Nhịp Cầu Thế Giới Online

http://nhipcauthegioi.hu


Chùm thơ Trương Đăng Dung: “EM CÓ THỰC HAY DÒNG SÔNG CÓ THỰC”

(NCTG) “Thơ anh là sự ám ảnh khôn nguôi về thời gian, về nỗi cô đơn của kiếp người và về sự tha hóa, bất an, đổ vỡ, lụi tàn, về sự băng hoại những giá trị truyền thống của thế giới hiện tại”.
Dịch giả Trương Đăng Dung (trái) nhận Huân chương Chữ thập vàng của Nhà nước Hungary từ Đại sứ Vizi László (tháng 3-2012) cho sự nghiệp phổ biến văn hóa và văn học Hungary vào Việt Nam thông qua con đường dịch thuật
Lời giới thiệu: Trương Đăng Dung sinh ngày 8-5-1955 tại Diễn Châu, Nghệ An. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh được cử sang học tại Khoa Văn, Đại học Tổng hợp Budapest, Hungary và tốt nghiệp năm 1978. Sau đó anh bảo vệ luận án Tiến sĩ Văn học tại Viện Hàn lâm Khoa học Hungary năm 1984 và về công tác tại Viện Văn học liên tục từ đó tới nay, một thời gian dài anh đã đảm nhiệm chức vụ Viện phó Viện Văn học Việt Nam (1995-2010).

Bên cạnh công tác nghiên cứu lý luận, viết sách, giảng dạy và nghiên cứu lý luận văn học, anh còn là một dịch giả có uy tín với các bản dịch văn học dụng công và xác tín như “Lâu đài” (tiểu thuyết của Franz Kafka), “Đứa trẻ mồ côi” (tiểu thuyết của Moricz Zsigmond), “Thằng điên và quỷ sứ” (tiểu thuyết của Sarkadi Imre), các tác phẩm lý luận và triết học kinh điển nổi tiếng như “Nghệ thuật và chân lý khách quan” (của Lukács György), “Trên đường đến với ngôn ngữ” (Martin Heidegger).

Đặc biệt, ngay từ khi còn rất trẻ, bên cạnh việc học tập và nghiên cứu, Trương Đăng Dung đã bỏ nhiều công sức, dịch nghĩa và chú giải “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, sau đó anh cùng với nhà thơ Hungary Tandori Dezső hoàn chỉnh bản dịch thơ, dưới tựa đề “Kieu története”. “Truyện Kiều” đã được Nhà xuất bản Európa (Châu Âu) ấn hành năm 1984, là một trong số rất ít những tác phẩm kinh điển có giá trị của văn học Việt Nam được ra mắt tại Hungary.

Gần đây bạn đọc và làng văn còn biết tới Trương Đăng Dung với tư cách một nhà thơ, dù anh đến với thơ khá khiêm nhường và lặng lẽ. Tuy làm thơ không nhiều, nhưng ngay từ thời sinh viên, Trương Đăng Dung đã có thơ in trên các tạp chí văn dọc danh tiếng Hungary thời bấy giờ. Bài thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” anh viết 4-1983 được đăng trên tạp chí “Új irás” (Tác phẩm mới) đã gây nên một sự kinh ngạc đáng mừng (kellemes meglepetés) đối với văn giới Hungary. 

Tuy trước đó đã đăng rải rác một số bài ở một số tạp chí trong nước như “Sông Hương”, “Tạp chí Thơ”... nhưng mãi gần đây, khi đã ở tuổi gần sáu mươi, Trương Đăng Dung mới cho ra mắt tập thơ đầu tiên, tập “Những kỷ niệm tưởng tượng” (NXB Thế giới, 2011) với vỏn vẹn có 25 bài thơ, được chọn lọc và sắp xếp có chủ ý và kỹ lưỡng, chứng tỏ tác giả của nó chỉ coi trọng chất lượng chứ không tham số lượng. 

Vừa ra đời, tập thơ đã được bạn yêu thơ nồng nhiệt đón nhận và thu hút cao độ sự chú ý của giới phê bình trong nước. Hình như chưa bao giờ, nhất là trong thời “lạm phát thi ca” như gần đây, một tập thơ đầu tay mỏng mảnh như vậy lại được báo chí và dư luận bàn tán nhiều đến thế. 

