Christo Vladimiroff Javacheff: NGHỆ THUẬT VƯỢT THOÁT NHỮNG RANH GIỚI
- Thứ bảy - 02/10/2021 17:26
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Tự do “là nền tảng nghệ thuật của chúng tôi”, “là một nghệ sĩ đến từ một nước Cộng sản cũ, tôi không bao giờ, không bao giờ làm điều gì phục vụ một lý do nào đó, tôi chỉ làm vì tôi thích, và đó là nhu cầu tối thượng”. Đó là quan niệm nghệ thuật của Christo Vladimiroff Javacheff, cố nghệ sĩ đã cùng vợ của mình, bà Jeanne-Claude, trở thành tác giả những dự án để lại nhiều tiếng vang - kèm những tranh cãi gay gắt - trong nền nghệ thuật đương đại.
Trong số đó, có thể kể đến “Khải hoàn môn bọc vải” (L'Arc de Triomphe, Wrapped), theo thông lệ, được ký tên chung Christo-Jeanne Claude của 2 nghệ sĩ “muốn gói bọc cả thế giới”, thu hút sự chú ý đáng kể tại Paris trong 2 tuần hiện hữu ngắn ngủi, từ ngày 18/9 đến ngày 3/10/2021. Sáu thập niên sau khi “giấc mơ điên rồ” (lời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron) của cố nghệ sĩ được người cháu trai của ông thực hiện, thế giới lại có dịp điểm lại hàng loạt “giấc mơ điên rồ” khác, để lại dấu ấn của ông.
Là một kẻ tha hương, đến từ sau “Bức màn thép”, nên nghệ thuật của Christo mang đậm tâm thế của một nghệ sĩ khao khát tự do, luôn hướng tới tự do và cả phá cách trong nghệ thuật. Với tâm thế ấy, sinh thời ông đã là tác giả của nhiều ý tưởng và tác phẩm nghệ thuật siêu thực mang đậm ám ảnh của sự chia cắt. Với xuất phát điểm như thế, đồng thời, ông chủ trương những dự án, mà tựu trung, cổ vũ và xiển dương sự hàn gắn, kết nối, giữa hai bờ Đông - Tây, không chỉ ở Châu Âu mà còn trên tầm thế giới.
Phản kháng sự chia cắt của bức tường Berlin
Dù được biết đến nhiều với những tác phẩm bao bọc vải lên cảnh quan và công trình, Christo còn có một mảng chất liệu và đề tài luôn gắn bó suốt sự nghiệp, đó là những thùng dầu và nỗi ám ảnh về những bức tường. Trong thời gian bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật ở Paris, từ tạo hình với những thùng sơn rỗng và chai lọ, Christo sớm có cơ duyên với những thùng dầu - thứ rẻ tiền và có sẵn tại một nhà xưởng gần nơi ông ở.
Ngoài những sắp đặt, sáng tác trên nền những thùng dầu, tác phẩm đầu tiên được biết đến của nghệ sĩ trẻ Christo thời đó, là sắp đặt chóng váng vì không được cấp phép, một bức tường bằng gần 100 thùng chứa dầu, lấy tên “Bức màn sắt” (The iron curtain) bịt kín chặn lối con phố Visconti nơi ông sinh sống. Ra đời 1 năm sau khi bức tường Berlin dựng nên, tác phẩm mang cùng tên gọi, là một cách để người nghệ sĩ tha hương chạy trốn khỏi chế độ Cộng sản, gợi nhắc và bày tỏ thái độ của mình đến sự chia cắt hai miền Đông - Tây nước Đức, nhưng cũng là vạch cắt chia ý thức hệ của hai nửa Châu Âu.
Sau này, ông còn định dựng một bức tường như thế ở New York nhưng cũng không được cho phép. Ông có một tác phẩm “bức tường” dựng bằng 13 ngàn thùng dầu sơn màu sắc rực rỡ, là được trưng bày ở Trung tâm Nghệ thuật Oberhausen (Đức), cũng là công trình nhà chứa khí đốt cũ với hình dáng một thùng dầu khổng lồ.
