NGƯỜI KHỔNG LỒ CỦA NỀN NHẠC BÁC HỌC HUNGARY TẠ THẾ
- Thứ ba - 08/11/2016 03:21
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Nhạc trưởng Kocsis Zoltán, một trong những tên tuổi lớn nhất của dòng nhạc cổ điển Hungary vừa qua đời ngày 6-11-2016, hưởng thọ 64 tuổi, “để lại một khoảng trống không gì bù đắp nổi”, theo thông cáo của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Hung mà ông là Giám đốc chính phụ trách Âm nhạc.
Sự ra đi của Kocsis Zoltán (1952-2016) không phải là quá bất ngờ vì đã nhiều năm nay ông lâm trọng bệnh và trong nhiều dịp, đã rất gần với cái chết. Cơ thể ông quá mòn mỏi sau không ít ca phẫu thuật lớn về tim mạch và động mạch chủ, nhưng suốt khoảng thời gian điều trị, ông đã “chịu đựng như một con người dũng cảm”, theo thông cáo.
Vài tháng trước, trong một dịp trả lời phỏng vấn, nhạc trưởng hàng đầu của nước Hung cho hay, vì đã trải qua nhiều đợt phẫu thuật, từ 30-40 năm nay ông đã chuẩn bị cho ngày phải ra đi, nhưng ông sẽ vẫn làm việc tới khi nào có thể. Với sự ra đi của Kocsis Zoltán, nước Hung mất đi một thần đồng âm nhạc và một nhân cách lớn.
Bắt đầu chơi dương cầm từ năm lên ba, năm 18 tuổi, Kocsis Zoltán đoạt giải nhất trong cuộc thi mang tên nhà soạn nhạc vĩ đại Beethoven của Đài Tiếng nói Hungary. Ba năm sau, ông được trao Giải Liszt Ferenc, giải thưởng cao quý nhất của Nhà nước Hungary trong lĩnh vực âm nhạc dành cho những nghệ sĩ xuất sắc nhất.
Năm 25 tuổi, Kocsis Zoltán tiếp tục nhận Giải Kossuth, giải thưởng cao quý nhất của Nhà nước Hungary trong lĩnh vực văn hóa (năm 2005, lần thứ hai ông được trao giải này). Năm 1983, cùng một anh tài khác của làng nhạc cổ điển Hungary là nhạc trưởng nổi tiếng Fischer Iván, ông sáng lập Dàn nhạc Festival Budapest.
Từ mùa thu năm 1997, Kocsis Zoltán được cử đứng đầu Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Hungary và dẫn đoàn lưu diễn tại nhiều nước Châu Âu, cũng như Nhật Bản và Hoa Kỳ. Từ năm 30 tuổi, ngoài cương vị nhạc trưởng, ông còn sáng tác và sở hữu tất cả những danh hiệu cao quý nhất mà Nhà nước Hungary trao tặng cho một nghệ sĩ.
Khi còn rất trẻ, Kocsis Zoltán đã là một ngôi sao sáng tại mọi trung tâm và liên hoan âm nhạc quốc tế, và đã hiện diện cùng các dàn nhạc giao hưởng hàng đầu thế giới, như Dàn nhạc Giao hưởng Berlin, Dàn nhạc Giao hưởng Vienna, Dàn nhạc Giao hưởng Hoàng gia Anh, Dàn nhạc Giao hưởng Chicago, Dàn nhạc Giao hưởng San Francisco...
Không chỉ là một nghệ sĩ lớn, Kocsis Zoltán còn là một nhân cách đáng nể. Cho tới cuối đời, ông tặng doanh thu những buổi hòa nhạc nhân sinh nhật ông cho Quỹ Cứu trợ Trẻ em. “Tới giờ lời lẽ không còn giá trị nữa, và chỉ bằng hành động chúng ta mới có thể làm gương để thấy rằng, chúng ta có thể sửa đổi thế giới”, như tâm nguyện của ông.
