Nguyễn Trung Cang: CHÚT TÀN HƠI CUỐI CÙNG...
- Thứ năm - 28/05/2015 15:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Đối với Nguyễn Trung Cang, những tàn phá và tàn phai của thời kỳ khổ ải mà ông phải chịu đựng sau biến cố 1975 cũng không cản được người nghệ sĩ đã có một sáng tác xuất thần cuối cùng...”.
Bữa trước, mình có chia sẻ trên mạng Facebook “Tháng Năm - Phượng Hoàng gãy cánh”, một bài viết cảm động của nhạc sĩ Tuấn Khanh về “Phượng Hoàng”, và một thành viên chủ lực của ban nhạc này: Lê Hựu Hà. Bài viết ấy, chỉ trên FB mình, đã nhận được gần 400 lượt “like”, chứng tỏ có vẫn rất nhiều người đồng cảm với những giá trị đích thực của con người, cuộc sống và âm nhạc.
Nghe lại các ca khúc của “Phượng Hoàng”, có thể lờ mờ nhận ra rằng, chỉ một xã hội khai phóng, chấp nhận những suy tưởng, tư duy đa chiều, ưu tư và quan tâm đến từng cá thể, đến thân phận con người cùng những hệ lụy của nó, mới có thể sản sinh những nghệ sĩ và những tác phẩm như thế.
(Ngược lại, ai như Võ Phiến từng nhận xét, những nền văn nghệ chỉ băn khoăn mổ xẻ đến những chuyện tủn mủn sặc mùi ý thức hệ như vô hợp tác hay không, hoặc làm sao cưỡng bức nông dân “hợp tác hóa” kiểu “Đất vỡ hoang”, hay “Con trâu nhà lão Am”, v.v... thì làm sao mà có được cái gì nhân văn để lại được với thời gian?).
Điều đó có lẽ cũng đúng với nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang (1947-1985), một thành viên khác của “Phượng Hoàng”, tác giả những ca khúc “để đời” như “Thương nhau ngày mưa”, “Bước tình hồng”, “Mặt trời đen”, “Phiên khúc mùa đông”, “Kho tàng của chúng ta”..., người qua đời cách đây tròn 30 năm.
Đối với Nguyễn Trung Cang, những tàn phá và tàn phai của thời kỳ khổ ải mà ông phải chịu đựng sau biến cố 1975 cũng không cản được người nghệ sĩ đã có một sáng tác xuất thần cuối cùng - chút hơi tàn ấy đã để lại một ca khúc mà mình nghĩ là tình khúc da diết nhất, động lòng nhất của gần 80 năm Tân nhạc Việt Nam.
Nghe lại Elvis Phương hát “Còn yêu em mãi”, cũng là để tưởng nhớ một anh tài của nhạc trẻ Việt Nam: Nguyễn Trung Cang!
Nghe lại các ca khúc của “Phượng Hoàng”, có thể lờ mờ nhận ra rằng, chỉ một xã hội khai phóng, chấp nhận những suy tưởng, tư duy đa chiều, ưu tư và quan tâm đến từng cá thể, đến thân phận con người cùng những hệ lụy của nó, mới có thể sản sinh những nghệ sĩ và những tác phẩm như thế.
(Ngược lại, ai như Võ Phiến từng nhận xét, những nền văn nghệ chỉ băn khoăn mổ xẻ đến những chuyện tủn mủn sặc mùi ý thức hệ như vô hợp tác hay không, hoặc làm sao cưỡng bức nông dân “hợp tác hóa” kiểu “Đất vỡ hoang”, hay “Con trâu nhà lão Am”, v.v... thì làm sao mà có được cái gì nhân văn để lại được với thời gian?).
Điều đó có lẽ cũng đúng với nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang (1947-1985), một thành viên khác của “Phượng Hoàng”, tác giả những ca khúc “để đời” như “Thương nhau ngày mưa”, “Bước tình hồng”, “Mặt trời đen”, “Phiên khúc mùa đông”, “Kho tàng của chúng ta”..., người qua đời cách đây tròn 30 năm.
Đối với Nguyễn Trung Cang, những tàn phá và tàn phai của thời kỳ khổ ải mà ông phải chịu đựng sau biến cố 1975 cũng không cản được người nghệ sĩ đã có một sáng tác xuất thần cuối cùng - chút hơi tàn ấy đã để lại một ca khúc mà mình nghĩ là tình khúc da diết nhất, động lòng nhất của gần 80 năm Tân nhạc Việt Nam.
Nghe lại Elvis Phương hát “Còn yêu em mãi”, cũng là để tưởng nhớ một anh tài của nhạc trẻ Việt Nam: Nguyễn Trung Cang!
CÒN YÊU EM MÃI
Yêu em như thuở nào,
tình yêu còn biên đầy trang giấy,
Yêu em như thuở nào,
Tình yêu còn đong đầy trang sách.
Dù biết trái tim đã già,
Mà những thiết tha chẳng nhòa,
Tình cũ vẫn nghe ấm nồng,
Gọi tên nhau lúc cô đơn,
Để nghe sưởi ấm tâm hồn.
Em ơi đây tiếng đàn,
Lời ca dệt ân tình năm tháng,
Câu ca hay khúc nhạc
Tình yêu còn đong đầy khao khát,
Dù có cách xa mỏi mòn,
Mà những dấu yêu mãi còn,
Sưởi ấm xác thân héo gầy,
Tình yêu như gió đem mây,
Gọi mưa giăng kín khung trời.
Điệp khúc:
Này em hỡi,
ta mơ ngày sẽ tới,
khi tương phùng,
em khóc cho niềm vui vì hạnh phúc.
Ngọt hay đắng,
trong cuộc đời mưa nắng,
ta luôn cười trong giấc mơ hạnh phúc xưa tuyệt vời.
Riêng ta nơi núi rừng,
về đêm càng nghe hồn băng giá,
câu ca hay khúc nhạc,
càng thêm sầu cho tình tan nát.
Dù biết cách xa với đời,
dù biết thủy chung chẳng rời,
mà vẫn xót xa tháng ngày,
chờ ta chi nữa em ơi,
còn đâu giây phút tuyệt vời.
Yêu em như thuở nào,
tình yêu còn biên đầy trang giấy,
Yêu em như thuở nào,
Tình yêu còn đong đầy trang sách.
Dù biết trái tim đã già,
Mà những thiết tha chẳng nhòa,
Tình cũ vẫn nghe ấm nồng,
Gọi tên nhau lúc cô đơn,
Để nghe sưởi ấm tâm hồn.
Em ơi đây tiếng đàn,
Lời ca dệt ân tình năm tháng,
Câu ca hay khúc nhạc
Tình yêu còn đong đầy khao khát,
Dù có cách xa mỏi mòn,
Mà những dấu yêu mãi còn,
Sưởi ấm xác thân héo gầy,
Tình yêu như gió đem mây,
Gọi mưa giăng kín khung trời.
Điệp khúc:
Này em hỡi,
ta mơ ngày sẽ tới,
khi tương phùng,
em khóc cho niềm vui vì hạnh phúc.
Ngọt hay đắng,
trong cuộc đời mưa nắng,
ta luôn cười trong giấc mơ hạnh phúc xưa tuyệt vời.
Riêng ta nơi núi rừng,
về đêm càng nghe hồn băng giá,
câu ca hay khúc nhạc,
càng thêm sầu cho tình tan nát.
Dù biết cách xa với đời,
dù biết thủy chung chẳng rời,
mà vẫn xót xa tháng ngày,
chờ ta chi nữa em ơi,
còn đâu giây phút tuyệt vời.