Có lẽ vì thơ Trương Đăng Dung là thơ của một trí thức có lý luận, một trí thức ưu thời mẫn thế, luôn trăn trở với thân phận con người. Thơ anh chuyên chở tính tư tưởng, sâu sắc, thâm trầm mà không rơi vào sáo mòn, kinh viện, khô khan; hàn lâm đấy nhưng lại rất gần gũi với những vấn đề của nhân sinh, những âu lo muôn thuở của nhân loại. Thơ anh là sự ám ảnh khôn nguôi về thời gian, về nỗi cô đơn của kiếp người và về sự tha hóa, bất an, đổ vỡ, lụi tàn, về sự băng hoại những giá trị truyền thống của thế giới hiện tại.

Các bài viết tiêu biểu nhất, hay nhất, chân xác nhất về tập thơ này đã được tập hợp trong cuốn “Những kỷ niệm tưởng tượng. Tác phẩm và dư luận”. Thiết nghĩ, các bài viết trong tập sách trên và các bài phê bình trên báo chí kể từ khi tập thơ ra đời đã soi rọi, mổ xẻ tập thơ từ mọi góc độ, một cách khá khách quan và khoa học, ở đây chúng tôi không dám lạm bàn thêm. 

Dưới đây, NCTG xin giới thiệu một chùm thơ của nhà lý luận phê bình, nhà giáo, dịch giả, nhà thơ Trương Đăng Dung, một người từng gắn bó tha thiết với đất nước, con người Hungary, từng được đào tạo trong môi trường học thuật tuyệt vời của xứ sở này.
 
Nhà thơ Trương Đăng Dung (trái) và dịch giả Giáp Văn Chung bên mộ nhà thơ Hungay Holló András - Ảnh tư liệu
Nhà thơ Trương Đăng Dung (trái) và dịch giả Giáp Văn Chung bên mộ nhà thơ Hungay Holló András - Ảnh tư liệu

TRÊN ĐỒI VỌNG CẢNH

Em ngồi bên anh nhìn dòng sông 
chảy từ phía chân trời
đầy nắng và đầy gió

Không một cành khô lá khô
sông thanh thản kéo trời
trôi theo mình lặng lẽ.
không mang theo mình những gì để trở thành bất tử
sông chảy vô tư bên những lăng mộ im lìm
những đền đài quạnh quẽ.

Đang mùa xuân hay đã sang hè
mà hoa tím rụng đầy mặt nước
chảy về đâu sông ơi
sao chỉ thấy một con thuyền thấp thoáng?

Em nhìn anh và nhìn dòng sông
anh có thực và dòng sông có thực
anh nhìn em và nhìn dòng sông
em có thực hay dòng sông có thực?

Anh sợ đến một ngày dòng sông ngừng trôi
đất khô cứng, những giọt buồn hóa đá
anh sợ đến một ngày hồn anh từ cõi lạ
trở về đây mà không có dòng sông.


(Huế, 4-2007)

VỌNG CẢNH DOMBORÓL

Itt ülsz mellettem, a folyót bámulva
mely a horizont felől folyik erre felé
tele van napfénnyel, széllel.

Nincs egyetlen száraz faág, száraz levél
a folyó gondtalanul és csendesen elhúzza
az eget magával.
nem hordja magával olyat, mellyel halhatatlanná válhat
csak folyik némán a hallgatag mauzóleumok
s az elhagyatott templomok, bástyák mellett.

Még virul a tavasz vagy itt van már a nyár
hogy a lila virágok festik a víz felszínét
merre visz az utad, te folyó
miért csak egy tovatünő csónak látszik a távolban?

Nézel te a folyót és nézel rám
létezik a folyó és létezem én is
én téged nézlek és nézem a folyót
te létezel vagy a folyó létezik?

Attól félek, hogy egy nap majd megáll a folyó
megszárad a föld, s szomorúság csepjei kővé megdermednek
attól félek, hogy egy nap
majd egy idegen világból jön vissza ide a szellemem
s a folyót már nem találja.


(Huế, 2007. Április)

*

TỰ BẠCH

Tôi có tác phẩm đầu tiên là tiếng khóc chào đời sau chin tháng ngồi tập xếp hình dấu hỏi.

Tôi sinh ra bên một dòng sông, phía trước là cánh đồng, phía sau là biển. Làng tôi nghèo, biển nổi sóng, sóng đẩy gió, giớ thổi trời lên cao. Những ngôi sao lung linh hình hạt gạo, gieo giữa trời xa hy vọng của bao đời.

