CĂN NHÀ HOA GIẤY
- Thứ ba - 05/12/2017 02:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Cô có lẽ ba mươi, nặng nề một nỗi buồn đơn lẻ.
Vào giấc tối trên con lộ chia hai, chiều bên kia vẫn còn náo nhiệt, người ta chen nhau mà ra về nhưng phía đường bên này, hướng vào phố đã vắng vẻ, các hàng quán một vài khách trầm tư từng khoảng sáng lập lòe. Tôi mua cái bật lửa mồi thuốc.
Cô ngồi xem di động, thõng một chân đùa với một đầu giày. Chiếc giày vải mỏng sút ra khỏi đầu mấy ngón chân trần và rơi xuống lòng đường tối om. Chẳng lẽ mình cúi xuống nhặt hộ, giờ còn lâu mới đến nửa đêm nhe Cinderella.
Tôi nhìn giao thông một lúc rồi nói bâng quơ:
- Phía bên kia tắc, bên này thì thông.
- Thì vậy. Anh người Thái hả? Cô ta hỏi.
- Không, tôi người Việt Nam.
- À, Việt Nam, C. nhắc lại nhưng có vẻ mù mờ về phía Bắc của Biển Đông. Anh qua đây lao động?
- Tôi lao động Malaysia, qua đây có công chuyện, tôi nói ẩu.
Mới có ba câu, mình đã là người quốc tế, từng đi bốn nước.
- Công chuyện gì vậy?
- Thì họ sai chuyện gì làm chuyện đó, mấy bữa xong thì về.
- Anh ở đâu vậy?
- Cái khách sạn T. dưới kia, đầu đường kìa, tôi đưa tay chỉ.
- Chỗ đó tôi biết. Tôi có cô bạn làm lễ tân ở đó. Tên là S., chắc anh gặp rồi. Có mỗi mình nó.
- Không hiểu, tôi mới tới, gặp một anh đàn ông. Chắc là cô kia ca sáng. Để mai tôi hỏi làm quen. Phải S. không, có người giới thiệu. Cô đợi xe hay sao?
C cười, tôi nghỉ chân thôi. Xách một đóng đồ, nhà tôi trên kia kìa, phía ga xe lửa.
Một cái túi ni-lông lớn, mấy cuốn sách, một cái túi nhỏ lỉnh kỉnh, cái xách tay to nặng chịch.
- Gì nhiều vậy, để xách giúp cho.
Đường tối om lồi lõm. Hai người đi trên lộ. Chỗ ngăn giữa hai lộ là đường xe buýt, có cái cầu vượt. Ngay tại trạm đỗ, hai bà nhân viên quấn khăn ngồi thẫn thờ. Bên này đường, bỗng bật lên một cái bảng mát-xa to đùng. Hai cái cổng sắt mở, phía bên trong thăm thẳm, bóng vài anh xe ôm ngồi uống trà trong sân.
- Cô người Jakarta? tôi hỏi.
- Không, quê Bandung. Tôi lên đây học.
- Học gì vậy?
- Quản trị kinh doanh.
C. tầm thước to người, bờ vai chắc chắn, chẳng có vẻ gì tuổi sinh viên trừ mái tóc rất dài chấm lưng lất phất. Tuốt phía nhà ga lấp lánh huyên náo. Ngang bờ kinh, một thanh niên đeo ba-lô đứng chống cầm nhìn mặt nước. Con tàu ngoại ô đầy người chưa tăng tốc chầm chậm đi ngang. Đèn sáng trong toa hắt xuống, còn lại vẫn đen ngòm. Họ đến cái cầu vượt thứ hai.
- Nhà tôi trong này, C nói.
Cái xóm vắng lặng và khúc mắc, cách lộ có mấy bước lòng vòng. Một bà già mở cửa sổ thu quần áo đang phơi. Tôi theo C. leo lên mấy từng lầu, mông C. đập vào mặt.
Căn nhà ở trên sân thượng, là một cái chái nửa gạch nửa ván và mái tôn lạch cạch, mấy cái đồ phơi lặng lờ một bên hông, không có quần áo đàn ông nhưng không thấy đồ lót phụ nữ. C. loay hoay mở cái khóa. Sân chung quanh nhà đầy những chậu cây đặt trên thùng phi nước hay thùng dầu lửa. Ở bờ tường nhìn xuống đường có đặt một cái ghế nhựa màu xanh. Tôi đứng ở hiên. Cụm hoa giấy đỏ rực rỡ hắt ánh điện. Thì cũng một dạng penthouse, chỉ không có thang máy đưa thẳng lên đến hộ.
- Cô ở đây một mình?
