HIỆU SÁCH CỔ
- Thứ tư - 06/02/2019 17:26
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Liệu văn hóa đọc có bị mờ nhạt đi không vì những lo toan bộn bề trong cuộc sống?”.
Các “mọt sách” Hà Nội chắc không ai lạ gì Dư Ngông Bà Triệu. Gọi thế cho thân thiết chứ Dư Ngông năm nay tuổi đã gần 60. Vốn là một kỹ sư xây dựng, khó khăn của thời bao cấp khiến ông Lương Ngọc Dư đành chọn nghề đi buôn. Buôn một món đồ rất đặc biệt: Sách.
Khách mua hàng mới dừng xe ngó nghiêng là đã nghe Dư Ngông quát: “Cần cuốn gì?”. Không có chuyện khách được mò vào hiệu sách mà ngắm nghía rồi thấy gì hay mới mua. Ai mà quen thế chắc Dư Ngông không thèm tiếp. Muốn mua cuốn nào là phải cụ thể tên sách. Không nhớ tên sách thì phải nói nó thuộc thể loại nào.
Nhớ lần đầu tiên tớ gặp Dư Ngông, với cửa hiệu sách hàng chục ngàn cuốn trong cái cửa hàng con con be bé mà khi mình vừa bảo: “Anh tìm giúp em cuốn “Gặp gỡ cuối năm” và “Thời gian của người” của ông Khải”, Dư Ngông khinh khỉnh chỉnh lại cặp kính trễ rồi thoăn thoắt mang ra hai cuốn. “Chọn đê, giờ chỉ có loại này, muốn đổi lần sau qua đây”. Cái phong cách bán hàng như đuổi khách thế mà lại hiệu quả, ít thấy Dư Ngông tốn thời gian tìm sách cho khách quá 5 phút bao giờ. Tớ với Dư Ngông không lâu sau thì trở thành bạn bè, vì thỉnh thoảng về Hà Nội lại tạt qua thăm 180 Bà Triệu và tặng Dư Ngông cuốn sách. Dư Ngông quý sách hơn những gì tớ biết.
Trái ngược với phong cách của Dư Ngông là bác Điền 351 Thụy Khuê. Bác Điền là người hay chuyện, hiếu khách. Người chơi sách cổ Hà Thành chẳng mấy ai không ghé bác Điền, một phần vì kho sách của bác, một phần là vì bản thân bác cũng là một “kho kiến thức”. Từ trí thức uyên thâm đến lũ teen mặt búng ra sữa, ai bác cũng tiếp chuyện niềm nở với một niềm say mê sách. Bác Điền mê sách từ năm 9 tuổi, cho đến nay đã gần tuổi 80, bác được coi là một trong những nhà sưu tập sách lâu đời nhất ở Hà Nội với hàng chục ngàn cuốn sách, từ những cuốn sách hiếm của Tự lực Văn đoàn, đến văn học cổ của Nga, Anh và Pháp, từ những cuốn sách in bằng giấy dó, giấy bản đến những cuốn sách in roneo đen kịt của một thời bao cấp đều được bác Điền giữ gìn cẩn thận.
Khách mua hàng mới dừng xe ngó nghiêng là đã nghe Dư Ngông quát: “Cần cuốn gì?”. Không có chuyện khách được mò vào hiệu sách mà ngắm nghía rồi thấy gì hay mới mua. Ai mà quen thế chắc Dư Ngông không thèm tiếp. Muốn mua cuốn nào là phải cụ thể tên sách. Không nhớ tên sách thì phải nói nó thuộc thể loại nào.
Nhớ lần đầu tiên tớ gặp Dư Ngông, với cửa hiệu sách hàng chục ngàn cuốn trong cái cửa hàng con con be bé mà khi mình vừa bảo: “Anh tìm giúp em cuốn “Gặp gỡ cuối năm” và “Thời gian của người” của ông Khải”, Dư Ngông khinh khỉnh chỉnh lại cặp kính trễ rồi thoăn thoắt mang ra hai cuốn. “Chọn đê, giờ chỉ có loại này, muốn đổi lần sau qua đây”. Cái phong cách bán hàng như đuổi khách thế mà lại hiệu quả, ít thấy Dư Ngông tốn thời gian tìm sách cho khách quá 5 phút bao giờ. Tớ với Dư Ngông không lâu sau thì trở thành bạn bè, vì thỉnh thoảng về Hà Nội lại tạt qua thăm 180 Bà Triệu và tặng Dư Ngông cuốn sách. Dư Ngông quý sách hơn những gì tớ biết.
