc đó, tôi hoàn toàn không đối nghịch với Phương Tây. Tôi để ý cả tới việc ở Phương Tây Borges, Calvino, hay Nabokov viết gì, cố gắng cập nhật những điều đó. Và trong các tác phẩm của mình tôi đã kết hợp cả hai. Trước tôi, ở Thổ Nhĩ Kỳ chưa ai làm điều đó. Người ta thường viết các tiểu thuyết hiện thực về các vấn đề xã hội, vì vậy việc tôi làm tác động như một cái mới.
Thậm chí, tôi không hổ thẹn khi lên truyền hình, nhận xuất hiện nhiều trước công chúng, đó cũng là một cái mới, thế là nhiều người biết đến và yêu thích tôi. Tôi chắc chắn điều đó cũng có vai trò trong thành công. Tóm lại là có nhiều yếu tố đã tác động bổ trợ lẫn nhau. Thêm vào đó là việc tôi bắt đầu được biết đến ở ngoài nước.
Lần đầu tiên ông cảm thấy thế giới đã rộng mở phía trước mình là khi nào? Ông có nhớ khoảnh khắc đó không?
Điều đó rất đặc biệt. Tất cả bắt đầu từ khoảng đầu những năm 80... Không phải khi cuốn sách đầu tiên của tôi – “Lâu đài trắng” - được xuất bản bằng tiếng Anh. Cũng không phải do nhà xuất bản, dù tôi lọt vào một nhà xuất bản rất tiếng tăm, họ có tới ít nhất hai chục nhà văn đoạt Giải Nobel, nhưng ban đầu họ chỉ in một nghìn cuốn.
Tôi biết, một ngàn bản chẳng thể làm ai nổi danh trên thế giới. Nhưng sau đó cuốn sách nhận được những đánh giá xuất sắc, nhiều nhà xuất bản lớn muốn dịch sách của tôi, tôi bắt đầu cảm thấy thật tuyệt vời, bạn đọc ở những môi trường ngôn ngữ khác bắt đầu biết đến tôi. Thế là tất cả bắt đầu từ “Lâu đài trắng”. Ấn hành những tác phẩm của tôi ở Pháp là nhà xuất bản rất uy tín Gillimard.
Chúng tôi cũng cảm nhận thành công to lớn này. Mới đến đây hai ngày, nhưng chúng tôi nhận thấy mọi người ai cũng biết đến ông. Nhân viên hải quan giúp chúng tôi qua cửa khẩu, người trực khách sạn biết rõ những tác phẩm của ông, một người đứng dưới góc phố khi chúng tôi hỏi đường cũng biết văn phòng ông.
Đối với người Hungary, thật khó tưởng tượng một nhà văn bác học lại có thể được biết đến rộng rãi và được yêu thích đến thế.
Được như thế, tôi cảm thấy mình là người rất may mắn. Đúng là phải biết ơn sự may mắn. Cuốn sách khó đọc nhất của tôi – “Cuộc sống mới” - cũng bán hết hai trăm nghìn bản ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thỉnh thoảng, thú thực tôi cứ nghĩ lấy đâu ra từng ấy con người thưởng thức được cuốn sách ấy. Có lúc tôi có cảm tưởng nhiều người đọc Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vì có thiện ý, vì sự tôn trọng mà mua sách, chứ không thể thưởng thức nổi. Một phần vì những tác phẩm của tôi chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa - dù đó là “Tên tôi là Đỏ”, hay “Lâu đài trắng”, thậm chí cả “Cuộc sống mới”. Người ta đọc chúng dưới nhãn quan khác, nhưng cuộc sống là như thế.
Xem tiếp Phần 3.
Ghi chú:
(*) Tính đến thời điểm cuộc phỏng vấn được thực hiện (2006). Tháng 10-2010, bản dịch của tác phẩm này đã được ấn hành tại Hungary.
Minh họa: Internet
“Lâu đài trắng” được xây dựng dựa trên cuộc đối thoại giữa hai chàng trai trẻ, những người - theo tôi - là đặc trưng cho hai mặt của một tính cách. Tại sao ông lại tách tính cách đó thành hai?