Về sự ra đi của Kocsis Zoltán, có lẽ Fischer Iván là có thẩm quyền phát ngôn nhất. “Một tượng đài khổng lồ trong âm nhạc, một trong những thần đồng hiếm hoi. Ảnh hưởng của ông đối với cả những thế hệ là không thể đo lường được”, Fischer Iván viết trên trang cá nhân tại mạng xã hội Facebook, và gọi người đồng nghiệp quá cố của mình là “tấm gương không thể nào quên trong âm nhạc”.
Vài tháng trước, trong một dịp trả lời phỏng vấn, nhạc trưởng hàng đầu của nước Hung cho hay, vì đã trải qua nhiều đợt phẫu thuật, từ 30-40 năm nay ông đã chuẩn bị cho ngày phải ra đi, nhưng ông sẽ vẫn làm việc tới khi nào có thể. Với sự ra đi của Kocsis Zoltán, nước Hung mất đi một thần đồng âm nhạc và một nhân cách lớn.
Bắt đầu chơi dương cầm từ năm lên ba, năm 18 tuổi, Kocsis Zoltán đoạt giải nhất trong cuộc thi mang tên nhà soạn nhạc vĩ đại Beethoven của Đài Tiếng nói Hungary. Ba năm sau, ông được trao Giải Liszt Ferenc, giải thưởng cao quý nhất của Nhà nước Hungary trong lĩnh vực âm nhạc dành cho những nghệ sĩ xuất sắc nhất.
Năm 25 tuổi, Kocsis Zoltán tiếp tục nhận Giải Kossuth, giải thưởng cao quý nhất của Nhà nước Hungary trong lĩnh vực văn hóa (năm 2005, lần thứ hai ông được trao giải này). Năm 1983, cùng một anh tài khác của làng nhạc cổ điển Hungary là nhạc trưởng nổi tiếng Fischer Iván, ông sáng lập Dàn nhạc Festival Budapest.
Từ mùa thu năm 1997, Kocsis Zoltán được cử đứng đầu Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Hungary và dẫn đoàn lưu diễn tại nhiều nước Châu Âu, cũng như Nhật Bản và Hoa Kỳ. Từ năm 30 tuổi, ngoài cương vị nhạc trưởng, ông còn sáng tác và sở hữu tất cả những danh hiệu cao quý nhất mà Nhà nước Hungary trao tặng cho một nghệ sĩ.
Khi còn rất trẻ, Kocsis Zoltán đã là một ngôi sao sáng tại mọi trung tâm và liên hoan âm nhạc quốc tế, và đã hiện diện cùng các dàn nhạc giao hưởng hàng đầu thế giới, như Dàn nhạc Giao hưởng Berlin, Dàn nhạc Giao hưởng Vienna, Dàn nhạc Giao hưởng Hoàng gia Anh, Dàn nhạc Giao hưởng Chicago, Dàn nhạc Giao hưởng San Francisco...
Không chỉ là một nghệ sĩ lớn, Kocsis Zoltán còn là một nhân cách đáng nể. Cho tới cuối đời, ông tặng doanh thu những buổi hòa nhạc nhân sinh nhật ông cho Quỹ Cứu trợ Trẻ em. “Tới giờ lời lẽ không còn giá trị nữa, và chỉ bằng hành động chúng ta mới có thể làm gương để thấy rằng, chúng ta có thể sửa đổi thế giới”, như tâm nguyện của ông.
Về sự ra đi của Kocsis Zoltán, có lẽ Fischer Iván là có thẩm quyền phát ngôn nhất. “Một tượng đài khổng lồ trong âm nhạc, một trong những thần đồng hiếm hoi. Ảnh hưởng của ông đối với cả những thế hệ là không thể đo lường được”, Fischer Iván viết trên trang cá nhân tại mạng xã hội Facebook, và gọi người đồng nghiệp quá cố của mình là “tấm gương không thể nào quên trong âm nhạc”.