HOÀNG HÔN CỦA GIÁO SƯ BEREND T. IVÁN, SĨ PHU ĐƯƠNG ĐẠI HUNGARY
- Chủ nhật - 16/12/2018 02:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Thủ lĩnh, lãnh đạo thời nào cũng luôn cao giọng “hoàn thiện thể chế” nhưng đường đến một thể chế đẹp và hay cho nhân loại còn rất xa vời và luôn cần được cải thiện bằng trí tuệ khoa học!”.
“Bởi cả đời, suốt 66 năm tôi dạy học, nên Sách này tôi xin đề tặng tới hơn mười nghìn sinh viên cũ. Đồng thời, hy vọng nhiều độc giả và những ai quan tâm cũng sẽ tìm thấy những thông tin hữu dụng, những gợi mở trân trọng trong tập sách mỏng này” - GS. VS. Berend T. Iván viết trong “Lời nói đầu” cuốn sách NAPLEMENTÉK (*) vừa được đông đảo bạn hữu và người hâm mộ đón nhận hôm 12-12-2018 vừa qua.
Lễ giới thiệu sách được tổ chức tại Thư viện và Trung Tâm Thông tin Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (MTA-KIK). Do tình trạng sức khỏe không cho phép bay 16 tiếng về dự, GS. Berend T. Iván đã chào mừng khán giả tham dự buổi giới thiệu sách bằng những lời thân tình nồng ấm qua video gần 3 phút.
NAPLEMENTÉK là cuốn mới nhất trong ba cuốn thuộc loại tự thuật về cuộc đời vừa tròn tuổi 88 của GS. Berend T. Iván. Ba năm trước, giáo sư đã chính thức nghỉ hưu sau 25 năm liên tục giảng dạy tại Đại học California Los Angeles (UCLA). Trong buổi chia tay thân tình với các cộng sự, ông đã bày tỏ ao ước “từ nay sẽ được an nhàn… thưởng hưởng vài trước tác văn học yêu thích từ lâu”. Tuy nhiên, giáo sư vẫn liên tục quan tâm và có những phỏng vấn, tham luận sắc sảo về những vấn đề hiện tình EU và Hungary.
GS. VS., kinh tế gia Csaba László cùng GS. VS., nhà sử học Gyáni Gábor đã điểm qua những mốc quan trọng cùng những cống hiến đặc biệt của GS. Berend T. Iván, người có cuộc đời thật kỳ lạ, đầy ắp sự kiện và thành công trong cả hai thế giới (40 năm ở Hungary và 25 năm ở Mỹ). Một nhà khoa học hàng đầu, từ rất trẻ đã có nhãn quan sâu rộng với cái nhìn toàn cầu trong mọi vấn đề. Một sĩ phu luôn hăng say với nhiệt tình và trách nhiệm cao nhất, khao khát đổi mới, phát triển đất nước cũng như sự nghiệp đào tạo các thế hệ sinh viên.
Lễ giới thiệu sách được tổ chức tại Thư viện và Trung Tâm Thông tin Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (MTA-KIK). Do tình trạng sức khỏe không cho phép bay 16 tiếng về dự, GS. Berend T. Iván đã chào mừng khán giả tham dự buổi giới thiệu sách bằng những lời thân tình nồng ấm qua video gần 3 phút.
NAPLEMENTÉK là cuốn mới nhất trong ba cuốn thuộc loại tự thuật về cuộc đời vừa tròn tuổi 88 của GS. Berend T. Iván. Ba năm trước, giáo sư đã chính thức nghỉ hưu sau 25 năm liên tục giảng dạy tại Đại học California Los Angeles (UCLA). Trong buổi chia tay thân tình với các cộng sự, ông đã bày tỏ ao ước “từ nay sẽ được an nhàn… thưởng hưởng vài trước tác văn học yêu thích từ lâu”. Tuy nhiên, giáo sư vẫn liên tục quan tâm và có những phỏng vấn, tham luận sắc sảo về những vấn đề hiện tình EU và Hungary.