Câu chuyện có hai tầng ý nghĩa. Một bên là đề tài dopelganger (ảo hình của một ai đó), vấn đề alter ego (phiên bản). Có thể thấy thủ thuật này trong các tác phẩm của Hoffmann, Edgar Allan Poe, Nabokov và Borges, tôi rất tâm đắc và nghĩ sẽ sử dụng trong tiểu thuyết.
Mặt khác, chúng ta đều biết Istanbul và Thổ Nhĩ Kỳ được chia làm hai phần: một nửa thuộc vế Phương Tây - Châu Âu, nửa kia thuộc về Phương Đông - Châu Á. Đó là một thực tế mà mỗi đứa trẻ đều biết. Ở Thổ Nhĩ Kỳ cái gọi là “những tiểu thuyết Đông - Tây” làm thành một mảng văn học đồ sộ, có thể coi là một thể loại độc lập.
Đại loại một câu chuyện điển hình thế này: Một cô gái sống bên nửa Đông Istanbul, nhưng lại muốn sống trong thế giới Phương Tây, cuối cùng sau nhiều nỗi truân chuyên, cô trở thành gái điếm. Có thể đây không phải là một ví dụ hay, nhưng đúng là có những câu chuyện đạo đức như thế. Tôi muốn châm biếm nhè nhẹ những tiểu thuyết kiểu ấy.
Nhưng sự việc còn một khía cạnh riêng tư nữa, phát sinh từ cá tính tâm lý của tôi. Theo một nghĩa nào đó tôi là người phân tâm (schizophrenia): dù tôi làm gì, một nửa kia của tôi cũng liên tục quan sát, hoài nghi, có ý kiến về việc tôi làm. Ngay lúc này tôi cũng không hoàn toàn ở đây, một phần bản ngã của tôi vẫn dõi theo tôi từ bên ngoài. Theo một nghĩa nhất định quan hệ của tôi với cái tôi tưởng tượng kia là một sự hành xác.
Tôi sử dụng điều này trong khi viết, cái tôi tưởng tượng kia thành hình trong tiểu thuyết. Việc ở một nơi nào đó trong thành phố tồn tại một Orhan khác, đối với tôi là một ác mộng.
Nhưng về cuối cuốn tiểu thuyết hai giác độ đã hòa nhập vào nhau. Có lẽ phần lớn độc giả lúng túng không nhận ra người kể chuyện, và họ đang đọc câu chuyện của ai.
Có thể ông nói đúng. Tôi nhận được nhiều thư của những học sinh viết bài luận về tiểu thuyết này, họ hỏi tôi ở cuối tiểu thuyết anh chàng người Ý hay người Thổ kể chuyện, và họ đã đổi chỗ từ khi nào. Những lúc như thế chính tôi cũng đâm lúng túng: chẳng lẽ tôi đã lừa độc giả của mình? Những khi tâm trạng kém vui, tôi trả lời hơi bất nhã: đây là một trò chơi văn chương, xin tự khám phá lấy.
Đôi khi tôi cũng cảm thấy mình đã làm khó dễ cho người đọc vì không trả lời thẳng những câu hỏi của họ. Nhưng tôi là một tác giả như thế, không thể khác.
Đề tài trung tâm của tiểu thuyết này là câu hỏi “ta là ai?”. Theo tôi tác phẩm muốn nói việc nhận ra bản ngã ngày nay cũng chẳng dễ dàng hơn so với thế kỷ XVII. Ông có thấy vậy không?
Về mặt này, tôi không hiểu biết nhiều về thế kỷ XVII. Nhưng chắc hẳn văn hóa Ottoman khi đó đã mở về phía văn hóa Châu Âu và các nền văn hóa khác. Điều quan trọng là trong vòng hai trăm năm trở lại đây, từ khi những người Ottoman ý thức được rằng văn hóa Phương Tây rất mạnh - cả về quân sự -, thì người Thổ đã quyết định tiếp nhận những thành quả và giá trị của văn minh Phương Tây.