- Tôi ở với bà dì, giờ bả còn bán quán cendol. Nãy mới ghé ngang, giúp bả mang mấy cái đồ này về phụ.
- Gia đình cô ở Bandung?
- Có đứa con gái lên 10 tuổi. Nó ở với ba má. Hồi đó tôi có chồng nên giờ mới lên đây đi học lại.
- Vậy ổng đâu rồi?
C. chắp một tay lại đưa lên một bên má và ngiêng đầu như là dấu đang nằm ngủ. Tôi không hiểu, tưởng muốn nói ông ngủ cả ngày. Cô lại nghiêng đầu một lần nữa, ép vào bàn tay. Ông ngủ cả đời.
- Tai nạn xe máy, chết.
Tôi không biết nói gì, nghĩ mãi không ra cái câu Ả Rập chia buồn trong những hoàn cảnh này, “La hawla wala…” gì gì, y đó là số phận Trời đã định. Tôi lẩm bẩm: “Bismillah” (Nhân danh Thượng Đế)…
- Anh cũng đạo Hồi hả?
- Không, ở Việt Nam ít người Hồi lắm. Có đội nón bảo hiểm không?
- Có. Đội nón cũng chết. Tôi cũng có đội nón, C đưa tay chỉ một đường dài bên đùi xuống đến tận gối.
C. mặc quần jean strecht, loại bó người co dãn lờ lợ màu xanh. Giờ C. tụt quần, sẽ thấy một cái sẹo. Đèn đường vẫn tiếp tục hắt vào chậu bông giấy rực rỡ.
- Con bé chắc học giỏi, tôi tìm cách đổi đề tài.
- Môn gì nó cũng nhất! Nó biết nói tiếng Cao Ly, tiếng Nhật tự học! KPop ở đây ảnh hưởng mạnh hơn Viện Khổng Tử.
- Nó biết hát chứ?
- Nó biết hát, C. xòe hai tay ra hai bên như là múa. Bố thì chắp tay ngủ miên viễn, con thì xòe tay hát tiếng Cao Ly thường xuyên.
- Còn cô biết hát không?
- Tôi cũng biết hát, C. nói.
- Vậy đây có chỗ nào đi hát…
- Phía bên kia ga, sau Bảo tàng Ngân hàng. Đi mất một đoạn.
- Có bia không, tôi hỏi.
- Có bia, C. nói.
- Vậy mình đi ăn rồi hát luôn, tôi vẫn đứng ở cửa và cụm hoa giấy đỏ vẫn rực rỡ. Nửa đêm còn lâu để Cinderella mất đôi giày vải.
C. bảo:
- Để em thay guốc đã.
Cô ngồi xem di động, thõng một chân đùa với một đầu giày. Chiếc giày vải mỏng sút ra khỏi đầu mấy ngón chân trần và rơi xuống lòng đường tối om. Chẳng lẽ mình cúi xuống nhặt hộ, giờ còn lâu mới đến nửa đêm nhe Cinderella.
Tôi nhìn giao thông một lúc rồi nói bâng quơ:
- Phía bên kia tắc, bên này thì thông.
- Thì vậy. Anh người Thái hả? Cô ta hỏi.
- Không, tôi người Việt Nam.
- À, Việt Nam, C. nhắc lại nhưng có vẻ mù mờ về phía Bắc của Biển Đông. Anh qua đây lao động?
- Tôi lao động Malaysia, qua đây có công chuyện, tôi nói ẩu.
Mới có ba câu, mình đã là người quốc tế, từng đi bốn nước.
- Công chuyện gì vậy?
- Thì họ sai chuyện gì làm chuyện đó, mấy bữa xong thì về.
- Anh ở đâu vậy?
- Cái khách sạn T. dưới kia, đầu đường kìa, tôi đưa tay chỉ.
- Chỗ đó tôi biết. Tôi có cô bạn làm lễ tân ở đó. Tên là S., chắc anh gặp rồi. Có mỗi mình nó.
- Không hiểu, tôi mới tới, gặp một anh đàn ông. Chắc là cô kia ca sáng. Để mai tôi hỏi làm quen. Phải S. không, có người giới thiệu. Cô đợi xe hay sao?
C cười, tôi nghỉ chân thôi. Xách một đóng đồ, nhà tôi trên kia kìa, phía ga xe lửa.
Một cái túi ni-lông lớn, mấy cuốn sách, một cái túi nhỏ lỉnh kỉnh, cái xách tay to nặng chịch.
- Gì nhiều vậy, để xách giúp cho.