GS. VS., kinh tế gia Csaba László cùng GS. VS., nhà sử học Gyáni Gábor đã điểm qua những mốc quan trọng cùng những cống hiến đặc biệt của GS. Berend T. Iván, người có cuộc đời thật kỳ lạ, đầy ắp sự kiện và thành công trong cả hai thế giới (40 năm ở Hungary và 25 năm ở Mỹ). Một nhà khoa học hàng đầu, từ rất trẻ đã có nhãn quan sâu rộng với cái nhìn toàn cầu trong mọi vấn đề. Một sĩ phu luôn hăng say với nhiệt tình và trách nhiệm cao nhất, khao khát đổi mới, phát triển đất nước cũng như sự nghiệp đào tạo các thế hệ sinh viên.
Với Giải thưởng Kossuth năm 1961, GS. Berend T. Iván là một trong ít trí thức khoa học xã hội thành công nhất, đoạt gần như tất cả các danh hiệu khoa học đầu bảng ở Hungary thời XHCN. Thời kỳ 1953-1991, ông bắt đầu từ trợ giảng, rồi Chủ nhiệm khoa đến Hiệu trưởng (1974-1979) Đại học Kinh tế Karl Marx (BKE, nay là Đại học Corvinus, Budapest), ông tham gia sáng lập Khoa (1964) và luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng Khoa Lịch sử Kinh tế học, trở thành một trong số ít các nhà khoa học hàng đầu trong chuyên ngành Kinh tế học So sánh.
Năm 1964, là giáo sư Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Kinh tế BKE, Berend T. Iván đã tích cực tham gia hoạch định chính sách đổi mới kinh tế xã hội được tiến hành giai đoạn 1968-1972 tạo luận cứ khoa học để Hungary đi tiên phong trong hệ thống XHCN. 1985-1990, với cương vị Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (MTA) - đồng thời là một Trung ương Ủy viên, phụ trách nghiên cứu đánh giá lịch sử của đảng đương quyền MSZMP - ông đã bảo đảm sự tự do học thuật của MTA và đóng vai trò tích cực trong công cuộc chuyển đổi thể chế ở Hungary.
Từ 1990, ông là giáo sư Lịch sử Kinh tế tại UCLA, 1993-2005 giáo sư giữ trọng trách Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nga và EU; suốt trong một thập kỷ 1990-2000, ông liên tục là Phó, rồi Chủ tịch Hiệp hội Lịch sử Quốc tế… Suốt một phần tư thế kỷ, GS. Berend T. Iván đã trở thành nhà khoa học xuất sắc hàng đầu về lịch sử kinh tế không chỉ của Hungary mà cả ở phạm vi Liên Âu trên diễn đàn học thuật thế giới.
“Hơn một năm trước, tôi có liên hệ qua e-mail và đề nghị có một phỏng vấn trong đó giáo sư tự thuật về cuộc đời đầy ắp sự kiện và thành công của ông. Và suốt năm qua, thông qua trao đổi e-mail, dạng trò chuyện vấn đáp… Và như vậy cuốn sách đã hình thành”, Giám đốc NXB Éghajlat, TS. Kovács Lajos Péter đã mở đầu buổi giới thiệu sách tại Trung tâm Thông tin và Thư viện trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hungary.
“Những trả lời cho các câu hỏi bao trùm toàn bộ cuộc đời tôi. Gần 9 thập kỷ tôi đã sống, đất nước Hungary đã trải qua 5 lần đổi thay thể chế chính trị” - là nạn nhân, nhân chứng, và rồi trong chừng mực nào đó bản thân giáo sư cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần trong các cuộc thay đổi đó. Sách không phân chương hồi. Như một cuộc trò chuyện, hỏi-đáp, theo phong cách viết blog. Những ký ức lịch sử cùng những nhận định sắc sảo mà hóm hỉnh, thú vị.