Tuy nhiên quá trình “Tây hóa” kéo theo rất nhiều vấn đề, câu hỏi “ta là ai?” trở thành vấn đề trọng tâm của ý thức về bản sắc. Việc một dân tộc gắn bó với hai nền văn minh, hay không thực sự gắn bó với nền văn minh nào, làm nảy sinh rất nhiều vấn đề. Câu hỏi được đặt ra là: “Chúng ta là người Thổ hay là người Âu? Thực ra chúng ta là ai? Ta thuộc về đâu?”. Bản sắc dân tộc trở nên khó nắm bắt.
Tôi nhận thấy đây không chỉ là bản sắc Thổ Nhĩ Kỳ mà là vấn đề bao quát hơn thế nhiều: vấn đề bản sắc riêng của con người.
Đúng như vậy! Nhưng tôi nghĩ vấn đề bản sắc không trở thành trọng tâm ở các nước mà ảnh hưởng quốc tế ít nhận biết được, những thay đổi văn hóa cơ bản không diễn ra. Ở đâu càng có nhiều dân nhập cư tới đất nước, và những biến đổi văn hóa diễn ra càng sâu sắc, thì vấn đề bản sắc càng quan yếu hơn. Ở những nơi đó, ngay cả chính trị cũng xoay quanh vấn đề bản sắc. Nghĩa là, tất nhiên ở mỗi nơi người ta đọc cuốn sách một cách khác nhau, mỗi người tự tìm ra những vấn đề của riêng mình.
Một chi tiết quan trọng là các nhân vật chính luôn hoài nghi vốn kiến thức của họ, vì thế mà họ tiến bộ dần từng bước. Ông cho rằng việc chúng ta thường xuyên xem xét lại những hiểu biết của chúng ta về thế giới quan trọng đến vậy sao?
Vâng, tôi nghĩ rằng cơ bản là chúng ta phải có khả năng nhìn nhận thế giới bằng con mắt của tuổi trẻ. Vì thế mà có một chất trẻ trung trong cuốn sách. Tuổi thiếu niên thường thích triết học, tâm lý học và phép siêu hình, và rất tàn nhẫn đối với nhau. Hai người đàn ông hành hạ nhau như hai thiếu niên, đúng như khi hai anh em tôi chơi với nhau, chơi cờ hay đọc lexicon.
Theo cách của trẻ con, chúng tôi rất quan tâm tới những gì bí hiểm, siêu hình, và trong khi tranh chấp chúng tôi hành nhau đến nơi đến chốn. Chúng tôi tranh đua nhau, xem ai biết nhiều hơn, ai có cá tính mạnh mẽ hơn. Mạch tâm lý của cuốn tiểu thuyết được xây dựng dựa trên những chi tiết tự thuật, dù câu chuyện xảy ra ở thế kỷ XVII.
Một nhân vật trong “Lâu đài trắng” - hodzsa - đã đốt những ghi chép của mình. Hành động đó thể hiện sự bất mãn muôn thuở của nhà văn với tác phẩm của mình?
Đúng thế! Tôi cũng phê phán nghiêm khắc với bản thân, nhưng xét cho cùng tôi là một nhà văn hạnh phúc. Ơn Chúa, tâm trạng phê phán, bất mãn ấy không khống chế nổi tôi. Tâm trạng ấy đã làm thui chột nhiều nhà văn. Cũng như các nhà văn khác, tôi quan tâm nhiều tới sự hoàn thiện, nhưng rất may trong tôi còn có chút tự phụ, chính nó cuối cùng đã cứu vớt tôi.
Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông: “Tên tôi là Đỏ” - rất tiếc chưa được dịch sang tiếng Hung (*) -, nói về tiểu hội họa (miniature) Thổ Nhĩ Kỳ. Điều gì đã cuốn hút ông trong môn nghệ thuật giàu truyền thống dân tộc này?
Như tôi đã nói, thời trẻ tôi chuẩn bị để trở thành họa sĩ, vì thế khi trở thành nhà văn, tôi đã quyết định viết một cuốn sách về giới hội họa và về những trải nghiệm của riêng tôi.
