CHÚNG TA SẼ ĐỂ LẠI GÌ CHO TƯƠNG LAI?
- Thứ hai - 17/10/2016 06:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Nếu chúng ta chỉ biết lấy mà không biết giữ gìn hay đền bù trở lại thì sẽ phải trả giá cho sự phá hủy di sản văn hóa một cách bừa bãi. E rằng ngày đó không còn xa nữa!”.
Di sản văn hóa đô thị, có thể hiểu một cách cụ thể, là tập hợp các địa điểm, vị trí, khu phố, các công trình và tập quán mà một xã hội được kế thừa từ quá khứ, muốn bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tương lại.
Kinh nghiệm phát triển của nhiều quốc gia đã cho thấy: Bảo tồn di sản đô thị thực chất là “kết quả dàn xếp các xu hướng mâu thuẫn” mà mâu thuẫn lớn nhất là di sản đô thị được coi là tài sản của công đồng dân cư nhưng thường bị coi là “gánh nặng” của chính quyền đô thị. Vì thế các thỏa thuận đạt được thường bấp bênh và nhạy cảm một khi có thay đổi dù là rất nhỏ về các giá trị. Để hạn chế mâu thuẫn này việc tối thiểu cần phải làm là đưa bảo tồn vào chiến lược phát triển. Có thể tránh nguy cơ nảy sinh các xung đột khi chính quyền đô thị thực tâm hiểu và coi di sản chính là “nguồn vốn xã hội đặc thù” tham gia vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đô thị.
Vấn đề bảo vệ di sản văn hóa thực chất là việc ban hành chính sách và thực thi chính sách quản lý đô thị không chỉ về văn hóa mà cả về kinh tế. Khi những di sản đang được quản lý và sử dụng bởi người chưa có đầy đủ kiến thức và ý thức, khi luật pháp và các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh thì ý chí và năng lực của chính quyền đô thị cực kỳ quan trọng để từ đó có những quyết sách và giải pháp hữu hiệu nhằm thực thi việc bảo vệ di sản văn hóa một cách cụ thể, đồng thời còn là biện pháp quan trọng để giáo dục ý thức của người dân. Hoặc ngược lại, khi người dân đã có ý thức bảo tồn di sản thì chính quyền cần hết sức thận trọng khi thực hiện những dự án “phát triển” bằng cách phá hủy các công trình cổ xưa có giá trị, xóa bỏ lịch sử hiện hữu bằng “vật chất” tức là vứt bỏ tài sản của cộng đồng dân cư được thừa kế từ quá khứ.
Kinh nghiệm phát triển của nhiều quốc gia đã cho thấy: Bảo tồn di sản đô thị thực chất là “kết quả dàn xếp các xu hướng mâu thuẫn” mà mâu thuẫn lớn nhất là di sản đô thị được coi là tài sản của công đồng dân cư nhưng thường bị coi là “gánh nặng” của chính quyền đô thị. Vì thế các thỏa thuận đạt được thường bấp bênh và nhạy cảm một khi có thay đổi dù là rất nhỏ về các giá trị. Để hạn chế mâu thuẫn này việc tối thiểu cần phải làm là đưa bảo tồn vào chiến lược phát triển. Có thể tránh nguy cơ nảy sinh các xung đột khi chính quyền đô thị thực tâm hiểu và coi di sản chính là “nguồn vốn xã hội đặc thù” tham gia vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đô thị.
Vấn đề bảo vệ di sản văn hóa thực chất là việc ban hành chính sách và thực thi chính sách quản lý đô thị không chỉ về văn hóa mà cả về kinh tế. Khi những di sản đang được quản lý và sử dụng bởi người chưa có đầy đủ kiến thức và ý thức, khi luật pháp và các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh thì ý chí và năng lực của chính quyền đô thị cực kỳ quan trọng để từ đó có những quyết sách và giải pháp hữu hiệu nhằm thực thi việc bảo vệ di sản văn hóa một cách cụ thể, đồng thời còn là biện pháp quan trọng để giáo dục ý thức của người dân. Hoặc ngược lại, khi người dân đã có ý thức bảo tồn di sản thì chính quyền cần hết sức thận trọng khi thực hiện những dự án “phát triển” bằng cách phá hủy các công trình cổ xưa có giá trị, xóa bỏ lịch sử hiện hữu bằng “vật chất” tức là vứt bỏ tài sản của cộng đồng dân cư được thừa kế từ quá khứ.
Nói cách khác, “tầm nhìn” hướng đến tương lai của một chính quyền đô thị nếu hạn hẹp về không gian trong khu trung tâm “đất vàng” thì việc xây dựng đường giao thông, công trình hiện đại sẽ phải phá bỏ những kiến trúc có giá trị lịch sử của đô thị. Nhưng nếu tầm nhìn rộng hơn thì việc mở ra những khu đô thị mới để giải quyết nhu cầu ngày càng tăng của thành phố là giải pháp phù hợp, chứng tỏ cả tầm nhìn xa hơn về văn hóa. Bởi vì bảo tồn khu vực này đồng thời xây dựng các khu đô thị mới chính là “phát triển bền vững”, bao gồm việc mang lại và làm tăng thêm giá trị đất đai và giá trị văn hóa của những khu vực khác, đồng thời bảo toàn di sản của cha ông cho những thế hệ sau còn được kế thừa.
Khu vực trung tâm TP. HCM tập trung nhiều công sở được xây dựng từ khi đô thị Sài Gòn hình thành. Đó là những công trình đẹp về kiến trúc và ẩn chứa trong nó biết bao câu chuyện về lịch sử và con người thành phố. Từ khoảng hai mươi năm nay “quá trình hiện đại hóa” đã làm mất đi và biến dạng quá nhiều di sản ở khu vực này. Đấy là sự “lấy đi” nguồn vốn xã hội dưới dạng di sản văn hóa.
Nếu chúng ta chỉ biết lấy mà không biết giữ gìn hay đền bù trở lại thì sẽ phải trả giá cho sự phá hủy di sản văn hóa một cách bừa bãi. E rằng ngày đó không còn xa nữa!