Thái độ phản kháng và ám ảnh với “những bức tường” vẫn luôn đeo đuổi Christo trong nhiều tác phẩm sau đó, dù chính ông không nhấn mạnh và không trực tiếp đề cập khi nói về các tác phẩm của mình. Tuy những giá trị nghệ thuật, cảnh quan chiếm phần lớn ý nghĩa và giá trị của các tác phẩm trong bối cảnh tự nhiên của Christo, không khó để có những liên tưởng đến những giới hạn, những bức tường.
Người ta thấy bóng dáng của một Vạn Lý Trường Thành hay bức tường Berlin trong tác phẩm “Running Fence”, hàng rào chạy ở California hay “Curtain Valley”, bức rèm thung lũng ở Colorado, hoặc “Wrapped Coast”, dải vách núi bọc vải ở Úc. Nhưng ở đây, đối lập với hàng rào cắt chia, bức tường lạnh lùng khẳng định quyền lực, chế ngự thiên nhiên, thì các tác phẩm của Christo lại tràn đầy hơi thở tự do. Các tác phẩm của họ dựng lên trên những miền đất mới khai khẩn bờ Tây nước Mỹ, hay nơi thiên nhiên khoáng đạt Úc châu, những biểu tượng của tự do và những miền đất mới.
Là một kẻ tha hương, đến từ sau “Bức màn thép”, nên nghệ thuật của Christo mang đậm tâm thế của một nghệ sĩ khao khát tự do, luôn hướng tới tự do và cả phá cách trong nghệ thuật. Với tâm thế ấy, sinh thời ông đã là tác giả của nhiều ý tưởng và tác phẩm nghệ thuật siêu thực mang đậm ám ảnh của sự chia cắt. Với xuất phát điểm như thế, đồng thời, ông chủ trương những dự án, mà tựu trung, cổ vũ và xiển dương sự hàn gắn, kết nối, giữa hai bờ Đông - Tây, không chỉ ở Châu Âu mà còn trên tầm thế giới.
Phản kháng sự chia cắt của bức tường Berlin
Dù được biết đến nhiều với những tác phẩm bao bọc vải lên cảnh quan và công trình, Christo còn có một mảng chất liệu và đề tài luôn gắn bó suốt sự nghiệp, đó là những thùng dầu và nỗi ám ảnh về những bức tường. Trong thời gian bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật ở Paris, từ tạo hình với những thùng sơn rỗng và chai lọ, Christo sớm có cơ duyên với những thùng dầu - thứ rẻ tiền và có sẵn tại một nhà xưởng gần nơi ông ở.
Ngoài những sắp đặt, sáng tác trên nền những thùng dầu, tác phẩm đầu tiên được biết đến của nghệ sĩ trẻ Christo thời đó, là sắp đặt chóng váng vì không được cấp phép, một bức tường bằng gần 100 thùng chứa dầu, lấy tên “Bức màn sắt” (The iron curtain) bịt kín chặn lối con phố Visconti nơi ông sinh sống. Ra đời 1 năm sau khi bức tường Berlin dựng nên, tác phẩm mang cùng tên gọi, là một cách để người nghệ sĩ tha hương chạy trốn khỏi chế độ Cộng sản, gợi nhắc và bày tỏ thái độ của mình đến sự chia cắt hai miền Đông - Tây nước Đức, nhưng cũng là vạch cắt chia ý thức hệ của hai nửa Châu Âu.
Sau này, ông còn định dựng một bức tường như thế ở New York nhưng cũng không được cho phép. Ông có một tác phẩm “bức tường” dựng bằng 13 ngàn thùng dầu sơn màu sắc rực rỡ, là được trưng bày ở Trung tâm Nghệ thuật Oberhausen (Đức), cũng là công trình nhà chứa khí đốt cũ với hình dáng một thùng dầu khổng lồ.
Thái độ phản kháng và ám ảnh với “những bức tường” vẫn luôn đeo đuổi Christo trong nhiều tác phẩm sau đó, dù chính ông không nhấn mạnh và không trực tiếp đề cập khi nói về các tác phẩm của mình. Tuy những giá trị nghệ thuật, cảnh quan chiếm phần lớn ý nghĩa và giá trị của các tác phẩm trong bối cảnh tự nhiên của Christo, không khó để có những liên tưởng đến những giới hạn, những bức tường.