Nghĩa là ông đã thực hiện một lời hứa.
Lúc đầu tôi định viết về một họa sĩ đương đại, nhưng tôi nghĩ cái đó sẽ khó độc đáo. Vì thế tôi đã tìm một đề tài trong sáng và lãng mạn nào đó: những họa sĩ Ottoman và Ba Tư. Dù cái nền câu chuyện là Istanbul, nhưng nó nói về nghệ thuật Ba Tư nhiều hơn về nghệ thuật Ottoman. Vì các nghệ sĩ Ottoman đã sao chép nghệ thuật Ba Tư, học ở đó hầu như tất cả.
Họ là những người thày thực sự. Nhưng đồng thời cả hai đều thuộc nghành nghệ thuật đã phát triển rực rỡ từ thế kỷ XV đến XVII. Tôi muốn viết về họ và về niềm vui của hội họa, về việc vẽ là một cảm xúc ra sao, một họa sĩ cảm thấy gì trong khi sáng tạo. Tôi quan tâm đến những ý tưởng, suy nghĩ của người họa sĩ khi tạo ra tác phẩm. Chính điều đó đã thôi thúc tôi viết về giới họa sĩ.
Một chi tiết còn đọng lại sâu sắc nhất trong tâm trí tôi, đó là khi một nghệ sĩ tiểu hội họa bị mù đúng vào lúc đạt tới đỉnh cao nghề nghiệp.
Tôi cũng cảm thấy như vậy. Trên các bức tranh miniature các họa sĩ phải vẽ từng chi tiết nhỏ nhất, họ phải tập trung rất lâu vào mỗi chi tiết nhỏ. Không ít người đã hỏng thị giác trong khi làm việc.
Công việc này còn một cách tiếp cận triết học nữa. Vào thời đó, trong hội họa sự sùng bái tính độc đáo chưa tới mức như hiện nay trong xã hội Phương Tây. Họa sĩ thực sự giỏi thường tái tạo tác phẩm của người đi trước. Nếu một người đã bốn chục năm ròng vẽ đi vẽ lại một bức tranh, thì người đó không cần nhìn thấy nữa, vì bàn tay ông ta đã thuộc bức tranh.
Cái đẹp của sự lặp đi lặp lại, của những họa tiết nhỏ nhất, việc suốt đời người tập trung vào một chi tiết nhỏ, đối với tôi đều là những ý nghĩ quan trọng. Có lẽ trong tiểu thuyết này tôi cũng đã viết về bản thân mình, về việc đã ba mươi năm tôi dành cuộc đời cho nghiệp viết. Khi viết “Tên tôi là Đỏ”, mặc dù về hình thức tôi viết về các họa sĩ Ottoman và Ba Tư, nhưng thực chất là tôi kể về bản thân mình.
Nhưng làm thế nào mà một mạch tự truyện lại có hình thức một tiểu thuyết trinh thám? Vì trung tâm cuốn sách là vụ giết một họa sĩ nổi danh, cũng như diễn biến của vụ án. Vì sao ông lại sử dụng thể loại này?
Cái này tôi lấy của Umberto Eco đấy. Tôi cảm thấy mình có trong tay một cốt truyện, nhưng sẽ chẳng có ai đọc nó, thế là tôi làm một tiểu thuyết trinh thám. Dù phải thú nhận rằng tiểu thuyết trinh thám không phải là thể loại tôi ưa thích. Tôi chỉ quan tâm tới những vấn đề triết học và cuộc sống thường nhật của giới họa sĩ. Thú thật, tôi viết thành truyện trinh thám với mục đích để mọi người tìm đọc.
Mặt khác, dọc theo quá trình điều tra, bạn đọc có thể biết tất cả về môn nghệ thuật cổ xưa này. “Tên tôi là Đỏ” có hai lớp: một lớp bình dân hơn - đó là câu chuyện hình sự -, và một lớp sâu sắc, ai ca, bi thương nói về những họa sĩ trong vòng 150 năm đã hoàn thiện môn nghệ thuật đặc sắc này, loại hình nghệ thuật ngày nay không còn tồn tại, không ai quan tâm đến, cũng không ai biết về họ.
