Hội chợ Sách Quốc tế Budapest 2018: THƠ TRƯƠNG ĐĂNG DUNG CHINH PHỤC ĐỘC GIẢ
- Thứ hai - 23/04/2018 04:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Ở đâu con người cũng là con người: trong sự mong manh của kiếp sống, trong sự bất hạnh tột cùng và niềm hạnh phúc cao thượng của nó. Chúng ta đang sống trong nỗi cô đơn tập thể” (nhà thơ Trương Đăng Dung).
Hội chợ Sách Quốc tế Budapest (Budapesti Nemzetközi Könyvfesztivál) tổ chức thường niên vào mùa xuân luôn thu hút đông đảo lượng người yêu văn học và không chỉ là một trong những sự kiện lớn nhất của ngạch xuất bản sách báo Hungary, mà còn được giới chuyên môn thế giới và khu vực hết sức quan tâm. Năm nay, được tổ chức lần thứ 25, Hội chợ có sự tham dự của 26 nước với 160 gian triển lãm sách in ấn và trên 100 cuộc trò chuyện giao lưu với người đọc. Nhưng điểm đặc biệt nhất đối với tôi, đó là sự hiện diện của “Những kỷ niệm tưởng tượng”, một tập thơ song ngữ Việt - Hung, tác phẩm của hai tên tuổi tác giả - dịch giả rất đỗi quen thuộc với vai trò cầu nối văn học giữa hai nước: Trương Đăng Dung và Giáp Văn Chung.
Vào tới khu vực triển lãm lúc xế chiều, trong một khuôn viên rộng mấy nghin mét vuông la liệt trên thảm cỏ người nằm, người ngồi, người ôm cốc bia, người nhâm nhi ly cà phê hay ăn kem ốc quế. Thoạt nhìn có thể hình dung đây đơn thuần là khu vui chơi giải trí, dã ngoại gia đình, nhưng điều kết gắn mọi người có lẽ là tình yêu đọc sách. Tay ai cũng cầm một quyển sách. Người chăm chú đọc, người lật lật vài trang, người ngó nghiêng bên này bên kia, người hỏi han chia sẻ cảm xúc…
Các gian triển lãm được dựng lên trong một khu nhà to, trần cao vút nhưng sao vẫn có cảm giác chật chội , hơi phải chen nhau một chút bởi những quầy sách xít xịt nhau như ma trận, bao quanh bởi người đi xem, đi mua rầm rập. May quá đang lơ ngơ không biết đi ngả nào, tôi nhận ra ngay nhà thơ kiêm nghiên cứu văn học nổi tiếng Trương Đăng Dung mới từ Hà Nội sang và dịch giả kỳ cựu Giáp Văn Chung đã sống ở Budapest từ lâu năm. Hai ông phấn khởi cho biết, đây là lần đầu tiên văn thơ đương đại của Việt Nam được vinh dự có mặt tại một hội chợ sách danh giá ở Châu Âu và tác giả được mời sang giao lưu với người đọc.
Ban tổ chức Hội chợ làm việc rất chuyên nghiệp, mặc dù trong cùng một ngày, cùng một lúc có rất nhiều cuộc nói chuyện, đàm thoại nhưng tất cả đều răm rắp đúng giờ, đúng vị trí. Tôi hồi hộp vào sớm “chiếm” chỗ ngồi, lo lắng quyển thơ bé nhỏ của Việt Nam dịch ra tiếng Hung liệu có thu hút được sự quan tâm của người đến hội chợ. Chỉ thấy lác đác vài ba khuôn mặt của người Việt sống tại Budapest, có lẽ cũng không nhiều người biết sự kiện này. Ngài đại sứ Hungary tại Việt Nam, ông Őry Csaba cũng tới dự. Sau này, trong buổi giao lưu tôi mới được biết ông cũng có công lao trong việc nối kết các mắt xích cho sự ra đời của tập thơ tại Hungary. Thế rồi lượng người tới giao lưu cũng gần chiếm gần kín căn phòng. Một phần có lẽ do Trương Đăng Dung đã từng học tập, nghiên cứu văn học ở Hungary trong một thời gian dài, một phần do độc giả hâm mộ Háy János, một nhà thơ đương đại khá nổi tiếng, người dũng cảm nhận chuyển thể thơ Trương Đăng Dung ra tiếng Hung mà không hề biết một từ tiếng Việt nào.