Người ta thấy bóng dáng của một Vạn Lý Trường Thành hay bức tường Berlin trong tác phẩm “Running Fence”, hàng rào chạy ở California hay “Curtain Valley”, bức rèm thung lũng ở Colorado, hoặc “Wrapped Coast”, dải vách núi bọc vải ở Úc. Nhưng ở đây, đối lập với hàng rào cắt chia, bức tường lạnh lùng khẳng định quyền lực, chế ngự thiên nhiên, thì các tác phẩm của Christo lại tràn đầy hơi thở tự do. Các tác phẩm của họ dựng lên trên những miền đất mới khai khẩn bờ Tây nước Mỹ, hay nơi thiên nhiên khoáng đạt Úc châu, những biểu tượng của tự do và những miền đất mới.
Mặt khác, chất liệu vải mềm mại sống động bám vào địa hình, chuyển động và lấp lánh phản chiếu, thu nhặt nắng gió thiên nhiên, chạy kết nối từ sa mạc đến đại dương, bám từ bờ đá xuống mặt nước, hay nối liền hai bờ vách núi, là những tác phẩm vừa hùng vĩ, vừa làm nổi bật, hay nhấn mạnh những đường nét, tính chất của thiên nhiên, chứ không chế ngự, chiếm đóng nó. Sự hữu hạn và chất liệu mềm của các tác phẩm, cũng là một sự tiếp cận đối lập với hình ảnh bức tường kiên cố sừng sững chia cắt về không gian và tinh thần.
Chính Christo đã khẳng định dấu ấn chính trị trên tác phẩm của mình: “Khi bức tường Berlin được xây dựng, tôi đã thấy kinh sợ, tôi thấy mình may mắn thoát ra được phía Tây, nếu không tôi đã mục ruỗng ở tận cùng một ngôi làng Bulgarie nào đó, Thế nên các dự án của tôi khai thác chủ đề mối quan hệ Đông Tây, bởi vì tôi sinh ra ở đó, nếu tôi sinh ra ở nơi khác, tôi sẽ chẳng có gì để làm nữa”.
Những tác phẩm kết nối hai bờ Đông - Tây
Mối quan hệ Đông - Tây thể hiện rõ nhất và gây tiếng vang lớn trong sự nghiệp của cặp nghệ sĩ, là tác phẩm bọc vải Tòa nhà Quốc hội Đức (Reichstag), và tác phẩm “Cây cầu (bằng) ô” (Parasol Bridge) sắp đặt xuyên hai bờ Đông - Tây Thái Bình Dương.
Ngay khi nghe tin bức tường Berlin được xây dựng, Christo đã vẽ một bản phác thảo một toà nhà được bọc kín bằng vải, và ghi chú cho công trình được bọc vải “đây sẽ là một nhà tù hoặc một toà quốc hội”. Và rồi, qua những người bạn Đức, họ đã nghĩ đến chọn bọc vải tòa nhà Reichstag vào thời điểm nó còn nằm trên đường ranh giới chia cắt hai bờ Đông- Tây Đức.
Hai thập kỷ bền bỉ và khó khăn để vận động, qua 3 lần từ chối, đặc biệt khi đến năm 1989, khi bức tường Berlin sụp đổ dẫn tới một nước Đức thống nhất và Reichstag trở lại thành Tòa nhà Quốc hội Đức, thì ý nghĩa của việc bọc vải tòa nhà biểu tượng sự chia cắt - nối liền của hai bờ Đông - Tây Đức lại càng thêm nhạy cảm.
Can go đến phút cuối cùng khi Thủ tướng Helmut Kohl và đảng đa số phản đối, coi việc bọc vải tòa nhà là “chạm đến biểu tượng thiêng liêng của nước Đức” hay “như tấm khăn liệm lên người quá cố”, nghị viện tiến hành tranh luận và bỏ phiếu vào năm 1994, để cuối cùng, bất ngờ ngoài trông đợi, dự án được thông qua.
Một năm làm việc không ngơi nghỉ, tác phẩm bọc vải tòa quốc hội đã thu được thành công vang dội, được nhắc đến trên tầm thế giới, và trở thành biểu tượng của sự hồi sinh đất nước Đức, 6 năm sau khi bức tường sụp đổ, trở thành một kỷ niệm đáng nhớ với những người dân Berlin.
