CÔNG TRÌNH “MỞ RỘNG CÁNH CỬA ĐẾN VỚI NHỮNG NỀN VĂN HÓA ĐẦY HẤP DẪN”
- Thứ ba - 07/07/2015 13:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Hai cuốn đại từ điển này cũng sẽ là cẩm nang cơ bản không chỉ đối với số lượng sinh viên mà còn đối với cả cộng đồng người Việt đang làm ăn, sinh sống tại Hungary - trong số họ nhiều người đã định cư hoặc đã nhận được quốc tịch Hungary - cũng như con cái họ đang theo học trong các trường nước sở tại”.
Cuối cùng thì hai tác phẩm được hứa cách đây hơn mười năm cũng đã được ra đời.
Thật là không ngoa chút nào khi nói rằng, tác giả hai tác phẩm này - ông Trần Đình Kiêm - đã dành phần lớn cuộc đời của mình cho việc nghiên cứu tiếng Hung và so sánh chúng với ngôn ngữ tiếng Việt.
Với tư cách là một sinh viên học bổng theo học tại Trường Đại học Kỹ thuật Budapest, năm 1996 ông bắt đầu tiếp xúc và vật lộn với những khó khăn của tiếng Hungary. Tuy nhiên với một năng khiếu ngoại ngữ tốt, ông đã nhanh chóng làm chủ được nó.
Sau khi tốt nghiệp vào loại ưu, với tấm bằng kỹ sư điện trong tay, trở về Hà Nội và nhờ trình độ tiếng Hung xuất sắc của mình, ông đã nhanh chóng trở thành phiên dịch của Văn phòng Thông tấn xã Hungary MTI và Báo Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Hungary (“Népszabadság”) đang hoạt động vào thời kỳ đó ở Việt Nam.
Tận dụng cương vị này, ông đã không ngừng trau dồi và phát triển càng ngày càng tốt trình độ ngôn ngữ của mình và đồng thời không quên trang bị cho mình cả những kiến thức tốt về công tác báo chí.
Vào những năm cuối cùng của thập kỷ 80 thế kỷ 20, sau khi văn phòng thường trú Báo Đảng và Thông tấn xã Hungary rút về nước, ông đã tiếp tục công việc của họ để lại với tư cách là một nhà báo đại diện cho họ tại Việt Nam. Nhiều bài phóng sự đặc sắc của ông viết về Việt Nam trong thời kỳ đó đã được độc giả Hungary đón đọc một cách hào hứng.
Cũng vào thời điểm này ông đã nuôi trong mình ý tưởng phải làm gì đó để góp phần giúp thế hệ lưu học sinh Việt Nam theo học, cũng như cộng đồng Việt Nam đang làm ăn và sinh sống tại Hungary tiếp cận và xử lý những khó khăn trong việc học và làm chủ ngôn ngữ Hungary.
Mặc dù trước đó vào những năm 70 thế kỷ trước với sự biên soạn của tập thể sinh viên Việt Nam, cuốn từ điển Hung-Việt, được chia thành hai tập đã được ấn hành bởi Nhà Xuất bản Viện Hàn lâm Hungary, nhưng nó còn mang nhiều khiếm khuyết và với số lượng từ còn ít ỏi, đặc biệt là “cặp đôi” của nó - “Từ điển Việt-Hung”- chưa được biên soạn bao giờ.
Trong thời gian từ 1995 đến 1998, với tư cách là một nhà ngoại giao tại công tác ĐSQ Việt Nam tại Hungary, ông Trần Đình Kiêm lại càng ấp ủ ý tưởng biên soạn từ điển Việt-Hung và Hung-Việt và thật sự ông đã bắt tay vào việc thực hiện ý tưởng này.
Sau một thời gian tìm tòi thu thập tài liệu và học hỏi, năm 1998 ông đã cho ra đời cuốn “Hội thoại Hung -Việt” đầu tiên, có kèm theo phiên âm tiếng Hung, được ấn hành bởi NXB Scholastica. Cuốn hội thoại này cũng đã góp phần giúp cộng đồng Việt Nam định cư ngày càng tăng tại Hungary trong việc giao tiếp hàng ngày tại nước sở tại.