Buổi giao lưu có hai chủ đề chính. Phần đầu, nhà thơ Trương Đăng Dung nói về những kỷ niệm, ký ức của ông về thời gian học tập và nghiên cứu văn học tại Hungary. Mặc dù bao nhiêu năm đã trôi qua, không hiểu sao những cảm nhận và những mẩu chuyện giúp hình thành tính cách con người của ông không hề mờ phai, hiện về rất sắc nét. Cử tọa có thể hình dung trước mắt hình ảnh chàng thanh niên nhỏ bé xứ Nghệ lần đầu tiên xa nhà đến với nước Hung như tổ quốc thứ hai của mình, nơi ông đã nếm nhận những cảm giác của tuổi thanh niên mới bước vào đời, nơi mà sự tiếp xúc với giới văn học nổi tiếng Hungary đã mở ra cho ông cánh nhìn mới về cảm thụ văn học.
Đặc biệt, khi nói về người bạn thân Holló András, đồng thời là một thi sĩ có tâm hồn trong trắng lãng mạn đã lìa xa cõi đời lúc còn rất trẻ, những cảm xúc tự sâu đáy lòng bỗng ùa về nghẹn ngào khiến câu nói của Trương Đăng Dung gây xúc động mạnh trong lòng người nghe. Cuộc đời thật lắm tình cờ không thể giải thích nổi, hai con người sinh ra ở hai nơi quá xa nhau trên quả đất, lớn lên trong hoàn cảnh văn hóa và bối cảnh cuộc sống hoàn toàn khác nhau, sao lại có thể có cùng một sợi dây đồng cảm đến như vậy. Là người Việt đầu tiên tham gia chuyển ngữ “Truyện Kiều” sang tiếng Hung và đã có khoảng thời gian dài giảng dạy văn học, Trương Đăng Dung cho rằng có lẽ chưa từng có một ai, kể cả người Việt cảm nhận được Kiều đúng, hay và sâu sắc như Holló András. Bài thơ Holló András viết sau khi đọc Kiều, Trương Đăng Dung đã dịch ra tiếng Việt và đọc đi đọc lại hàng trăm, hàng nghìn lần mà bao giờ cũng thấy hay, thấy xúc động.
Trương Đăng Dung và Holló András dường như có cùng một nhịp đập trong con tim và đọc được những ý nghĩ cảm xúc của nhau. Họ thường nói đùa rằng có thể trong kiếp trước hay kiếp sau họ đã và sẽ là một cặp đôi tình nhân hoàn hảo. Cái chết của Holló András mang lại vết thương lòng không bao giờ có thể hàn gắn được đối với Trương Đăng Dung, có chăng chỉ khiến ông thêm chín chắn, sâu lắng hơn. Sau khi nghe câu chuyện này, đọc lại “Những kỷ niệm tưởng tượng” - bài thơ Trương Đăng Dung viết tặng Holló András và đồng thời cũng là nhan đề của tuyển tập thơ, tôi cảm thấy gai người: có lẽ những kỷ niệm đó không phải là tưởng tượng, có thật đấy, xảy ra thật đấy, nhưng chúng chỉ diễn ra tại một mặt phẳng không gian - thời gian khác, mà những ai giàu cảm xúc mới thấu hiểu được.
