GIÓ HOANG
- Thứ năm - 02/05/2013 12:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Thời gian trôi đi. Tôi còn bị mất cắp, mất trộm, cướp giật, lừa đảo thêm nhiều lần nữa. Không phải chỉ ở biển mà giữa đường phố, ngay phòng ngủ. Lần nào cũng hốt hoảng, đau đớn, vơi đầy nước mắt. Lần nào cũng trống rỗng, sợ hãi đến mất ý thức. Lần nào cũng bất ngờ như lần đầu…”.
Tôi đèo anh phi ra biển trên chiếc hon-đa Dream thuê vội. Thoát khỏi phố thị, rú ga đua với gió trời. Nắng ngoại ô đổi màu trong vắt, hay mắt tôi đổi màu? Vạn vật xung quanh lóng lánh chênh chao. Cả ngày chỉ uống nước lã mà cứ say say ngây ngây. Dường như, có tiếng hát vi vu bên tai: “Em là cơn gió hoang! Nhớ nhớ và quên quên!”.
Gửi xe xong, lách qua tiếng níu kéo bán chỗ ngồi mực nướng sàm sỡ, lách qua những bàn tay ăn xin chìa ra hi vọng, lách qua đám ruồi nhặng vo ve rào rạt lao lên từ đống rác rưởi hôi thối…, chúng tôi bay về phía rừng thông.
Không ai ở đây. Có thể vì đã chớm chiều. Nhanh chóng trút bỏ quần áo ngoài giấu vào bụi rậm, tôi vùng chạy ra biển. Lần đầu, gần như khỏa thân trong mắt anh, tôi cố giấu nỗi xao xuyến hồi hộp dưới làn nước biển mật ong sóng sánh. Những ngón tay nước vuốt ve đồng lõa mở tung các ngóc ngách ngập ngừng. Bồng bềnh. Đong đưa. Cuộn xiết. Tan chảy. Cơ thể trở nên không trọng lượng. Chân bỗng mất đáy. Bầu trời mặt nước chập làm một. Tôi ngợp thở. Chới với.
Anh bế thốc tôi lên bờ. Tôi mềm oặt trong tay anh như ngấm rượu. Anh mở chốt cánh cửa áo tắm nhỏ xíu. Tôi mơ màng nghe môi anh khẽ chạm. Rùng mình, hai núm vú sần lên như hai hạt táo khô…
Bỗng vọng đến tiếng thét thất thanh, lạc giọng. Choàng tỉnh…
Từ đằng xa, một ông già nhỏ bé đang khoa chân múa tay cố nói gì. Anh buông tôi, lao vào bụi rậm. “Mất rồi! Có kẻ lấy trộm quần áo”. Trong nháy mắt, bóng anh mất hút vào đồi thông theo hướng tay người đàn ông. Mất hút vào cát.
Còn lại tôi, sợ hãi đến mụ mị. Trần trụi, nhỏ tí, chao đảo. Nghe bùng nhùng bên tai mớ âm thanh hỗn độn tiếng cười nói. Ai đó quấn lên người tôi chiếc khăn tắm khét mùi cá nướng. Ai đó kéo tôi ra khỏi đám đông ngoắt nghéo tiếng lóng. Ai đó lôi tuột tôi vào căn phòng thiếu ánh sáng. Ai đó đẩy tôi ngồi xuống cập kênh chiếc ghế nhớp nháp. Ai đó đặt trước mặt tôi xanh tái tấm giấy trắng. Tôi ngẩng lên, ông quản lý bãi tắm cáu kỉnh ra lệnh viết tường trình. Bên cạnh tôi, ông già nhỏ bé liến thoắng. Mãi mới hiểu, ban nãy, ông đi theo chúng tôi để mời tẩm quất.