Tiếp tục công việc đầy tâm huyết của mình, năm 2000 ông đã hoàn thành việc biên soạn và in ấn hai tập từ điển cỡ trung bình Hung-Việt và Việt-Hung tại Hungary và sau đó năm 2002 được NXB Thế Giới tái bản tại Việt Nam.
Tuy nhiên do khó khăn về tài chính (tác giả tự bỏ tiền túi in ấn), số lượng in ấn phát hành lúc đó còn khiêm tốn và không được chính thức bán ra thị trường sách. Dầu vậy hiện nay số lượng nói trên cũng đã được tiêu thụ hết.
Thực trạng thiếu nguồn tài chính cho việc in ấn hai tập từ điển nói trên đã không làm ông - một người đã trở thành công dân Hungary, đang sống cùng gia đình tại Budapest - chùn bước và mất đi sự hứng thú tiếp tục mở rộng, chỉnh lý, nâng cấp và hoàn thiện chúng trở thành hai tập đại từ điển Việt-Hung gồm hơn 1.400 trang và Hung-Việt gồm hơn 1.700 trang mà bạn đang có trong tay.
Hai tác phẩm này mang ý nghĩa của thời đại, bổ sung và hoàn thiện các khiếm khuyết vấp phải trong hai tập ra đời trước đó. Chúng càng có ý nghĩa khi những năm gần đây khi Hungary thực hiện chính sách “Hướng Đông” đồng thời quan hệ Hungary- Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và mở rộng ra nhiều lĩnh vực.
Một thực tế rất đáng mừng là sau nhiều năm bị “đóng băng”, Nhà nước Hungary đã quyết định tăng số lượng sinh viên theo diện học bổng cho Việt Nam sang học tại các trường đại học, cao đẳng của nước này đồng thời ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam sang học theo diện tự túc tại Hungary. Số lượng các công ty nhỏ và vừa của Việt Nam tại Hungary cũng càng ngày càng tăng.
Hai cuốn đại từ điển này cũng sẽ là cẩm nang cơ bản không chỉ đối với số lượng sinh viên mà còn đối với cả cộng đồng người Việt đang làm ăn, sinh sống tại Hungary - trong số họ nhiều người đã định cư hoặc đã nhận được quốc tịch Hungary - cũng như con cái họ đang theo học trong các trường nước sở tại.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật điện tử, để giải quyết, xử lý một vấn đề liên quan đến dịch thuật và ngôn ngữ, chúng ta có thể dễ dàng sử dụng các chương trình dịch thuật có sẵn trong các máy vi tính. Tuy nhiên, những ai đã có một lần sử dụng những chương trình này, ắt phải phát hiện ra rằng, việc sử dụng từ điển được in ấn thành sách là một điều không thể thiếu được.
Việc sử dụng chương trình dịch thuật của máy vi tính quả là nhanh thật, nhưng lắm lúc chúng thiếu chính xác, cẩu thả dẫn đến sự hiểu lầm trong dịch thuật điều mà không thể cho phép trong thế giới cần có sự an toàn và ngày càng khó tính hiện nay.
Tôi mong muốn chuyển tải những ý nghĩ này đến tất cả những ai sử dụng hai cuốn đại từ điển này. Chúng sẽ giúp mở rộng cánh cửa cho tất cả các bạn - cả Hungary lẫn Việt Nam - tiếp cận tốt hơn với một nền văn hóa đầy hấp dẫn và kỳ lạ, điều mà từ trước tới giờ bạn mới biết qua những cuốn từ điển bỏ túi và một cánh cửa chật hẹp.