Tất nhiên, một tuyển tập thơ không thể thiếu được những bài thơ tình: tình từ thời trai trẻ, tình lúc tóc đã hai mầu, tình lúc đã chín muồi tuổi đời như thể thiếu tình yêu cuộc sống không thể tồn tại được.Thơ tình của Trương Đăng Dung chứa nhiều hình ảnh cách điệu, không phải những mối tình bùng lên rồi tắt hẳn mà thường day dứt qua ngày qua tháng, qua mùa, qua thời gian của đời người rồi tan vào cõi hư vô. Bài thơ “Anh không thấy thời gian trôi” được nhà thơ kiêm dịch giả Háy János đọc bằng tiếng Hung với sự tham gia hòa tấu của hai nghệ sĩ chơi guitar và trống tay dùng trong thể loại Jazz. Âm nhạc đã làm tôn thêm tiết tấu lãng mạn của bài thơ như một bản nhạc đêm đầy rạo rực và quyến rũ. Phải nói đây là một sáng kiến kết hợp thơ văn và âm nhạc rất tinh tế của nhà thơ Háy János.
Phần sau của buổi giao lưu đã đáp ứng sự tò mò của khán giả: thơ - thường được đánh giá như đỉnh cao của ngôn ngữ làm sao có thể chuyển thể sang một ngôn ngữ khác mà vẫn giữ nguyên được ý, được câu, được nhịp điệu. Mắt xích đầu tiên là dịch giả Giáp Văn Chung, người đã chuyển ngữ thành công nhiều tác phẩm đỉnh cao của văn học Hung, bên cạnh đó, ông còn tham gia chủ biên dịch thuật một tuyển tập truyện ngắn Việt Nam đương đại. Với những thành tích đáng nể, vào năm ngoái, Giáp Văn Chung đã được Nhà nước Hung trao tặng Huân chương Công trạng Chữ thập vàng Hungary ngạch Dân sự. Không dừng lại tại đó, Giáp Văn Chung vẫn tiếp tục bền bỉ với công việc dịch thuật của mình. Sau khi tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung ra đời tại Viêt Nam gây tiếng vang lớn trong giới văn nghệ và đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2011, ông ấp ủ ước muốn chuyển ngữ tập thơ này sang tiếng Hung. Do hâm mộ thơ Trương Đăng Dung đã lâu, kết hợp với việc nghiềm ngẫm rất nhiều bài phân tích thơ, bản dịch của Giáp Văn Chung đã phản ánh chính xác được ý tưởng, triết lý trong từng bài thơ.
Ông Őry Csaba, đại sứ Hungary tại Việt Nam, một người rất yêu thích văn học nghệ thuật sau khi đọc một số bản dịch của Giáp Văn Chung đã kết nối họ với Háy János, một nhà thơ đương đại rất thông minh và bản lĩnh. Không những Háy János hiểu được những ý tưởng trong thơ Trương Đăng Dung mà do kiên trì đọc đi đọc lại các vần thơ tiếng Việt nhiều lần, tuy không hiểu từng chữ nhưng Háy đã nắm được vần điệu, tiết tấu, âm điệu trong thơ rất chuẩn xác. Dịch thơ khó gần như sáng tác một bài thơ mới với âm điệu ngôn ngữ của chính mình mà lại chuyển thể được điều tác giả muốn nói. Khán giả bật cười khi biết Háy toát mồ hôi hột lúc biết Trương Đăng Dung nói thạo tiếng Hung. Chi tiết này bị giấu kỹ để đừng gây ảnh hưởng tới tâm lý của Háy trong quá trình dịch thuật. Còn Trương Đăng Dung tất nhiên cũng “bí mật” tự dịch một vài bài thơ của chính mình, nhưng rồi phải công nhận bản dịch của Háy hay hơn và chuẩn hơn!