Tôi nghe đêm đêm tiếng bước chân người, tiếng trẻ khóc đòi ăn, tiếng mèo kêu ma quái, tiếng mưa rơi da diết gọi bình minh. Bóng những người cha lặng lẽ vô tình, như vết máu đổ dài trên vách, những người mẹ ôm bụng trào nước mắt, sung sướng lo âu nghe nhịp đạp con người.

Tôi không nói được chính xác bằng lời những điều cảm nhận. Ngôn từ như con tắc kè hoa, có đời sống riêng và không ngừng thay đổi.

Tôi đi giữa mọi người, bên những hàng cây im lặng, lòng thầm biết ơn cây nào rồi đây ngã xuống, xẻ mình ra ôm tôi về cát bụi.

Tôi không mang đến điều gì mới lạ, giữa quá khứ và tương lai tôi chỉ là đưa trẻ biết già.


ÖNVALLOMÁS

A legeslegelső művem a felsírásom volt világrajöttemkor, kilenc hónapi kérdőjelet összerakó játék után. 

Egy folyó mellett születtem, előttünk a zöld mező, mögöttünk a kék tenger. Szegény az én szülőfalum; hullámzik a tenger, a hullám felnyomja a szelet, a szél meg magasra tollja föl az égboltot. A csillagok rizsszemekként ragyognak, mint a több generáció által az égre vetett reménysugarak.

Északánként hallgatom az emberek lépteinek hangját, az éhező gyerekek etetést követelő hangját, a macskák kisérteties nyávogását, a hajnalt szenvedélyesen hívó eső hangját. Az apák nesztelen és akaratlan árnyékai, olyanok, mint a falra kiömlött vér hosszú foltjai; a hasukat fogó és könyező anyák, boldogan neszelik emberi rugás ritmusait. 

Nem tudom szóval pontosan kifejezni az érzéseimet. A szavak olyanok mint a kaméleonok, saját életük van, és szüntelenül változnak.

Az emberek között járkálok, csendes fasorok mellett, magamban gondolkodva hálás vagyok annak a fának, amelyiket majd levágnak, és szétfürészelve engem megölel majd a porladó világban.

Semi újdonságot nem hoztam, a múlt és a jövő között csak egy öregedni képes gyerek vagyok.




BÊN MỘ MỘT NHÀ THƠ HUNGARY

Nơi bạn nằm thung lũng dưới trời Âu
những ngọn gió qua đây mang đủ sác màu
nước Hung mới
nỗi đau vẫn cũ.

Xưa, những người Hung lênh đênh, phiêu dạt
nay, những người di cư tìm đến nơi này
trước mắt là hàng rào dây thép gai
Sau lưng là cái chết

Thế giới vẫn không ngừng tiếng súng
đạn bắn vào con người trong chiến tranh
đạn bắn vào con người trong hòa bình
lớp lớp xương người làm cốt sắt
bê tông trái đất nặng nề quay.

Không có gì mới đâu, thi sĩ
mỗi ngày sống là một ngày thất vọng
từ Tây sang Đông
người sợ con người.

Hai mươi bốn năm rồi thêm một lần khóc bạn
giữa châu Âu bất an
tôi ngửa mặt nhìn Trời.


(Mocsa, Hungary 27-8-2016)

EGY MAGYAR KÖLTŐ SÍRJÁNÁL

Holló András emlékére

Fekszel itt a völgyben, Európa ege alatt,
fújdogálnak s szelek, különböző szinűek,
új Magyarország,
de a fájdalom még mindig a régi.

Régen magyarok vádoroltak,
ma itt keresnek menedéket a menekültek,
előttük szöges drót kerítés,
mögöttük a halál.

A világon azóta sem szünt meg fegyverropogás,
az emberekre golyót eresztenek a háborúban
az emberekre golyót eresztenek a békében
emberi csontok tömkelege acélbetétek helyett
s a beton-Föld nyögvenyelősen forog.

Semi újdonság, költő barátom!
minden létező nap reménytelen
Nyugatról Keletre
ember fél az embertől.

Húszonnégy év után, mégegyszer megsíratlak
ngugtalan Európa közepén
arccal felfelé, az Égre nézek.


(Mócsa, 2016. Augusztus 27.)

Tác giả bài viết: Giáp Văn Chung giới thiệu và (tạm) dịch thơ