Tôi chúc cho tất cả mọi người sẽ tìm được niềm vui trong việc sử dụng hai cuốn đại từ điển này! (*)
(*) Bài viết là “Lời giới thiệu” bộ đại từ điển Hung - Việt, Việt - Hung của tác giả Trần Đình Kiêm. Tác giả bài viết, ông Váraljai Márton - cựu Công sứ toàn quyền Hungary tại Việt Nam - là một nhà ngoại giao cựu trào của Hungary, đã làm việc trong ngành ngoại giao Hung gần ba thập niên, trong đó hơn 12 năm công tác tại Việt Nam.
Tựa đề do NCTG tạm đặt.
Thật là không ngoa chút nào khi nói rằng, tác giả hai tác phẩm này - ông Trần Đình Kiêm - đã dành phần lớn cuộc đời của mình cho việc nghiên cứu tiếng Hung và so sánh chúng với ngôn ngữ tiếng Việt.
Với tư cách là một sinh viên học bổng theo học tại Trường Đại học Kỹ thuật Budapest, năm 1996 ông bắt đầu tiếp xúc và vật lộn với những khó khăn của tiếng Hungary. Tuy nhiên với một năng khiếu ngoại ngữ tốt, ông đã nhanh chóng làm chủ được nó.
Sau khi tốt nghiệp vào loại ưu, với tấm bằng kỹ sư điện trong tay, trở về Hà Nội và nhờ trình độ tiếng Hung xuất sắc của mình, ông đã nhanh chóng trở thành phiên dịch của Văn phòng Thông tấn xã Hungary MTI và Báo Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Hungary (“Népszabadság”) đang hoạt động vào thời kỳ đó ở Việt Nam.
Tận dụng cương vị này, ông đã không ngừng trau dồi và phát triển càng ngày càng tốt trình độ ngôn ngữ của mình và đồng thời không quên trang bị cho mình cả những kiến thức tốt về công tác báo chí.
Vào những năm cuối cùng của thập kỷ 80 thế kỷ 20, sau khi văn phòng thường trú Báo Đảng và Thông tấn xã Hungary rút về nước, ông đã tiếp tục công việc của họ để lại với tư cách là một nhà báo đại diện cho họ tại Việt Nam. Nhiều bài phóng sự đặc sắc của ông viết về Việt Nam trong thời kỳ đó đã được độc giả Hungary đón đọc một cách hào hứng.
Cũng vào thời điểm này ông đã nuôi trong mình ý tưởng phải làm gì đó để góp phần giúp thế hệ lưu học sinh Việt Nam theo học, cũng như cộng đồng Việt Nam đang làm ăn và sinh sống tại Hungary tiếp cận và xử lý những khó khăn trong việc học và làm chủ ngôn ngữ Hungary.
Mặc dù trước đó vào những năm 70 thế kỷ trước với sự biên soạn của tập thể sinh viên Việt Nam, cuốn từ điển Hung-Việt, được chia thành hai tập đã được ấn hành bởi Nhà Xuất bản Viện Hàn lâm Hungary, nhưng nó còn mang nhiều khiếm khuyết và với số lượng từ còn ít ỏi, đặc biệt là “cặp đôi” của nó - “Từ điển Việt-Hung”- chưa được biên soạn bao giờ.
Trong thời gian từ 1995 đến 1998, với tư cách là một nhà ngoại giao tại công tác ĐSQ Việt Nam tại Hungary, ông Trần Đình Kiêm lại càng ấp ủ ý tưởng biên soạn từ điển Việt-Hung và Hung-Việt và thật sự ông đã bắt tay vào việc thực hiện ý tưởng này.
Sau một thời gian tìm tòi thu thập tài liệu và học hỏi, năm 1998 ông đã cho ra đời cuốn “Hội thoại Hung -Việt” đầu tiên, có kèm theo phiên âm tiếng Hung, được ấn hành bởi NXB Scholastica. Cuốn hội thoại này cũng đã góp phần giúp cộng đồng Việt Nam định cư ngày càng tăng tại Hungary trong việc giao tiếp hàng ngày tại nước sở tại.
Tiếp tục công việc đầy tâm huyết của mình, năm 2000 ông đã hoàn thành việc biên soạn và in ấn hai tập từ điển cỡ trung bình Hung-Việt và Việt-Hung tại Hungary và sau đó năm 2002 được NXB Thế Giới tái bản tại Việt Nam.