Thời gian có hạn, buổi giao lưu chỉ gói gọn trong vòng đúng một tiếng đồng hồ. Nhà xuất bản đã bán hết sạch số sách họ mang tới Hội chợ, đạt kết quả vượt ra ngoài mong muốn. Sau khi ký sách tặng các đọc giả hâm mộ, nhà thơ Trương Đăng Dung tâm sự: tôi thấy mình thật may mắn và hy vọng rằng sẽ có nhiều nhà văn nhà thơ Việt Nam được tham gia các hội chợ sách quốc tế, mang thi ca Việt Nam tới nhiều bạn đọc trên thế giới bởi có thể khác nhau về ngôn ngữ nhưng nếu thơ có tư tưởng đẹp và triết lý hay vẫn chinh phục được trái tim người đọc ở bất kỳ nơi đâu.
Xin trích dẫn một ý tưởng rất đáng nhớ của Trương Đăng Dung: “Ở đâu con người cũng là con người: trong sự mong manh của kiếp sống, trong sự bất hạnh tột cùng và niềm hạnh phúc cao thượng của nó. Chúng ta đang sống trong nỗi cô đơn tập thể”.
Vào tới khu vực triển lãm lúc xế chiều, trong một khuôn viên rộng mấy nghin mét vuông la liệt trên thảm cỏ người nằm, người ngồi, người ôm cốc bia, người nhâm nhi ly cà phê hay ăn kem ốc quế. Thoạt nhìn có thể hình dung đây đơn thuần là khu vui chơi giải trí, dã ngoại gia đình, nhưng điều kết gắn mọi người có lẽ là tình yêu đọc sách. Tay ai cũng cầm một quyển sách. Người chăm chú đọc, người lật lật vài trang, người ngó nghiêng bên này bên kia, người hỏi han chia sẻ cảm xúc…
Các gian triển lãm được dựng lên trong một khu nhà to, trần cao vút nhưng sao vẫn có cảm giác chật chội , hơi phải chen nhau một chút bởi những quầy sách xít xịt nhau như ma trận, bao quanh bởi người đi xem, đi mua rầm rập. May quá đang lơ ngơ không biết đi ngả nào, tôi nhận ra ngay nhà thơ kiêm nghiên cứu văn học nổi tiếng Trương Đăng Dung mới từ Hà Nội sang và dịch giả kỳ cựu Giáp Văn Chung đã sống ở Budapest từ lâu năm. Hai ông phấn khởi cho biết, đây là lần đầu tiên văn thơ đương đại của Việt Nam được vinh dự có mặt tại một hội chợ sách danh giá ở Châu Âu và tác giả được mời sang giao lưu với người đọc.
Ban tổ chức Hội chợ làm việc rất chuyên nghiệp, mặc dù trong cùng một ngày, cùng một lúc có rất nhiều cuộc nói chuyện, đàm thoại nhưng tất cả đều răm rắp đúng giờ, đúng vị trí. Tôi hồi hộp vào sớm “chiếm” chỗ ngồi, lo lắng quyển thơ bé nhỏ của Việt Nam dịch ra tiếng Hung liệu có thu hút được sự quan tâm của người đến hội chợ. Chỉ thấy lác đác vài ba khuôn mặt của người Việt sống tại Budapest, có lẽ cũng không nhiều người biết sự kiện này. Ngài đại sứ Hungary tại Việt Nam, ông Őry Csaba cũng tới dự. Sau này, trong buổi giao lưu tôi mới được biết ông cũng có công lao trong việc nối kết các mắt xích cho sự ra đời của tập thơ tại Hungary. Thế rồi lượng người tới giao lưu cũng gần chiếm gần kín căn phòng. Một phần có lẽ do Trương Đăng Dung đã từng học tập, nghiên cứu văn học ở Hungary trong một thời gian dài, một phần do độc giả hâm mộ Háy János, một nhà thơ đương đại khá nổi tiếng, người dũng cảm nhận chuyển thể thơ Trương Đăng Dung ra tiếng Hung mà không hề biết một từ tiếng Việt nào.