Đường tối om lồi lõm. Hai người đi trên lộ. Chỗ ngăn giữa hai lộ là đường xe buýt, có cái cầu vượt. Ngay tại trạm đỗ, hai bà nhân viên quấn khăn ngồi thẫn thờ. Bên này đường, bỗng bật lên một cái bảng mát-xa to đùng. Hai cái cổng sắt mở, phía bên trong thăm thẳm, bóng vài anh xe ôm ngồi uống trà trong sân.
- Cô người Jakarta? tôi hỏi.
- Không, quê Bandung. Tôi lên đây học.
- Học gì vậy?
- Quản trị kinh doanh.
C. tầm thước to người, bờ vai chắc chắn, chẳng có vẻ gì tuổi sinh viên trừ mái tóc rất dài chấm lưng lất phất. Tuốt phía nhà ga lấp lánh huyên náo. Ngang bờ kinh, một thanh niên đeo ba-lô đứng chống cầm nhìn mặt nước. Con tàu ngoại ô đầy người chưa tăng tốc chầm chậm đi ngang. Đèn sáng trong toa hắt xuống, còn lại vẫn đen ngòm. Họ đến cái cầu vượt thứ hai.
- Nhà tôi trong này, C nói.
Cái xóm vắng lặng và khúc mắc, cách lộ có mấy bước lòng vòng. Một bà già mở cửa sổ thu quần áo đang phơi. Tôi theo C. leo lên mấy từng lầu, mông C. đập vào mặt.
Căn nhà ở trên sân thượng, là một cái chái nửa gạch nửa ván và mái tôn lạch cạch, mấy cái đồ phơi lặng lờ một bên hông, không có quần áo đàn ông nhưng không thấy đồ lót phụ nữ. C. loay hoay mở cái khóa. Sân chung quanh nhà đầy những chậu cây đặt trên thùng phi nước hay thùng dầu lửa. Ở bờ tường nhìn xuống đường có đặt một cái ghế nhựa màu xanh. Tôi đứng ở hiên. Cụm hoa giấy đỏ rực rỡ hắt ánh điện. Thì cũng một dạng penthouse, chỉ không có thang máy đưa thẳng lên đến hộ.
- Cô ở đây một mình?
- Tôi ở với bà dì, giờ bả còn bán quán cendol. Nãy mới ghé ngang, giúp bả mang mấy cái đồ này về phụ.
- Gia đình cô ở Bandung?
- Có đứa con gái lên 10 tuổi. Nó ở với ba má. Hồi đó tôi có chồng nên giờ mới lên đây đi học lại.
- Vậy ổng đâu rồi?
C. chắp một tay lại đưa lên một bên má và ngiêng đầu như là dấu đang nằm ngủ. Tôi không hiểu, tưởng muốn nói ông ngủ cả ngày. Cô lại nghiêng đầu một lần nữa, ép vào bàn tay. Ông ngủ cả đời.
- Tai nạn xe máy, chết.
Tôi không biết nói gì, nghĩ mãi không ra cái câu Ả Rập chia buồn trong những hoàn cảnh này, “La hawla wala…” gì gì, y đó là số phận Trời đã định. Tôi lẩm bẩm: “Bismillah” (Nhân danh Thượng Đế)…
- Anh cũng đạo Hồi hả?
- Không, ở Việt Nam ít người Hồi lắm. Có đội nón bảo hiểm không?
- Có. Đội nón cũng chết. Tôi cũng có đội nón, C đưa tay chỉ một đường dài bên đùi xuống đến tận gối.
C. mặc quần jean strecht, loại bó người co dãn lờ lợ màu xanh. Giờ C. tụt quần, sẽ thấy một cái sẹo. Đèn đường vẫn tiếp tục hắt vào chậu bông giấy rực rỡ.
- Con bé chắc học giỏi, tôi tìm cách đổi đề tài.
- Môn gì nó cũng nhất! Nó biết nói tiếng Cao Ly, tiếng Nhật tự học! KPop ở đây ảnh hưởng mạnh hơn Viện Khổng Tử.
- Nó biết hát chứ?
- Nó biết hát, C. xòe hai tay ra hai bên như là múa. Bố thì chắp tay ngủ miên viễn, con thì xòe tay hát tiếng Cao Ly thường xuyên.
- Còn cô biết hát không?
- Tôi cũng biết hát, C. nói.
- Vậy đây có chỗ nào đi hát…
- Phía bên kia ga, sau Bảo tàng Ngân hàng. Đi mất một đoạn.
- Có bia không, tôi hỏi.
- Có bia, C. nói.
- Vậy mình đi ăn rồi hát luôn, tôi vẫn đứng ở cửa và cụm hoa giấy đỏ vẫn rực rỡ. Nửa đêm còn lâu để Cinderella mất đôi giày vải.
C. bảo:
- Để em thay guốc đã.