Sự mất mát đáng buồn này, đối với tôi, quan trọng hơn câu chuyện trinh thám. Có điều thể loại trinh thám làm nó hấp dẫn, cuốn hút hơn.
Bạn đọc Hungary chưa biết, nhưng ngay trong loại sách trinh thám, cuốn này cũng rất đặc biệt: ít nhất ta được nghe hai chục nhân vật kể lại câu chuyện. Ông hứng thú việc có thể viết trong nhiều vai đến mức như thế?
Vâng, tôi rất hứng khởi khi làm như thế. Đó là điều khôi hài nhất trong tác phẩm: trong số kể chuyện có các nhân vật, những con chó, và cả một đồng tiền. Tôi rất thích đoạn đầu sách, một xác chết bắt đầu kể chuyện, những chú ngựa, chó, thậm chí cả tiền đã lên tiếng trong cuốn sách này. Thậm chí ngay cái màu đỏ trên tên sách cũng là một trong những yếu tố kể chuyện.
Sự nhân cách hóa những điều trừu tượng và súc vật rất thú vị. Nhưng tôi muốn giải minh một sự hiểu lầm: dù thoạt đầu thấy cuốn sách có vẻ bỡn cợt, thực chất nó đề cập tới những vấn đề hết sức nghiêm túc.
Có phải vì thế mà ông đã lấy những người trong gia đình mình làm nguyên mẫu cho một số nhân vật trong tiểu thuyết này?Tại sao ông lại sử dụng những tình tiết tự sự trong một tiểu thuyết lịch sử mang tính hình sự như thế?
Tôi viết cuốn sách này với một ý đồ rất nghiêm chỉnh. Cuốn tiểu thuyết trình bày những vấn đề của Phương Đông và Phương Tây. Một cuốn sách đậm tính triết học, nhưng đồng thời cũng là một tiểu thuyết trinh thám. Khi bắt tay vào viết, tôi cảm thấy mình sẽ không làm chủ được diễn biến câu chuyện, nếu không gắn chút riêng tư nào.
Vì vậy tôi quyết định đưa vào tất cả những chuyện gia đình: quan hệ của tôi với người anh trai, với mẹ tôi, và cả việc cha tôi đã bỏ chúng tôi sang Tây Âu từ khi tôi còn nhỏ. Tôi chỉ việc bê chúng đặt vào khung cảnh của thế kỷ XVI. Người mẹ muốn bảo vệ hai cậu con trai và hai anh em trai thường xuyên ganh đua với nhau. Bà mẹ cố giữ hòa khí giữa hai anh em, bà làm tất cả để gìn giữ cái gia đình nhỏ.
Một câu chuyện có thể xảy ra bất kỳ thời nào, tôi chỉ bê nó đặt vào không gian tiểu thuyết. Cha tôi bỏ sang Paris, người cha trong tiểu thuyết thì đi đánh nhau với quân Ba Tư.
Theo đó thì nhân vật Orhan trong tiểu thuyết không đơn giản là phiên bản ẩn dụ của ông, mà chính là ông?
Đúng! Tất nhiên! Cũng như người anh đúng là anh trai tôi, bà mẹ đúng là mẹ tôi thật. Ngay cả tên hai người tôi cũng không thay đổi. Cũng như thế, tôi đã dùng nhiều tình tiết đọc được trên báo chí Thổ. Tất nhiên nếu người ta hỏi về từng chi tiết ấy thì tôi sẽ đáp ngay: không, tất cả đều là hư cấu.
Tôi thử tưởng tượng những người trong gia đình mình sẽ trở thành những nhân vật trong tiểu thuyết thế nào. Chắc chắn là họ sẽ không vui mừng vì việc đó. Các thành viên trong gia đình ông đã phản ứng ra sao, khi dù không muốn, họ đã bước vào văn đàn thế giới?
Ông anh tôi không được mô tả như anh ấy muốn, vì thế anh thất vọng, nhưng cũng chấp nhận, không nói gì. Mẹ tôi thì rất mừng, vì trong tiểu thuyết tôi mô tả bà là một phụ nữ tuyệt vời, được nhiều nhân vật yêu.