Buổi giao lưu có hai chủ đề chính. Phần đầu, nhà thơ Trương Đăng Dung nói về những kỷ niệm, ký ức của ông về thời gian học tập và nghiên cứu văn học tại Hungary. Mặc dù bao nhiêu năm đã trôi qua, không hiểu sao những cảm nhận và những mẩu chuyện giúp hình thành tính cách con người của ông không hề mờ phai, hiện về rất sắc nét. Cử tọa có thể hình dung trước mắt hình ảnh chàng thanh niên nhỏ bé xứ Nghệ lần đầu tiên xa nhà đến với nước Hung như tổ quốc thứ hai của mình, nơi ông đã nếm nhận những cảm giác của tuổi thanh niên mới bước vào đời, nơi mà sự tiếp xúc với giới văn học nổi tiếng Hungary đã mở ra cho ông cánh nhìn mới về cảm thụ văn học.
Đặc biệt, khi nói về người bạn thân Holló András, đồng thời là một thi sĩ có tâm hồn trong trắng lãng mạn đã lìa xa cõi đời lúc còn rất trẻ, những cảm xúc tự sâu đáy lòng bỗng ùa về nghẹn ngào khiến câu nói của Trương Đăng Dung gây xúc động mạnh trong lòng người nghe. Cuộc đời thật lắm tình cờ không thể giải thích nổi, hai con người sinh ra ở hai nơi quá xa nhau trên quả đất, lớn lên trong hoàn cảnh văn hóa và bối cảnh cuộc sống hoàn toàn khác nhau, sao lại có thể có cùng một sợi dây đồng cảm đến như vậy. Là người Việt đầu tiên tham gia chuyển ngữ “Truyện Kiều” sang tiếng Hung và đã có khoảng thời gian dài giảng dạy văn học, Trương Đăng Dung cho rằng có lẽ chưa từng có một ai, kể cả người Việt cảm nhận được Kiều đúng, hay và sâu sắc như Holló András. Bài thơ Holló András viết sau khi đọc Kiều, Trương Đăng Dung đã dịch ra tiếng Việt và đọc đi đọc lại hàng trăm, hàng nghìn lần mà bao giờ cũng thấy hay, thấy xúc động.
Trương Đăng Dung và Holló András dường như có cùng một nhịp đập trong con tim và đọc được những ý nghĩ cảm xúc của nhau. Họ thường nói đùa rằng có thể trong kiếp trước hay kiếp sau họ đã và sẽ là một cặp đôi tình nhân hoàn hảo. Cái chết của Holló András mang lại vết thương lòng không bao giờ có thể hàn gắn được đối với Trương Đăng Dung, có chăng chỉ khiến ông thêm chín chắn, sâu lắng hơn. Sau khi nghe câu chuyện này, đọc lại “Những kỷ niệm tưởng tượng” - bài thơ Trương Đăng Dung viết tặng Holló András và đồng thời cũng là nhan đề của tuyển tập thơ, tôi cảm thấy gai người: có lẽ những kỷ niệm đó không phải là tưởng tượng, có thật đấy, xảy ra thật đấy, nhưng chúng chỉ diễn ra tại một mặt phẳng không gian - thời gian khác, mà những ai giàu cảm xúc mới thấu hiểu được.
Tất nhiên, một tuyển tập thơ không thể thiếu được những bài thơ tình: tình từ thời trai trẻ, tình lúc tóc đã hai mầu, tình lúc đã chín muồi tuổi đời như thể thiếu tình yêu cuộc sống không thể tồn tại được.Thơ tình của Trương Đăng Dung chứa nhiều hình ảnh cách điệu, không phải những mối tình bùng lên rồi tắt hẳn mà thường day dứt qua ngày qua tháng, qua mùa, qua thời gian của đời người rồi tan vào cõi hư vô. Bài thơ “Anh không thấy thời gian trôi” được nhà thơ kiêm dịch giả Háy János đọc bằng tiếng Hung với sự tham gia hòa tấu của hai nghệ sĩ chơi guitar và trống tay dùng trong thể loại Jazz. Âm nhạc đã làm tôn thêm tiết tấu lãng mạn của bài thơ như một bản nhạc đêm đầy rạo rực và quyến rũ. Phải nói đây là một sáng kiến kết hợp thơ văn và âm nhạc rất tinh tế của nhà thơ Háy János.