Trái ngược với phong cách của Dư Ngông là bác Điền 351 Thụy Khuê. Bác Điền là người hay chuyện, hiếu khách. Người chơi sách cổ Hà Thành chẳng mấy ai không ghé bác Điền, một phần vì kho sách của bác, một phần là vì bản thân bác cũng là một “kho kiến thức”. Từ trí thức uyên thâm đến lũ teen mặt búng ra sữa, ai bác cũng tiếp chuyện niềm nở với một niềm say mê sách. Bác Điền mê sách từ năm 9 tuổi, cho đến nay đã gần tuổi 80, bác được coi là một trong những nhà sưu tập sách lâu đời nhất ở Hà Nội với hàng chục ngàn cuốn sách, từ những cuốn sách hiếm của Tự lực Văn đoàn, đến văn học cổ của Nga, Anh và Pháp, từ những cuốn sách in bằng giấy dó, giấy bản đến những cuốn sách in roneo đen kịt của một thời bao cấp đều được bác Điền giữ gìn cẩn thận.
Nhớ lần tớ đến thăm bác Điền với cuốn “Les Miserables” (Những kẻ khốn nạn) của Victor Hugo in vào năm 1906 để khoe bác, bác lấy ra một chiếc găng tay trẳng mỏng đeo vào tay trước khi lật những trang sách mỏng dính, với một sự trân trọng như đang được tiếp chuyện với chính Victor Hugo vậy. Nếu tính về sách quý, theo giá trị đồng tiền, cái kho sách của bác Điền không phải quá to tát so với nhiều nhà sưu tập bây giờ, kể cả những nhà sưu tập trẻ. Nhưng cái kho kiến thức nói chung, kho kiến thức về chơi sách nói riêng khiến cả cộng đồng chơi sách Hà Nội phải nể phục. Còn bác, cả cuộc đời, giờ chỉ mong một điều giản dị: Ngày càng có nhiều người yêu sách, gắn bó với văn hóa đọc. Vì đó là cánh cửa đưa tâm hồn con người đến với những miền tươi đẹp.
Diana Goh là một cô gái dễ thương và khá trẻ, phải nói là rất trẻ so với tuổi đời những cuốn sách của cô trong hiệu sách cổ GOHD Books nằm trong một khu phố sầm uất của Singapore. Ở một đất nước có nền văn hóa tri thức và văn hóa đọc cao như Singapore, những cửa hàng sách bao giờ cũng có những nét rất độc đáo, rất classy và kén khách. Hiệu sách Gohd Book chỉ mở từ thứ 6 đến Chủ nhật, và khách hàng nhận ra nhau từ cách ăn mặc trang trọng, từ vẻ mặt say mê như đang đi dự lễ hội. Sách của Diana thường có tuổi đời từ vài chục đến hàng trăm năm, những cuốn sách hoặc cũ kỹ thô mộc, hoặc lấp lánh nhũ vàng. Bước vào hiệu sách bạn sẽ lập tức như lạc vào thế giới những câu chuyện cổ tích, những Don Quixote hay những chàng Pháo thủ ngự lâm. Mở một cuốn sách, bạn hoàn toàn có thể nghe thấy William Thackeray say sưa với những “Phiên chợ phù hoa” (Vanity Fair) hay Gaston Leroux thì thầm về “Bóng ma trong nhà hát” (Phantom of the Opera).
Dư Ngông, bác Điền, Diana là những người bạn vong niên của tôi, cũng như khá nhiều người chủ cửa hàng sách khác mà tôi chẳng nhớ hết tên. Chúng tôi chỉ có chung niềm đam mê với sách, cùng mong muốn gìn giữ những cuốn sách và văn hóa đọc sách. Đọc lướt mạng thì dễ, nhưng đọc kiểu “lướt mạng” thì kiến thức cũng nhanh chóng mà trôi qua. Sách thì khác. Sách khiến người ta chậm lại, phải nghiền ngẫm hơn. Những điều đọc được ở sách thường đọng lại thành kiến thức và người đọc cảm nhận được những nét đẹp ở từng trang viết của tác giả.
Liệu văn hóa đọc có bị mờ nhạt đi không vì những lo toan bộn bề trong cuộc sống? Thời gian cho cuộc sống thì nhiều mà thời gian cho sách thì ít nhưng những hiệu sách cũ ở Hà Nội vẫn như sự chứng thực rằng, văn hóa đọc vẫn là mạch ngầm tuôn chảy. Mạch sống tri thức không thể tuột đi một cách dễ dàng và những hiệu sách cũ dù mộc mạc, giản dị nhưng là nơi lưu giữ một tình yêu với sách, một nét văn hóa thanh lịch và đáng quý của người Hà Nội chúng ta.
(*) Bài viết có sử dụng tư liệu của Dư Ngông, bác Điền và Diana Goh. Cám ơn các bạn.