Tôi lạnh cứng trước tờ giấy pháp trường trắng toát. Tường trình ư? Rằng tôi và anh trốn việc đi chơi. Rằng chúng tôi là loài mèo mả gà đồng ngu xuẩn! Rằng chúng tôi không còn biết mình đang ở đâu. Mới vo ve bên ngoài, chưa kịp vào cửa thiên đường tình ái, đã bị đá ngược trở lại mặt đất. Về thực tại. Nhưng làm sao chúng tôi trở về? Gần như trần truồng phi xe máy trở lại thành phố ư? Trước con mắt hả hê không cần che đậy của đồng loại?
“Ôi, chiếc xe máy. Kẻ cắp có vé xe chìa khóa”. Tôi kêu lên, túm lấy ông già tẩm quất cầu cứu.
“Nó cũng có xe máy. Tôi biết.Nó cũng gửi bãi đó. Bảo trông xe giữ lại!”. Miệng nói, tay ông già kéo tôi ra bãi gửi xe trong lúc ông quản lý oang oang điện thoại báo cáo công an.
Mặc ông già giải thích với người trông xe, tôi lơ mơ nhìn quanh quất. Kìa, anh phải không? Thất thểu trong bộ đồ nhàu nhĩ lấm cát, tay ôm quần áo của tôi, anh cũng đang ngơ ngác tìm kiếm. Không để tôi kịp mừng, anh ấn quần áo vào tay tôi, nhăn nhó: “Mặc luôn đi. Anh cố đuổi theo vết chân nó trên cát đến khi mất dấu. Nó vứt lại quần áo, lấy ví và di động”.
Tôi xỏ vội quần áo ra ngoài bộ bikini, trở lại hình hài con người. Ông quản lý bãi biển xuất hiện lúc tôi đang cài chiếc cúc áo cuối cùng, ông dịu giọng: “Nó vứt lại quần áo hả? Vào phòng chờ công an giải quyết”. Đám đông kết thành đuôi theo chúng tôi vào một căn phòng trống với mấy chiếc ghế nhựa. Bu kín cửa sổ là những cặp mắt tò mò, những gương mặt háo hức sạm nắng gió. Tiếng ông quản lý vừa như an ủi vừa như dọa nạt: “Ngồi chờ đấy. Nó còn xe máy ở đây, nó sẽ quay lại. Đã xảy ra nhiều vụ ăn cắp đồ của khách mà không bắt được tận tay. Lần này, phải nhờ bên an ninh làm cho đến nơi đến chốn”. Rồi, ông hất hàm về phía ông già tẩm quất: “Cứ ngồi yên đấy”.
Tôi nhắm mắt, chẳng còn biết làm gì khác ngoài chờ đợi. Dường như, cả thế kỷ “ngồi yên đấy” ngột ngạt, lờ mờ trôi qua…
Choàng tỉnh bởi tiếng reo, bắt được rồi, bắt được rồi. Tôi ngó ra cửa, hai thanh niên đầu húi cua đằng đằng sát khí đi vào. Giữa họ là một gã trai tay mang còng, dáng khệnh khạng. “Nó đấy!” - ông già tẩm quất thì thầm. Tôi nhìn thẳng vào mặt kẻ cắp, gặp ánh mắt nó gian hùng trâng tráo nhìn lại. Một khuôn mặt dị dạng vì thiếu môi trên. Nó lào phào gì đó. Hình như nó kêu oan, bảo không biết chúng tôi là ai. Một trong hai viên an ninh kéo nó vào phòng bên cạnh. Tiếng huỳnh huỵch đấm đá vọng sang cùng tiếng kêu oai oái. Chưa đầy ba phút, nó máu mũi ròng ròng, bị đẩy ra khỏi phòng, người an ninh thứ hai đứng dậy đi theo.
Chuyện gì đang xảy ra vậy? Không ai trả lời. Căn phòng chìm lịm không khí hãi hùng. Chỉ còn nghe tiếng bầy ruồi lượn lờ. Ông già tẩm quất phá tan im lặng: “Đúng nó, thấy nó đi theo hai người này, tôi biết sẽ có chuyện. Chính mắt tôi trông thấy nó ôm đống quần áo của họ từ bụi rậm chạy lên đồi cát.”
