Olivia Newton-John (1948-2022): VỀ NHÀ VỚI NHỮNG CON ĐƯỜNG QUÊ
- Thứ tư - 10/08/2022 01:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Bộ óc con người có một cơ chế kỳ lạ, để kích hoạt những cảm xúc, ký ức nào đó, dù đã rất lâu, trong những dịp nhất định, mặc dù có khi chúng ta tưởng đã tàn lụi lâu rồi. Với mình, những ca khúc của Olivia Newton-John được nghe vào thuở mới lớn, bắt đầu có chút ý thức và tư duy, là như thế”.
Gần 40 năm trước, khi vừa đặt chân tới Hungary, mình có dịp làm quen với anh Szirmai Ernő, một người Hung nói thạo tiếng Việt, rất thân thiết và có nhiều duyên nợ với Việt Nam trong những năm làm việc ở mảnh đấy này và tới tận bây giờ, mà bọn mình vẫn quen gọi anh là “anh Bình”.
Như nhiều DHS khác có mối quan hệ quen biết và quý mến, trong những ngày đầu, anh chỉ dẫn mình về cuộc sống, đưa mình đi chơi vài nơi, giới thiệu cho mình lịch sử Óbuda (Quận 3, Budapest) nơi anh ở với nhiều kiến thức mà phải mấy chục năm sau mình mới thực sự hiểu và quan tâm.
Nhưng với mình, khi đó, giá trị nhất là được “tiếp cận” với kho cassette của anh với vài trăm chiếc băng toàn “nhạc ngoại” rất quý báu, mà bọn như mình - trưởng thành thời “bao cấp” ở Bắc Việt với nhạc “ABBA”, “Boney M”, “Smokie”, “Bee Gees”, chút “The Beatles”... - thấy mê vô cùng!
Cái may cho mình là kho tàng băng đĩa của anh Bình đều là nhạc giá trị, theo mình, nhưng... dễ nghe như Demis Roussos, “Carpenters”, Nana Mouskouri... nên khá dễ “hấp thụ” với mình, vốn còn rất bỡ ngỡ và dốt nát với “nhạc Tây”. Những loại “cấp tiến” chỉ đến với mình sau đó :).
Trong số những cassette ấy, mình đặc biệt thích một tuyển chọn “Best of...”, và sau đó là một cái tên mà các bạn đồng trang lứa của mình ít nghe: Olivia Newton-John. Mình “nghiền” mãi mấy bài như “Let Me Be There”, “If You Love Me, Let Me Know”, “Banks Of The Ohio”... không biết chán!
Đấy là vào mùa thu 1985. Nghe rồi, theo thói quen, đi tìm kiếm thông tin về ca sĩ. Thời ấy chưa có mạng Internet, “tra cứu” chỉ qua sách vở, may mà Hungary dù là xứ CS nhưng cũng khá tự do, sách về nhạc “tư bản” không quá hiếm. Mình được biết, ca sĩ là cháu gái của Max Born, phục lăn!
Dầu vậy, thiện cảm đến từ giọng ca trong trẻo, hồn nhiên với nét nhạc đặc thù của Country, và phần nữa, đến từ những tấm ảnh nữ ca sĩ… quá đẹp trong mắt mình (thời đó còn chưa có các clip trên mạng Youtube để xem như sau này, không thì còn... mê nữa). Tất cả cũng chỉ dừng lại ở đấy.
Vài năm sau, bộ phim nhạc “Grease” được nhập và công chiếu trên truyền hình Hungary, có lẽ chừng chục năm sau khi phim ra mắt (1979). Mình được gặp lại Olivia Newton-John thủ vai nữ chính bên chàng John Travolta kém 6 tuổi, vừa tình tứ, e lệ, vừa có nét “du côn” và sexy trong đoạn cuối.
Như nhiều DHS khác có mối quan hệ quen biết và quý mến, trong những ngày đầu, anh chỉ dẫn mình về cuộc sống, đưa mình đi chơi vài nơi, giới thiệu cho mình lịch sử Óbuda (Quận 3, Budapest) nơi anh ở với nhiều kiến thức mà phải mấy chục năm sau mình mới thực sự hiểu và quan tâm.
Nhưng với mình, khi đó, giá trị nhất là được “tiếp cận” với kho cassette của anh với vài trăm chiếc băng toàn “nhạc ngoại” rất quý báu, mà bọn như mình - trưởng thành thời “bao cấp” ở Bắc Việt với nhạc “ABBA”, “Boney M”, “Smokie”, “Bee Gees”, chút “The Beatles”... - thấy mê vô cùng!
Cái may cho mình là kho tàng băng đĩa của anh Bình đều là nhạc giá trị, theo mình, nhưng... dễ nghe như Demis Roussos, “Carpenters”, Nana Mouskouri... nên khá dễ “hấp thụ” với mình, vốn còn rất bỡ ngỡ và dốt nát với “nhạc Tây”. Những loại “cấp tiến” chỉ đến với mình sau đó :).