Bạn đọc sẽ bùi ngùi ngẫm suy những ký ức của giáo sư về thời chiến tranh, gia đình 32 nhân khẩu chỉ còn sót lại 6 người. Mỗi khi xem TV, nhìn đoàn người “Áo vàng” đang nổi loạn ở Paris, càng thêm suy tư đọc lại những dòng tự sự của tác giả về sự hồ hởi và khát vọng đổi mới của thế hệ ’68… Rồi từ Mỹ tác giả có những phân tích sâu sắc mang tầm lịch sử về những được-mất khi nhìn lại những năm tháng chuyển đổi thể chế ở Hungary.
Quá khứ không thể bị xóa bỏ, quá khứ luôn tồn tại, đan xen và ẩn hiện trong mỗi sự kiện hôm nay. “Thương hải tang điền” (bãi bể nương dâu)… Một thể chế dựng lên tưởng vững như bàn thạch, các giai đoạn thịnh suy, biến động… Tên sách “Hoàng hôn” phần nào hàm ý đó.
“Tôi đã sống và làm việc ở Mỹ gần ba mươi năm, song Hungary là quê hương nơi tôi sinh ra và lớn lên suốt sáu thập kỷ đầu đời. Cuộc đời tôi đã gắn bó và bản thân tôi cũng là một phần của lịch sử. Và như vậy, như một cách tự nhiên, tôi đã cố gắng giãi bày những suy nghĩ những kinh nghiệm của riêng tôi về cả hai thế giới cách xa nhau hơn mười nghìn cây số…”.
“Cả đời tôi, suốt trong 66 năm trong nghề dạy học. Sách này tôi xin đề tặng tới hơn mười nghìn học sinh thân yêu nơi quê nhà. Cũng hy vọng nhiều độc giả và những ai quan tâm sẽ tìm thấy những thông tin hữu dụng, những gợi mở trân trọng trong tập sách mỏng này”.
NAPLEMENTÉK - những chiều tà, những hoàng hôn. Nghĩa gốc của từ này hiểu như vậy. Từ xa xôi vọng câu cổ thi: “Tịch dương vô hạn hảo - Chỉ thị cận hoàng hôn” (**) đã rất nhiều người dịch ra tiếng Việt. Song chưa thấy bản dịch nào thật mùi mẫn nêu lên được một sự đời hiển nhiên bình dị: cái ĐẸP, điều HAY luôn mong manh và luôn thay đổi! Thủ lĩnh, lãnh đạo thời nào cũng luôn cao giọng “hoàn thiện thể chế” nhưng đường đến một thể chế đẹp và hay cho nhân loại còn rất xa vời và luôn cần được cải thiện bằng trí tuệ khoa học!
Từ lần đầu thấy tuyết đến nay vừa tròn nửa thế kỷ: người viết lọt thỏm trong đông đảo các bạn hữu, cộng sự, học trò hậu bối của GS. Berend T. Iván, thật vô cùng xúc động nhìn hình ảnh giáo sư từ bờ Tây nước Mỹ nói lời chào mừng. Theo nguyện vọng của giáo sư, kết thúc buổi giới thiệu sách, các bạn hữu đã chụp một tấm ảnh chung để cùng gửi lời chúc mừng sinh nhật tới giáo sư, một SĨ PHU đương đại xuất sắc của đất nước Hungary vừa tròn tuổi đẹp!
Ghi chú (của NCTG):
(*) “Naplementék - Történelmi korszakvázlatok” (Hoàng hôn và phác thảo những giai đoạn lịch sử), NXB Éghajlat, Budapest 2018.
(**) Trích bài thơ “Đăng Lạc Du nguyên” (Lên đồi Lạc Du) của nhà thơ Lý Thương Ẩn, nghĩa là ánh nắng chiều tà đẹp vô cùng, chính là lúc đã gần đến hoàng hôn.