Đang hào hứng nói, mắt sáng rực xúc động, chợt ông già im bặt. Tôi nhìn theo ánh mắt ông. Từ ngoài cửa, ùa vào như cơn lốc, một bà già to lớn dữ tợn nhảy xổ vào ông già. Thẳng tay đập túi bụi vào đầu ông, bà ta gào lên: “Đồ chỉ điểm, mày ăn gì mà ngu thế?!”. Ông già bật dậy, chạy quanh phòng, tránh đòn. Bà già quyết không tha, vừa đánh vừa chửi. “Đồ ngu. Mày làm khổ bà đến bao giờ, hả. Mày không muốn cho bà sống yên ổn, hả? Ai khiến mày khai báo. Về ngay. Về nhà ngay!”.
Không ai ngăn được cơn cuồng nộ của người đàn bà hung hãn. Ông già chắc hẳn đã bị kéo tuột vào đám đông nếu người quản lý không bỗng nhiên gầm lên: “Bà già kia thôi đi! Chồng bà là người tử tế mới thế, bà la lối chửi bới là sao? Bà về đi, còn ông già kia, ông phải ở lại đây. Ông phải làm nhân chứng”.
Thời gian trôi đi. Dòng đời đục ngầu bạc bẽo cuốn tôi đi xa, xa hẳn bãi biển xưa. Tôi còn bị mất cắp, mất trộm, cướp giật, lừa đảo thêm nhiều lần nữa. Không phải chỉ ở biển mà giữa đường phố, ngay phòng ngủ. Lần nào cũng hốt hoảng, đau đớn, vơi đầy nước mắt. Lần nào cũng trống rỗng, sợ hãi đến mất ý thức. Lần nào cũng bất ngờ như lần đầu. Tôi hầu như quên bẵng ông già tẩm quất nhỏ bé, người giúp chúng tôi lấy lại được nguyên vẹn quần áo tiền nong giấy tờ. Quên hẳn cái ý định tốt đẹp, nhất định một ngày nào đó, sẽ quay lại thăm ông già.
Mãi gần đây, không duyên cớ, câu chuyện mất đồ bãi tắm bất thình lình trở về. Đôi lúc chỉ bởi mùi cá nướng, bởi tiếng ruồi bay vo ve, hay bởi giai điệu phóng giật của bài hát “Em là cơn gió hoang, nhớ nhớ và quên quên…”. Tất cả, tưởng đã đóng băng vào ngăn tối đâu đó, nay chỉ cần chạm nhẹ, nó lập tức bật nắp, sống lại. Ám ảnh nhất là nghịch cảnh bà vợ to con hung hãn đánh đập ông chồng còm nhom hiền lành. Dù cố quên đi, một câu hỏi cứ day dứt trở lại, không biết bây giờ ông già ra sao?
Khi vui, tôi vẽ ra cảnh ông được ngành an ninh tặng bằng khen vì thành tích dũng cảm tố cáo tội phạm. Kẻ cắp chuyên nghiệp bị kết án. Ra tù, hắn biến thành một con người khác. Thậm chí cái môi sứt cũng biến mất, trả lại khuôn miệng đầy đặn đẹp đẽ cho gương mặt can trường của hắn. Hắn mang quà đến biếu ông già tẩm quất. Cám ơn ông, hắn nói, nhờ mái trường nhà tù xã hội chủ nghĩa, tôi giác ngộ bài học, chỉ có lao động chân chính mới đem lại hạnh phúc. Hắn và ông già vinh dự được nêu gương người tốt việc tốt trong chương trình phát thanh của xã.