Phần sau của buổi giao lưu đã đáp ứng sự tò mò của khán giả: thơ - thường được đánh giá như đỉnh cao của ngôn ngữ làm sao có thể chuyển thể sang một ngôn ngữ khác mà vẫn giữ nguyên được ý, được câu, được nhịp điệu. Mắt xích đầu tiên là dịch giả Giáp Văn Chung, người đã chuyển ngữ thành công nhiều tác phẩm đỉnh cao của văn học Hung, bên cạnh đó, ông còn tham gia chủ biên dịch thuật một tuyển tập truyện ngắn Việt Nam đương đại. Với những thành tích đáng nể, vào năm ngoái, Giáp Văn Chung đã được Nhà nước Hung trao tặng Huân chương Công trạng Chữ thập vàng Hungary ngạch Dân sự. Không dừng lại tại đó, Giáp Văn Chung vẫn tiếp tục bền bỉ với công việc dịch thuật của mình. Sau khi tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung ra đời tại Viêt Nam gây tiếng vang lớn trong giới văn nghệ và đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2011, ông ấp ủ ước muốn chuyển ngữ tập thơ này sang tiếng Hung. Do hâm mộ thơ Trương Đăng Dung đã lâu, kết hợp với việc nghiềm ngẫm rất nhiều bài phân tích thơ, bản dịch của Giáp Văn Chung đã phản ánh chính xác được ý tưởng, triết lý trong từng bài thơ.
Ông Őry Csaba, đại sứ Hungary tại Việt Nam, một người rất yêu thích văn học nghệ thuật sau khi đọc một số bản dịch của Giáp Văn Chung đã kết nối họ với Háy János, một nhà thơ đương đại rất thông minh và bản lĩnh. Không những Háy János hiểu được những ý tưởng trong thơ Trương Đăng Dung mà do kiên trì đọc đi đọc lại các vần thơ tiếng Việt nhiều lần, tuy không hiểu từng chữ nhưng Háy đã nắm được vần điệu, tiết tấu, âm điệu trong thơ rất chuẩn xác. Dịch thơ khó gần như sáng tác một bài thơ mới với âm điệu ngôn ngữ của chính mình mà lại chuyển thể được điều tác giả muốn nói. Khán giả bật cười khi biết Háy toát mồ hôi hột lúc biết Trương Đăng Dung nói thạo tiếng Hung. Chi tiết này bị giấu kỹ để đừng gây ảnh hưởng tới tâm lý của Háy trong quá trình dịch thuật. Còn Trương Đăng Dung tất nhiên cũng “bí mật” tự dịch một vài bài thơ của chính mình, nhưng rồi phải công nhận bản dịch của Háy hay hơn và chuẩn hơn!
Thời gian có hạn, buổi giao lưu chỉ gói gọn trong vòng đúng một tiếng đồng hồ. Nhà xuất bản đã bán hết sạch số sách họ mang tới Hội chợ, đạt kết quả vượt ra ngoài mong muốn. Sau khi ký sách tặng các đọc giả hâm mộ, nhà thơ Trương Đăng Dung tâm sự: tôi thấy mình thật may mắn và hy vọng rằng sẽ có nhiều nhà văn nhà thơ Việt Nam được tham gia các hội chợ sách quốc tế, mang thi ca Việt Nam tới nhiều bạn đọc trên thế giới bởi có thể khác nhau về ngôn ngữ nhưng nếu thơ có tư tưởng đẹp và triết lý hay vẫn chinh phục được trái tim người đọc ở bất kỳ nơi đâu.