Nhưng tới đây mới là phần chủ yếu. Tôi vừa viết xong cuốn tự truyện, hai tháng nữa sẽ phát hành tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó sẽ còn nhiều câu chuyện ghê gớm hơn. Chắc nhiều người sẽ không bằng lòng, nhưng lạy Chúa, tôi là nhà văn. Viết sách là một ân huệ lớn.
Những chuyện gia đình bao giờ cũng là những chất liệu sẵn có cho các nhà văn. Thế còn những tầng vỉa khác của cuốn sách, để có được phông lịch sử chẳng hạn, ông đã bỏ ra bao nhiêu công phu khảo cứu?
Dẫu không phải là một nhà khoa học, tôi vẫn nghiên cứu rất nhiều. Đó là điều không thể thiếu, nhưng may mắn thay, đối với tôi đó không phải là công việc mà là một thú vui. Một phần thư viện của tôi là những cuốn sách tôi đã đọc trong quá trình khảo cứu. Vì là một đam mê, nên tôi không bao giờ cảm thấy mình làm công việc nghiên cứu. Tôi rất hứng thú với nó.
Những nhân viên Bảo tàng Lịch sử Istanbul cũng giúp đỡ tôi rất nhiều, nếu cần tới sách vở tài liệu. Thực chất tôi làm công việc của những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, tôi đọc rất nhiều, tuy có lẽ tôi tìm tòi từ những giác độ khác. Trong trường hợp “Tên tôi là Đỏ” khâu chuẩn bị, xử lý đề tài, khảo cứu đã mất tám năm. Trong đó thời gian viết chỉ hết hai năm.
Một thời gian khá dài. Tuy nhiên có lẽ phần lớn người đọc biết: viết văn không phải là cuộc chạy cự ly ngắn ...
Biết nói thế nào được, nhịp độ của tôi là thế. Có những nhà văn viết một hơi dài, và có những người viết chậm, nhâm nhi thưởng thức. Tôi hợp với nhịp độ của Thomas Mann: tỉ mỉ, chậm rãi, cẩn thận, không đi đâu vội vã. Tolstoy cũng thế: chậm, nhưng có phương pháp, đều đặn.
Có một câu ngạn ngữ: “Bụt chùa nhà không thiêng”. Nhưng hình như ông là một ngoại lệ, vì ông được công nhận ở cả trong nước và các nơi khác trên thế giới. Tôi đọc thấy có tác phẩm của ông tiêu thụ hết một trăm nghìn cuốn trong một tháng. Theo ông điều gì làm nên thành công vang dội hiếm thấy như thế trong văn chương bác học?
Thú thực tôi cũng không biết tại sao, nhưng tôi có một câu trả lời vui. Cả ở Thổ Nhĩ Kỳ cả ở các nơi khác người ta thường hỏi tôi, tại sao sách của tôi bán chạy thế. Tôi thường đáp: chính tôi cũng không biết, nhưng việc các vị hỏi tôi trước ống kính chỉ làm tăng số liệu thống kê lượng sách bán ra thôi.
Đúng là tôi không biết giải thích hiện tượng này thế nào. Sách của các nhà văn thế hệ trước nhiều lắm chỉ bán hết năm mười nghìn cuốn, của tôi là hai trăm nghìn. Một phần cũng vì vào thời điểm các tác phẩm của tôi được ấn hành, số lượng độc giả Thổ Nhĩ Kỳ có bước tăng trưởng nhảy vọt. Và sự gia tăng đó đương nhiên tác động tích cực tới văn học Thổ, trong đó có tôi.
Mặt khác, tôi thường viết về quá khứ Thổ đã có phần bị lãng quên, mà sau Kemal Atatürk không ai nói tới, vì họ cho đó là Ottoman, phản động và không thuộc Âu Châu. Thêm vào đó tôi đã viết về qua khứ đó bằng bút pháp thể nghiệm, hậu hiện đại, Tây Phương, và hơn nữa tất cả những điều đó đã được tôi thể hiện một cách rất triệt để. Tôi đã miêu tả chi tiết quá khứ Ottoman, và cố gắng đồng nhất với nền văn minh hào hùng và vĩ đại đã quá vãng ấy.