Tuy nhiên do khó khăn về tài chính (tác giả tự bỏ tiền túi in ấn), số lượng in ấn phát hành lúc đó còn khiêm tốn và không được chính thức bán ra thị trường sách. Dầu vậy hiện nay số lượng nói trên cũng đã được tiêu thụ hết.
Thực trạng thiếu nguồn tài chính cho việc in ấn hai tập từ điển nói trên đã không làm ông - một người đã trở thành công dân Hungary, đang sống cùng gia đình tại Budapest - chùn bước và mất đi sự hứng thú tiếp tục mở rộng, chỉnh lý, nâng cấp và hoàn thiện chúng trở thành hai tập đại từ điển Việt-Hung gồm hơn 1.400 trang và Hung-Việt gồm hơn 1.700 trang mà bạn đang có trong tay.
Hai tác phẩm này mang ý nghĩa của thời đại, bổ sung và hoàn thiện các khiếm khuyết vấp phải trong hai tập ra đời trước đó. Chúng càng có ý nghĩa khi những năm gần đây khi Hungary thực hiện chính sách “Hướng Đông” đồng thời quan hệ Hungary- Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và mở rộng ra nhiều lĩnh vực.
Một thực tế rất đáng mừng là sau nhiều năm bị “đóng băng”, Nhà nước Hungary đã quyết định tăng số lượng sinh viên theo diện học bổng cho Việt Nam sang học tại các trường đại học, cao đẳng của nước này đồng thời ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam sang học theo diện tự túc tại Hungary. Số lượng các công ty nhỏ và vừa của Việt Nam tại Hungary cũng càng ngày càng tăng.
Hai cuốn đại từ điển này cũng sẽ là cẩm nang cơ bản không chỉ đối với số lượng sinh viên mà còn đối với cả cộng đồng người Việt đang làm ăn, sinh sống tại Hungary - trong số họ nhiều người đã định cư hoặc đã nhận được quốc tịch Hungary - cũng như con cái họ đang theo học trong các trường nước sở tại.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật điện tử, để giải quyết, xử lý một vấn đề liên quan đến dịch thuật và ngôn ngữ, chúng ta có thể dễ dàng sử dụng các chương trình dịch thuật có sẵn trong các máy vi tính. Tuy nhiên, những ai đã có một lần sử dụng những chương trình này, ắt phải phát hiện ra rằng, việc sử dụng từ điển được in ấn thành sách là một điều không thể thiếu được.
Việc sử dụng chương trình dịch thuật của máy vi tính quả là nhanh thật, nhưng lắm lúc chúng thiếu chính xác, cẩu thả dẫn đến sự hiểu lầm trong dịch thuật điều mà không thể cho phép trong thế giới cần có sự an toàn và ngày càng khó tính hiện nay.
Tôi mong muốn chuyển tải những ý nghĩ này đến tất cả những ai sử dụng hai cuốn đại từ điển này. Chúng sẽ giúp mở rộng cánh cửa cho tất cả các bạn - cả Hungary lẫn Việt Nam - tiếp cận tốt hơn với một nền văn hóa đầy hấp dẫn và kỳ lạ, điều mà từ trước tới giờ bạn mới biết qua những cuốn từ điển bỏ túi và một cánh cửa chật hẹp.
Tôi chúc cho tất cả mọi người sẽ tìm được niềm vui trong việc sử dụng hai cuốn đại từ điển này! (*)
(*) Bài viết là “Lời giới thiệu” bộ đại từ điển Hung - Việt, Việt - Hung của tác giả Trần Đình Kiêm. Tác giả bài viết, ông Váraljai Márton - cựu Công sứ toàn quyền Hungary tại Việt Nam - là một nhà ngoại giao cựu trào của Hungary, đã làm việc trong ngành ngoại giao Hung gần ba thập niên, trong đó hơn 12 năm công tác tại Việt Nam.
Tựa đề do NCTG tạm đặt.