Xin trích dẫn một ý tưởng rất đáng nhớ của Trương Đăng Dung: “Ở đâu con người cũng là con người: trong sự mong manh của kiếp sống, trong sự bất hạnh tột cùng và niềm hạnh phúc cao thượng của nó. Chúng ta đang sống trong nỗi cô đơn tập thể”.
BS. Đặng Phương Lan, từ Budapest - Ngày 22-4-2018
Chùm thơ và thơ dịch của Trương Đăng Dung:
NHỮNG KỶ NIỆM TƯỞNG TƯỢNG
(Tưởng nhớ nhà thơ Holló András)
Tôi không thể quên một ngày tháng Năm năm 1054
Tôi với anh đã nhìn thấy mặt trời
Ngày ta sinh là ngày đầu tiên ta nằm bệnh viện
Các bác sĩ hân hoan khi có trẻ ra đời
Họ lấy nhau của mẹ ta làm đồ nhắm rượu
Các nữ y tá nhìn ta
Kinh nguyệt chảy màu máu còn tươi rói
Không có bông, họ lấy tà áo choàng lau vội.
Đêm đầu tiên ta nghe những tiếng động đầu tiên
Những chú chuột ăn cắp tã vá của ta làm áo choàng vào bệnh viện
Chúng sờ lên mặt ta tìm môi ta liếm liếm
Rồi chúng ra đi, ta hồi hộp nằm chờ.
Chúng ta lớn lên cùng nhau ăn thịt chó
Cùng nhau thấy những con trâu vừa kéo cày vừa đái bừa xuống ruộng
Cùng nhau thấy những gái điếm ngủ dọc bờ sông đầu gục xuống
Và những chuyến tàu chở đầy ắp vũ khí
Trên nóc toa là trẻ nhỏ người già.
Cùng nhau thấy những đám tang không có hòm
Chân người chết thò ra khỏi chiếu
Cùng nhau thấy những người mẹ bị thương ruột lòi ra
Vẫn ôm con nhảy xuống hầm, tranh nhau chỗ ngồi với rắn
Và những cánh tay trẻ thơ bom hất lên cành cây vắt vẻo
Bên loa phóng thanh đang hát điệu à ơi…
Sáng nay em gái tôi đột ngột ra đời
Khi nhìn thấy tôi mẹ tôi cười đau khổ,
(mẹ ơi mẹ sinh em đâu phải là tội lỗi)
Em tôi nằm mặt cau có đầy nhăn
Giữa ngày sinh của chúng ta lần thứ một ngàn.
Đã lâu rồi quạ cũng bay đi
Có lẽ một ngày kia chúng sẽ trở về mang theo nhiều xương ống
Để làm búp bê cho em tôi chơi
Làm dùi cho em tôi đánh trống.
Budapest, tháng 5-1984
*
NHỮNG BỨC TƯỜNG
Có những bức tường ta xây
và ta phá,
có những bức tường ta không xây
và không nhìn thấy.
Anh và em đi trên mặt đất này
giữa những bức tường ta xây và phá
nhưng tất cả đều bị bao quanh
bởi những bức tường không nhìn thấy.
Giữa những cái bắt tay
có một bức tường,
giữa em và người em thấy trong gương
có một bức tường,
giữa hai chiếc gối nằm kề nhau
có một bức tường.
Khi ta ngước mắt nhìn trời xanh
trên mặt đất đã có những bức tường,
khi ta cúi xuống nhìn mặt đất
xung quanh ta đã có những bức tường
khi ta nghĩ đến những miền xa
phía trước ta đã có những bức tường.
Những bức tường, những bức tường, những bức tường
có mặt khắp nơi,
trong những lời vui đoàn tụ
trong những lời buồn chia tay,
những bức tường ta không xây
những bức tường không thể phá...
Đêm đêm anh vẫn nghe lũ quạ
cười nói huyên thuyên trên những bức tường này.
Tháng 4-2007
*
ANH KHÔNG THẤY THỜI GIAN TRÔI
Anh không thấy thời gian trôi
chỉ thấy những đám mây di chuyển
và những chiếc lá vàng không muốn lìa cây
gió rung, lá rơi còn vẫy vẫy.