Và khi buồn, đời thật đáng chán! Đất dưới chân người lương thiện cứ hẹp dần. Không ai được phép làm người tử tế. Tôi bị dẫn dụ bởi một kết cuộc kinh hoàng. Được tự do, việc đầu tiên tên lưu manh làm là tìm ông già tẩm quất để trả thù. Đôi mắt ông, vì nhìn thấy hành vi ăn cắp, phải trả giá đầu tiên. Chưa thỏa, cái lưỡi nói lời chứng của ông cũng bị xẻo nốt, đảm bảo chắc chắn ông phải câm suốt đời. Vợ ông chết trước đó, phải chăng là một điều may. Bà không thể đay nghiến hành hạ ông được nữa.
Người bị hành hạ là tôi. Lẽ nào người tốt cứ phải chịu khổ nạn mãi? Lẽ nào cái ác luôn giành phần thắng oanh liệt ngạo nghễ? Sau khi gây tội ác, tên lưu manh biến mất. Ông già được đưa đi cấp cứu kịp thời, thoát chết. Tại bệnh viện, ông gặp một bà lão cô đơn. Cảm động bởi câu chuyện bi hùng của ông, bà tình nguyện về sống cùng. Ông già chuyển sang nghề ăn xin. Tất nhiên, ông còn biết làm gì khác trong cảnh mù lòa truyệt đối và câm lặng vĩnh viễn.
Vào ngày biển động, những cơn gió hoang rách việc vẫn truyền nhau câu chuyện ông già làm chứng bị trả thù. Biển cát cuồng phong hỗn loạn công khai bàn tán phán xét thói đời khôn dại. Trong một túp lều nát cuối xóm, bà già vừa cố ép ông già nuốt thêm thìa cháo, vừa gắt gỏng dỗ dành: “Tái ông mất ngựa là một câu chuyện hay mình nhỉ? Nếu mình không mất mắt mất lưỡi, làm sao tôi gặp được mình, phải không?”… Ánh sáng yếu ớt từ bếp củi sắp tàn hắt lên gương mặt ông già nhăn nheo hai vệt nước mắt cảm động. Hình như ông thoáng cười…
Hình như, tôi đã được tha thứ. Đáng lẽ hôm đó, tôi đừng cố tình quyến rũ anh đi biển. Đáng lẽ hôm đó, tôi đừng hơn hớn giấu quần áo vào bụi rậm. Đáng lẽ hôm đó, tôi đừng nghe lời người quản lý, ép ông già ở lại làm nhân chứng…
Ôi, chỉ Chúa mới biết, có bao nhiêu chuyện bí mật xảy ra dưới đáy trời này, tôi đã ước mình không nhúng tay. Không làm chứng.
Gửi xe xong, lách qua tiếng níu kéo bán chỗ ngồi mực nướng sàm sỡ, lách qua những bàn tay ăn xin chìa ra hi vọng, lách qua đám ruồi nhặng vo ve rào rạt lao lên từ đống rác rưởi hôi thối…, chúng tôi bay về phía rừng thông.
Không ai ở đây. Có thể vì đã chớm chiều. Nhanh chóng trút bỏ quần áo ngoài giấu vào bụi rậm, tôi vùng chạy ra biển. Lần đầu, gần như khỏa thân trong mắt anh, tôi cố giấu nỗi xao xuyến hồi hộp dưới làn nước biển mật ong sóng sánh. Những ngón tay nước vuốt ve đồng lõa mở tung các ngóc ngách ngập ngừng. Bồng bềnh. Đong đưa. Cuộn xiết. Tan chảy. Cơ thể trở nên không trọng lượng. Chân bỗng mất đáy. Bầu trời mặt nước chập làm một. Tôi ngợp thở. Chới với.
Anh bế thốc tôi lên bờ. Tôi mềm oặt trong tay anh như ngấm rượu. Anh mở chốt cánh cửa áo tắm nhỏ xíu. Tôi mơ màng nghe môi anh khẽ chạm. Rùng mình, hai núm vú sần lên như hai hạt táo khô…
Bỗng vọng đến tiếng thét thất thanh, lạc giọng. Choàng tỉnh…
Từ đằng xa, một ông già nhỏ bé đang khoa chân múa tay cố nói gì. Anh buông tôi, lao vào bụi rậm. “Mất rồi! Có kẻ lấy trộm quần áo”. Trong nháy mắt, bóng anh mất hút vào đồi thông theo hướng tay người đàn ông. Mất hút vào cát.