Và trong khi làm việc đó, tôi hoàn toàn không đối nghịch với Phương Tây. Tôi để ý cả tới việc ở Phương Tây Borges, Calvino, hay Nabokov viết gì, cố gắng cập nhật những điều đó. Và trong các tác phẩm của mình tôi đã kết hợp cả hai. Trước tôi, ở Thổ Nhĩ Kỳ chưa ai làm điều đó. Người ta thường viết các tiểu thuyết hiện thực về các vấn đề xã hội, vì vậy việc tôi làm tác động như một cái mới.
Thậm chí, tôi không hổ thẹn khi lên truyền hình, nhận xuất hiện nhiều trước công chúng, đó cũng là một cái mới, thế là nhiều người biết đến và yêu thích tôi. Tôi chắc chắn điều đó cũng có vai trò trong thành công. Tóm lại là có nhiều yếu tố đã tác động bổ trợ lẫn nhau. Thêm vào đó là việc tôi bắt đầu được biết đến ở ngoài nước.
Lần đầu tiên ông cảm thấy thế giới đã rộng mở phía trước mình là khi nào? Ông có nhớ khoảnh khắc đó không?
Điều đó rất đặc biệt. Tất cả bắt đầu từ khoảng đầu những năm 80... Không phải khi cuốn sách đầu tiên của tôi – “Lâu đài trắng” - được xuất bản bằng tiếng Anh. Cũng không phải do nhà xuất bản, dù tôi lọt vào một nhà xuất bản rất tiếng tăm, họ có tới ít nhất hai chục nhà văn đoạt Giải Nobel, nhưng ban đầu họ chỉ in một nghìn cuốn.
Tôi biết, một ngàn bản chẳng thể làm ai nổi danh trên thế giới. Nhưng sau đó cuốn sách nhận được những đánh giá xuất sắc, nhiều nhà xuất bản lớn muốn dịch sách của tôi, tôi bắt đầu cảm thấy thật tuyệt vời, bạn đọc ở những môi trường ngôn ngữ khác bắt đầu biết đến tôi. Thế là tất cả bắt đầu từ “Lâu đài trắng”. Ấn hành những tác phẩm của tôi ở Pháp là nhà xuất bản rất uy tín Gillimard.
Chúng tôi cũng cảm nhận thành công to lớn này. Mới đến đây hai ngày, nhưng chúng tôi nhận thấy mọi người ai cũng biết đến ông. Nhân viên hải quan giúp chúng tôi qua cửa khẩu, người trực khách sạn biết rõ những tác phẩm của ông, một người đứng dưới góc phố khi chúng tôi hỏi đường cũng biết văn phòng ông.
Đối với người Hungary, thật khó tưởng tượng một nhà văn bác học lại có thể được biết đến rộng rãi và được yêu thích đến thế.
Được như thế, tôi cảm thấy mình là người rất may mắn. Đúng là phải biết ơn sự may mắn. Cuốn sách khó đọc nhất của tôi – “Cuộc sống mới” - cũng bán hết hai trăm nghìn bản ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thỉnh thoảng, thú thực tôi cứ nghĩ lấy đâu ra từng ấy con người thưởng thức được cuốn sách ấy. Có lúc tôi có cảm tưởng nhiều người đọc Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vì có thiện ý, vì sự tôn trọng mà mua sách, chứ không thể thưởng thức nổi. Một phần vì những tác phẩm của tôi chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa - dù đó là “Tên tôi là Đỏ”, hay “Lâu đài trắng”, thậm chí cả “Cuộc sống mới”. Người ta đọc chúng dưới nhãn quan khác, nhưng cuộc sống là như thế.
Xem tiếp Phần 3.
Ghi chú:
(*) Tính đến thời điểm cuộc phỏng vấn được thực hiện (2006). Tháng 10-2010, bản dịch của tác phẩm này đã được ấn hành tại Hungary.