Ít trực diện hơn là “Cây cầu (bằng) ô” gồm hơn 3.000 chiếc ô cao 6m, đường kính hơn 8m, trải trên hai bờ Thái Bình Dương - những chiếc ô xanh lam tượng trưng vùng đất duyên hải Ibaraki ẩm ướt gần Tokyo và ô vàng tượng trưng vùng đất đá khô California. Cùng mở đồng thời ở hai lục địa, rải khắp trên các địa hình của hai khu vực, tác phẩm là một cầu nối vô hình mà Christo- Jeanne Claude muốn gắn kết hai bờ Đông Tây.
“Cây cầu (bằng) ô” được đánh giá là mang ý nghĩa đặc trưng của Land Art, tuy vậy, hai tác giả không muốn đặt tên cho phong cách của mình, cũng không muốn xếp vào trường phái Land Art, vì cho rằng các tác phẩm của họ gắn với con người, trong những không gian tự nhiên mà con người có mặt.
Ở tác phẩm này, với số lượng tỷ lệ với mật độ dân cư mỗi vùng, mỗi chiếc ô tượng trưng cho một mái nhà che chở, nhưng không có vách ngăn mà mở ra giữa thiên nhiên. Hai nghệ sĩ cho rằng “Cây cầu (bằng) ô” mang nhiều màu sắc nomade (du mục) hơn, với chất liệu vải, những gói bọc và những điểm xuyết giữa thiên nhiên, đến rồi đi, trong những khoảng thời gian ngắn hạn.
Họ không muốn đặt tên cho phong cách của mình, mà chỉ coi nó, cũng như toàn bộ các tác phẩm khác của mình, là phản ánh “một tiếng kêu tự do”.
Tự do là nền tảng và cũng là đích đến
Sự tôn thờ tự do như tôn chỉ của hoạt động nghệ thuật của hai nghệ sĩ, cũng bắt nguồn sâu sa từ hoàn cảnh cuộc đời Christo. Ông luôn dứt khoát tuyên bố “đó (tự do) là nền tảng nghệ thuật của chúng tôi, là một nghệ sĩ đến từ một nước Cộng sản cũ, tôi không bao giờ, không bao giờ làm điều gì phục vụ một lý do nào đó, tôi chỉ làm vì tôi thích, và đó là nhu cầu tối thượng”.
Theo học Đại học Mỹ thuật Sofia, Christo Javacheff đã từng được giao vẽ và thiết kế dọc tuyến đường tàu tốc hành Orient Express, để tô vẽ lên những hình ảnh đẹp đẽ về đất nước Bulgaria trong mắt du khách Phương Tây. Không cảm thấy sự định hướng sáng tác trong một chế độ kìm kẹp có thể là môi trường phát triển nghệ thuật, trong khi bản thân lại khao khát tự do như khí trời để thở, chàng trai 21 tuổi bỏ quê hương để tìm mảnh đất khiến ông được sống hết mình trong sáng tạo nghệ thuật không giới hạn.
Năm 1958, ông bỏ trốn sang Phương Tây và xin tỵ nạn tại Pháp. Christo kể về cảm giác của mình thuở còn ở quê nhà và sự thúc bách khiến ông sang Paris: “Tôi là một dạng bệnh nghiện nghệ thuật vô độ, tôi cảm thấy một sự trống rỗng mênh mông, một sự không tồn tại, đói khát sáng tạo. Nếu bạn hướng về nghệ thuật, thì không có gì có thể ngăn bạn được.”
Không chỉ là một nhân chứng sống cho khát vọng tìm đến tự do tinh thần để thoả sức sáng tạo, bằng các tác phẩm “Cây cầu ô”, “Hàng rào chạy”, “Reichstag bọc vải” hay “Bức rèm thung lũng”, ông đã tạo những biểu tượng hiện hữu của hàn gắn, hồi sinh, và kết nối, vượt qua mọi rào cản - những “bức tường” vô hình hay hữu hình. Để từ đó, mở cánh cổng dẫn đến những con đường tự do vô tận.