Còn lại tôi, sợ hãi đến mụ mị. Trần trụi, nhỏ tí, chao đảo. Nghe bùng nhùng bên tai mớ âm thanh hỗn độn tiếng cười nói. Ai đó quấn lên người tôi chiếc khăn tắm khét mùi cá nướng. Ai đó kéo tôi ra khỏi đám đông ngoắt nghéo tiếng lóng. Ai đó lôi tuột tôi vào căn phòng thiếu ánh sáng. Ai đó đẩy tôi ngồi xuống cập kênh chiếc ghế nhớp nháp. Ai đó đặt trước mặt tôi xanh tái tấm giấy trắng. Tôi ngẩng lên, ông quản lý bãi tắm cáu kỉnh ra lệnh viết tường trình. Bên cạnh tôi, ông già nhỏ bé liến thoắng. Mãi mới hiểu, ban nãy, ông đi theo chúng tôi để mời tẩm quất.
Tôi lạnh cứng trước tờ giấy pháp trường trắng toát. Tường trình ư? Rằng tôi và anh trốn việc đi chơi. Rằng chúng tôi là loài mèo mả gà đồng ngu xuẩn! Rằng chúng tôi không còn biết mình đang ở đâu. Mới vo ve bên ngoài, chưa kịp vào cửa thiên đường tình ái, đã bị đá ngược trở lại mặt đất. Về thực tại. Nhưng làm sao chúng tôi trở về? Gần như trần truồng phi xe máy trở lại thành phố ư? Trước con mắt hả hê không cần che đậy của đồng loại?
“Ôi, chiếc xe máy. Kẻ cắp có vé xe chìa khóa”. Tôi kêu lên, túm lấy ông già tẩm quất cầu cứu.
“Nó cũng có xe máy. Tôi biết.Nó cũng gửi bãi đó. Bảo trông xe giữ lại!”. Miệng nói, tay ông già kéo tôi ra bãi gửi xe trong lúc ông quản lý oang oang điện thoại báo cáo công an.
Mặc ông già giải thích với người trông xe, tôi lơ mơ nhìn quanh quất. Kìa, anh phải không? Thất thểu trong bộ đồ nhàu nhĩ lấm cát, tay ôm quần áo của tôi, anh cũng đang ngơ ngác tìm kiếm. Không để tôi kịp mừng, anh ấn quần áo vào tay tôi, nhăn nhó: “Mặc luôn đi. Anh cố đuổi theo vết chân nó trên cát đến khi mất dấu. Nó vứt lại quần áo, lấy ví và di động”.
Tôi xỏ vội quần áo ra ngoài bộ bikini, trở lại hình hài con người. Ông quản lý bãi biển xuất hiện lúc tôi đang cài chiếc cúc áo cuối cùng, ông dịu giọng: “Nó vứt lại quần áo hả? Vào phòng chờ công an giải quyết”. Đám đông kết thành đuôi theo chúng tôi vào một căn phòng trống với mấy chiếc ghế nhựa. Bu kín cửa sổ là những cặp mắt tò mò, những gương mặt háo hức sạm nắng gió. Tiếng ông quản lý vừa như an ủi vừa như dọa nạt: “Ngồi chờ đấy. Nó còn xe máy ở đây, nó sẽ quay lại. Đã xảy ra nhiều vụ ăn cắp đồ của khách mà không bắt được tận tay. Lần này, phải nhờ bên an ninh làm cho đến nơi đến chốn”. Rồi, ông hất hàm về phía ông già tẩm quất: “Cứ ngồi yên đấy”.