Trong số những cassette ấy, mình đặc biệt thích một tuyển chọn “Best of...”, và sau đó là một cái tên mà các bạn đồng trang lứa của mình ít nghe: Olivia Newton-John. Mình “nghiền” mãi mấy bài như “Let Me Be There”, “If You Love Me, Let Me Know”, “Banks Of The Ohio”... không biết chán!
Đấy là vào mùa thu 1985. Nghe rồi, theo thói quen, đi tìm kiếm thông tin về ca sĩ. Thời ấy chưa có mạng Internet, “tra cứu” chỉ qua sách vở, may mà Hungary dù là xứ CS nhưng cũng khá tự do, sách về nhạc “tư bản” không quá hiếm. Mình được biết, ca sĩ là cháu gái của Max Born, phục lăn!
Dầu vậy, thiện cảm đến từ giọng ca trong trẻo, hồn nhiên với nét nhạc đặc thù của Country, và phần nữa, đến từ những tấm ảnh nữ ca sĩ… quá đẹp trong mắt mình (thời đó còn chưa có các clip trên mạng Youtube để xem như sau này, không thì còn... mê nữa). Tất cả cũng chỉ dừng lại ở đấy.
Vài năm sau, bộ phim nhạc “Grease” được nhập và công chiếu trên truyền hình Hungary, có lẽ chừng chục năm sau khi phim ra mắt (1979). Mình được gặp lại Olivia Newton-John thủ vai nữ chính bên chàng John Travolta kém 6 tuổi, vừa tình tứ, e lệ, vừa có nét “du côn” và sexy trong đoạn cuối.
Đương nhiên, mấy ca khúc “bom tấn” trong phim như “Summer Nights”, “Hopelessly Devoted to You” và nhất là “You're the One That I Want”, bọn mình khoái vô cùng. Chưa quen với cảnh các diễn viên vừa nhập vai, vừa hát, rất biểu cảm, nên “Grease” cũng mở ra cho mình thế giới “phim nhạc”.
Kể từ sau đó, mình không theo dõi gì mấy sự nghiệp về sau của Olivia Newton-John, và đọng lại trong mình hình ảnh một cô gái vô cùng khả ái và mãi mãi ở tuổi thanh xuân. Tất nhiên, mình có biết cô chiến đấu với căn bệnh ung thư vú từ 30 năm nay, với chuỗi điều trị 3 lần tưởng khỏi rồi lại bị lại.
Mình cũng biết, bên cạnh diễn xuất âm nhạc (khiến cô có được 4 Giải Grammy), cô còn là một nhà hoạt động cổ vũ cho cuộc chiến chống ung thư, bảo vệ môi trường và động vật. Nhưng tất cả đều mờ nhạt đi, khi mình đọc tin, cô đã ra đi nhẹ nhàng ở tuổi 73, rạng sáng hôm nay, 8/8/2022.
Bộ óc con người có một cơ chế kỳ lạ, để kích hoạt những cảm xúc, ký ức nào đó, dù đã rất lâu, trong những dịp nhất định, mặc dù có khi chúng ta tưởng đã tàn lụi lâu rồi. Với mình, những ca khúc của Olivia Newton-John được nghe vào thuở mới lớn, bắt đầu có chút ý thức và tư duy, là như thế.
Có lẽ bạn diễn của cô, John Travolta, người đã từng có với cô những bước nhảy huyền thoại, khiêu khích và gợi tình, bốc lửa và đằm thắm trong bộ phim “Grease” đã có lý khi nói rằng Olivia Newton-John đã “làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn rất nhiều” trong những lời giã biệt cô.
Gọi Olivia Newton-John là “Olivia thân yêu nhất của tôi”, và xưng là “Danny của bạn, John của bạn!” (*), John Travolta trìu mến nói về nữ ca sĩ như là người có tác động “thật đáng kinh ngạc”, “tôi yêu bạn biết chừng nào”, “là của bạn từ khoảnh khắc đầu tiên kể từ khi thấy bạn, và mãi mãi”.
“Chúng ta sẽ gặp lại nhau ở cuối con đường và tất cả sẽ lại bên nhau”, những lời lẽ như là tỏ tình, nhưng không hiểu sao mình cho là John Travolta đã không “diễn” khi chia tay bạn diễn thân thiết mà anh từng có nhiều dịp cùng làm việc chung, chia sẻ với nhau trong thành công và cả thất bại.
Những con đường quê sẽ đưa cô về nhà, như một ca khúc cô hát rất thành công (**), lần này là lần cuối, sau một cuộc đời trên trần thế với nhiều vinh quang, nhưng cũng hàm chứa vô vàn bi kịch, mà người ca sĩ vẫn giữ được cho mình hình ảnh dễ thương, tránh xa mọi lùm xùm, tới cuối đời...
Ghi chú:
(*) Dany là tên trong phim của John Travolta.
(**) Bản “Take Me Home Country Roads” của John Denver.