Anh không thấy thời gian trôi
chỉ thấy những lá thư ngày một bạc màu
những cơn mưa rơi vào đêm vắng
dấu chân ta - năm tháng có còn đâu.
Anh không thấy thời gian trôi
chỉ thấy mùa thu vừa lạ vừa quen
những gương mặt những nụ cười mới gặp
chưa kịp thân đã thấy khác đi rồi.
Anh không thấy thời gian trôi
chỉ thấy lòng ngày một tha thiết với trời xanh,
sợi tóc rụng bàn tay nào giữ được
mỗi ban mai khắc khoải việc chưa thành.
Anh không thấy thời gian trôi
thời gian ở trong máu, không lời
ẩn mình trong khoé mắt, làn môi
trong dáng em đi nghiêng nghiêng như đang viết lên mặt đất
thành lời
về kiếp người ngắn ngủi.
1997
*
ANH CHIẾM CHỖ BÓNG ĐÊM
Anh nghe bóng đêm tan trên cơ thể em
bóng đêm chạy trốn.
Những khoảnh khắc trong đêm
những đường cong như sóng vươn về phía trước
hơi thở như gió
đắm say và gấp gáp.
Anh chiếm chỗ bóng đêm
cơ thể lún sâu đến kiệt sức
những khoảnh khắc trong đêm
sâu lắng và bí ẩn.
Bóng đêm chạy trốn
Thủy triều lên từng đợt, từng đợt
Bãi cát mịn mượt mà dâng hiến.
Anh chiếm chỗ bóng đêm
anh gom ánh sáng bằng sức lực đàn ông
có tự ngàn đời
để cho em rạng rỡ.
Có phải chúng ta đang bị tự nhiên lừa*
để kéo dài sự sống?
anh vẫn muốn bị lừa
để chiếm chỗ bóng đêm
để có em vĩnh viễn!
* Ý của Arthur Schopenhauer
Tháng 4-2007
*
TỪ NHỮNG ĐIỀU NGUYỄN DU DẠY
(Nhân đọc Truyện Kiều dịch sang tiếng Hungary)
Trương Đăng Dung dịch thơ của Holló András
Anh đừng nói: Trời cao
Xin hãy nói: Màu xanh trùm bể khổ
Anh đừng nói: Đất dày
Xin hãy nói: Rạn nứt và sụp đổ
Anh đừng nói: Ngôi sao
Xin hãy nói: Giọt máu đào ai chảy
Anh đừng nói: Những điều trông thấy
Xin hãy nói: Tội lỗi các anh, tội lỗi chúng ta
Anh đừng nói: Oan gia
Xin hãy nói: Tình thương cần họp mặt
Anh đừng nói: Mặt sắt
Xin hãy nói: Tội ác ít bạn đường
Anh đừng nói: Làm cho khốc hại
Xin hãy nói: Không thể ngắt hoa trắng từ xương
Anh đừng nói: Giọt sương
Xin hãy nói: Thông điệp của điều lành
Anh đừng nói: Cây xanh
Xin hãy nói: Cuộc đời không vô bổ
Anh đừng nói: Ngọn gió
Xin hãy nói: Người bạn mù dẫn đường
Anh đừng nói: Rầu rầu ngọn cỏ
Xin hãy nói: Người bạn hiền vô danh
Anh đừng nói: Rêu xanh
Xin hãy nói: Ký ức không lụi tàn
Anh đừng nói: Báo ân
Xin hãy nói: Tình người không thể cạn
Anh đừng nói: Bình minh
Xin hãy nói: Nhiệt tình bừng sáng
Anh đừng nói: Hoàng hôn
Xin hãy nói: Niềm nuối tiếc muộn màng
Anh đừng nói: Suối vàng
Xin hãy nói: Tơ đời không thể dứt.