Tôi nhắm mắt, chẳng còn biết làm gì khác ngoài chờ đợi. Dường như, cả thế kỷ “ngồi yên đấy” ngột ngạt, lờ mờ trôi qua…
Choàng tỉnh bởi tiếng reo, bắt được rồi, bắt được rồi. Tôi ngó ra cửa, hai thanh niên đầu húi cua đằng đằng sát khí đi vào. Giữa họ là một gã trai tay mang còng, dáng khệnh khạng. “Nó đấy!” - ông già tẩm quất thì thầm. Tôi nhìn thẳng vào mặt kẻ cắp, gặp ánh mắt nó gian hùng trâng tráo nhìn lại. Một khuôn mặt dị dạng vì thiếu môi trên. Nó lào phào gì đó. Hình như nó kêu oan, bảo không biết chúng tôi là ai. Một trong hai viên an ninh kéo nó vào phòng bên cạnh. Tiếng huỳnh huỵch đấm đá vọng sang cùng tiếng kêu oai oái. Chưa đầy ba phút, nó máu mũi ròng ròng, bị đẩy ra khỏi phòng, người an ninh thứ hai đứng dậy đi theo.
Chuyện gì đang xảy ra vậy? Không ai trả lời. Căn phòng chìm lịm không khí hãi hùng. Chỉ còn nghe tiếng bầy ruồi lượn lờ. Ông già tẩm quất phá tan im lặng: “Đúng nó, thấy nó đi theo hai người này, tôi biết sẽ có chuyện. Chính mắt tôi trông thấy nó ôm đống quần áo của họ từ bụi rậm chạy lên đồi cát.”
Đang hào hứng nói, mắt sáng rực xúc động, chợt ông già im bặt. Tôi nhìn theo ánh mắt ông. Từ ngoài cửa, ùa vào như cơn lốc, một bà già to lớn dữ tợn nhảy xổ vào ông già. Thẳng tay đập túi bụi vào đầu ông, bà ta gào lên: “Đồ chỉ điểm, mày ăn gì mà ngu thế?!”. Ông già bật dậy, chạy quanh phòng, tránh đòn. Bà già quyết không tha, vừa đánh vừa chửi. “Đồ ngu. Mày làm khổ bà đến bao giờ, hả. Mày không muốn cho bà sống yên ổn, hả? Ai khiến mày khai báo. Về ngay. Về nhà ngay!”.
Không ai ngăn được cơn cuồng nộ của người đàn bà hung hãn. Ông già chắc hẳn đã bị kéo tuột vào đám đông nếu người quản lý không bỗng nhiên gầm lên: “Bà già kia thôi đi! Chồng bà là người tử tế mới thế, bà la lối chửi bới là sao? Bà về đi, còn ông già kia, ông phải ở lại đây. Ông phải làm nhân chứng”.
*
Thời gian trôi đi. Dòng đời đục ngầu bạc bẽo cuốn tôi đi xa, xa hẳn bãi biển xưa. Tôi còn bị mất cắp, mất trộm, cướp giật, lừa đảo thêm nhiều lần nữa. Không phải chỉ ở biển mà giữa đường phố, ngay phòng ngủ. Lần nào cũng hốt hoảng, đau đớn, vơi đầy nước mắt. Lần nào cũng trống rỗng, sợ hãi đến mất ý thức. Lần nào cũng bất ngờ như lần đầu. Tôi hầu như quên bẵng ông già tẩm quất nhỏ bé, người giúp chúng tôi lấy lại được nguyên vẹn quần áo tiền nong giấy tờ. Quên hẳn cái ý định tốt đẹp, nhất định một ngày nào đó, sẽ quay lại thăm ông già.
Mãi gần đây, không duyên cớ, câu chuyện mất đồ bãi tắm bất thình lình trở về. Đôi lúc chỉ bởi mùi cá nướng, bởi tiếng ruồi bay vo ve, hay bởi giai điệu phóng giật của bài hát “Em là cơn gió hoang, nhớ nhớ và quên quên…”. Tất cả, tưởng đã đóng băng vào ngăn tối đâu đó, nay chỉ cần chạm nhẹ, nó lập tức bật nắp, sống lại. Ám ảnh nhất là nghịch cảnh bà vợ to con hung hãn đánh đập ông chồng còm nhom hiền lành. Dù cố quên đi, một câu hỏi cứ day dứt trở lại, không biết bây giờ ông già ra sao?
Khi vui, tôi vẽ ra cảnh ông được ngành an ninh tặng bằng khen vì thành tích dũng cảm tố cáo tội phạm. Kẻ cắp chuyên nghiệp bị kết án. Ra tù, hắn biến thành một con người khác. Thậm chí cái môi sứt cũng biến mất, trả lại khuôn miệng đầy đặn đẹp đẽ cho gương mặt can trường của hắn. Hắn mang quà đến biếu ông già tẩm quất. Cám ơn ông, hắn nói, nhờ mái trường nhà tù xã hội chủ nghĩa, tôi giác ngộ bài học, chỉ có lao động chân chính mới đem lại hạnh phúc. Hắn và ông già vinh dự được nêu gương người tốt việc tốt trong chương trình phát thanh của xã.
Và khi buồn, đời thật đáng chán! Đất dưới chân người lương thiện cứ hẹp dần. Không ai được phép làm người tử tế. Tôi bị dẫn dụ bởi một kết cuộc kinh hoàng. Được tự do, việc đầu tiên tên lưu manh làm là tìm ông già tẩm quất để trả thù. Đôi mắt ông, vì nhìn thấy hành vi ăn cắp, phải trả giá đầu tiên. Chưa thỏa, cái lưỡi nói lời chứng của ông cũng bị xẻo nốt, đảm bảo chắc chắn ông phải câm suốt đời. Vợ ông chết trước đó, phải chăng là một điều may. Bà không thể đay nghiến hành hạ ông được nữa.
Người bị hành hạ là tôi. Lẽ nào người tốt cứ phải chịu khổ nạn mãi? Lẽ nào cái ác luôn giành phần thắng oanh liệt ngạo nghễ? Sau khi gây tội ác, tên lưu manh biến mất. Ông già được đưa đi cấp cứu kịp thời, thoát chết. Tại bệnh viện, ông gặp một bà lão cô đơn. Cảm động bởi câu chuyện bi hùng của ông, bà tình nguyện về sống cùng. Ông già chuyển sang nghề ăn xin. Tất nhiên, ông còn biết làm gì khác trong cảnh mù lòa truyệt đối và câm lặng vĩnh viễn.
Vào ngày biển động, những cơn gió hoang rách việc vẫn truyền nhau câu chuyện ông già làm chứng bị trả thù. Biển cát cuồng phong hỗn loạn công khai bàn tán phán xét thói đời khôn dại. Trong một túp lều nát cuối xóm, bà già vừa cố ép ông già nuốt thêm thìa cháo, vừa gắt gỏng dỗ dành: “Tái ông mất ngựa là một câu chuyện hay mình nhỉ? Nếu mình không mất mắt mất lưỡi, làm sao tôi gặp được mình, phải không?”… Ánh sáng yếu ớt từ bếp củi sắp tàn hắt lên gương mặt ông già nhăn nheo hai vệt nước mắt cảm động. Hình như ông thoáng cười…
Hình như, tôi đã được tha thứ. Đáng lẽ hôm đó, tôi đừng cố tình quyến rũ anh đi biển. Đáng lẽ hôm đó, tôi đừng hơn hớn giấu quần áo vào bụi rậm. Đáng lẽ hôm đó, tôi đừng nghe lời người quản lý, ép ông già ở lại làm nhân chứng…
Ôi, chỉ Chúa mới biết, có bao nhiêu chuyện bí mật xảy ra dưới đáy trời này, tôi đã ước mình không nhúng tay. Không làm chứng.